3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.4. Tồn tại, khó khăn và đề xuất các giải pháp năng cao hiệu quả hoạt động
3.4.1. Kết quảđạt được và những tồn tại
* Những mặt đạt được
- Việc cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai tại VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông đã đạt được hiệu quả nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất đến thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp trong giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao, đặc biệt trong việc sử dụng các phần mềm chuyên môn, trong việc nắm bắt và vận dụng các quy định pháp luật, quy trình, quy phạm chuyên ngành được thường xuyên...
Ý kiến của người sử dụng đất đã có ít nhất một lần đến giao dịch tạiCN VPĐKĐĐ thành phố đều có những nhận xét và đánh giá tích cực về mô hình VPĐKĐĐ một cấp. Đa số người dân đến làm thủ tục hành chính đều cảm thấy được lợi ích, sự thuận tiện và những cải thiện rõ ràng mà mô hình “Một cửa” mang lại.
* Tồn tại, khó khăn
- Còn có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai và các quy định của các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, các văn bản quy định thường xuyên thay đổi đã tạo ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ.
- Theo quy định hiện hiện nay, VPĐKĐĐ sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”. Do tính chất công việc phức tạp, yêu cầu về thời gian và thủ tục rút ngắn dẫn đén tình trạng quá tải công việc so với số lượng biên chế của các chi nhánh VPĐKĐĐ trong đó có VPĐKĐĐ chi nhánh quận Hà Đông.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai còn chưa đầy đủ, có độ chính xác chưa cao và chưa được chuẩn hóa theo đúng quy định. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn còn hạn chế. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai chưa được theo dõi, cập nhật thường xuyên nên cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin.
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp
3.4.2.1. Giải pháp về chính sách pháp luật
- Hoàn thiện các chính sách pháp luật, rà soát sự chồng chéo giữa các văn bản tạo thuận lợi cho việc thực hiện các văn bản đó. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản cần có sự ổn định, ít thay đổi cho người quản lý và người dân dễ dàng tiếp cận và thực hiện nhiệm vụ.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của mô hình VPĐKĐĐ một cấp. Chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký quyền sử dụng đất.
Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập và quản lý HSĐC tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐKĐĐ.
Chính sách pháp luật ban hành để thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai phải ngắn gọn, dễ hiểu và có tính kế thừa những chính sách đã đi vào cuộc sống, có hướng mở để các địa phương vận dụng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức này để tìm ra những tồn tại, mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, để đưa ra giải pháp khắc phục. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về đất đai, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và không chồng chéo.
- Phân cấp việc quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và gắn với trách nhiệm giải quyết của từng sao cho phù hợp với chủ trương, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn.
- Rà soát, sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hướng vừa bảo đảm quyền quản lý thống nhất, vừa phát huy quyền chủ động.
- Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, công chức viên chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
3.4.2.2. Giải pháp về tổ chức
- Hoàn thiện mô hình tổ chức của VPĐKĐĐ một cấp, trong đó phải ban hành "Quy chế phối hợp" quy định rõ vai trò, trách nhiệm của VPĐKĐĐ và các đơn vị liên quan, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, quy trình làm việc cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của VPĐKĐĐ với các đơn vị liên quan.
- Hoàn thiện quy chế làm việc của VPĐKĐĐ, trong đó phải quy định rõ trình tự thủ tục công việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận và từng chức danh công chức, viên chức làm việc tại VPĐKĐĐ theo phương châm 4R “ Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm”.
- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức ứng với mỗi vị trí việc làm, tạo điều kiện thuận lợi để công chức, viên chức phấn đấu rèn luyện
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, phát huy thế mạnh và tinh thần phục vụ; đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu. thần phục vụ; đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu.
- Hoàn thiện về cơ chế tài chính cho hoạt động của VPĐKĐĐ một cấp. Văn phòng đăng ký thu và giữ lại toàn bộ các khoản phí, lệ phí liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp phí, lệ phí tại UBND cấp xã, thị trấn (do quy định thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả tại xã, thị trấn) thì nguồn thu này sẽ được trích một phần (10-20%) để lại cho UBND cấp xã, thị trấn; phần còn lại nộp cho VPĐKĐĐ để sử dụng cho hoạt động của VPĐKĐĐ.
- Cơ chế và chế tài thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước đối với các ngành có liên quan như xây dựng, thuế, kho bạc nhà nước, văn phòng công chứng chứng thực, ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác phải đồng bộ và có thông báo thường xuyên góp ý đảm bảo giảm bớt các quy trình thủ tục hành chính, thời gian đi lại của công dân. Nên đưa vào một mối khi thực hiện công tác đăng ký hồ sơ.
3.4.2.3. Giải pháp về nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức VPĐKĐĐ là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động:
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐKĐĐ. Hiện tại, một số công chức, viên chức còn một số mặt hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ, kỹ thuật, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức VPĐKĐĐ là rất quan trọng. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đạt được là tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức cao về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao, năng động trong xử lý tình huống.
Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phân loại, đề xuất ý tưởng mới.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính xã (thị trấn).
3.4.2.4. Giải pháp về nghiệp vụ
- Lựa chọn đúng những người vững về chuyên môn, nghiệp vụ để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu của người dân đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng; bố trí công việc phù hợp với trình độ và năng lực của mỗi người nhằm tạo điều kiện cho công chức, viên chức phát huy tốt nhất khả năng của mình.
- Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO và TSKGLVĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐKĐĐ. Muốn vậy, chính sách ban hành để thực hiện mục tiêu này phải ngắn gọn, dễ hiểu, đầy đủ và có tính kế thừa những chính sách đã đi vào cuộc sống. Đồng thời tổ chức những lớp tập huấn kết hợp cả địa chính các xã, thị trấn và cán bộ văn phòng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ tin học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1. Quận Hà Đông nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội có diện tích đất tự nhiên là 4.833,67 ha với 17 đơn vị hành chính. Nằm ở vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là dịch vụ, thương mại, công nghiệp xây dựng và nông nghiệp. Quận Hà Đông đang có bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, khai thác tối đa lợi thế của một trong những quận trung tâm của thành phố. Hiện trạng sử dụng đất quận Hà Đông năm 2020 là 4.833,67 ha; trong đó: Nhóm đất nông nghiệp: 1.272,50 ha; chiếm 26,3 % so với diện tích đất tự nhiên.Nhóm đất phi nông nghiệp 3.528,85 ha; chiếm 73,0% so với diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất chưa sử dụng 32,4ha; chiếm 0,7 % so với diện tích đất tự nhiên.
2. Kết quả hoạt động của văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông giai đoạn 2018 - 2020: công tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2018-2020 đã giải quyết 9429 GCN; Công tác cập nhật chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, các trường hợp đã xử lý đều được cập nhật trên sổ địa chính, sổ theo dõi biến động của chi nhánh VPĐKĐĐ đồng thời thông báo tới các xã, phường để cập nhật, chỉnh lý; Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính của quận Hà Đông các bản đồ địa chính đo vào vẽ các năm 1994, 1999, 200 kèm theo sổ mục kê, sổ dã ngoại được bàn giao lại qua các thời kỳ; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác cung cấp thông tin tại quận Hà Đông đã được triển khai, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế; Tổng kinh phí thu được chủ yếu từ các hoạt động trích do địa chính, dịch vụ công với 8,110,125 nghìn đồng và phí thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ là 4,789,795 nghìn đồng trong giai đoạn 2018-2020.
định được VPĐKĐĐ thành lập và hoạt động theo nguyên tắc lấy người sử dụng đất và các thủ tục hành chính giao dịch là trung tâm và đối tượng phục vụ; thể hiện, thời hạn thực hiện các thủ tục đúng hẹn (nhanh và rất nhanh) đạt (50,0%), thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ (55,39%),...
4. Từ thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông, đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao năng lực và sự hiệu quả của chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội quận Hà Đông là:Về chính sách pháp luật; Về tổ chức; Về chuyên môn, nghiệp vụ; Về cơ sở vật chất, kỹ thuật;
2. KIẾN NGHỊ
- Ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương kịp thời, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ chuyên môn. Đào tạo, tập huấn cho công chức địa chính xây dựng cácxã, thị trấn và công chức làm việc tại phòng TNMT,viên chức tại các chi nhánh VPĐKĐĐ, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ứng dụng công nghệ và quản lý hệ thống thông tin đất đai.
- Đầu tư kinh phí đo đạc bản đồ hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa, hoàn thiện hồ sơ địa chính; đầu tư trang thiết bị máy móc cho các cơ quan quản lí đất đai cấp huyện và xã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường (2011). Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
2.Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Nội vụ (2012). Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp trong cả nước;
3.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai;
4.Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
5.Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Đất Đai;
6. Chính phủ (2007). Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế thực hiện một cửa , một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính địa phương;
7. Chính phủ (2009). Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
8. Chính phủ (2017). Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 Về đăng ký giao dịch bảo đảm;
10.Nguyễn Văn Chiến (2006). Nghiên cứu các mô hình và phương thức hoạt động của tổ chức đăng ký đất đai của một số nước trong khu vực và một số nước phát triển;
11.Đặng Anh Quân (2011) . Hệ thống đăng ký đất đai theo Pháp Luật đất đai Việt Nam và Thụy Điển, Luận án Tiến sỹ , Trường đại học Luật TP Hồ Chí Minh;
12.Niên giám thống kê quận Hà Đông năm 2020;
13.Quốc hội (2013) Luật đất đai. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
14. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng (2007). Quản lý đất đai và thị trường bất động sản, NXB Bản Đồ;
15. Tổng cục Quản lý đất đai (2019). Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp trong cả nước; 16. Tổng cục Quản lý đất đai (2010). Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát về
hệ thống đăng ký đất đai và bất động sản tại Cộng hòa Pháp;
17. UBND quận Hà Đông (2018, 2019, 2020 ). Báo cáo tổng hợp Kinh tế- Xã hội; 18. UBND quận Hà Đông (2020). Báo cáo thuyết minh kết quả kiểm kê đất
đai năm 2019 quận Hà Đông;
19. VPĐKĐĐHN chi nhánh quận Hà Đông (2018). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019;
20.VPĐKĐĐHN chi nhánh quận Hà Đông (2019). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020;
21.VPĐKĐĐHN chi nhánh quận Hà Đông (2020). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021.
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Phục vụ đề tài "Đánh giá hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội quận Hà Đông"
(dành cho đối tượng cá nhân, hộ gia đình)
1. Thông tin chung
- Họ và tên: ……….………Tuổi:………- Địa chỉ:……… ……… - Địa chỉ:……… ……… - Nghề nghiệp:……… ………...
2. Ông/ bà tới giao dịch tại Chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội quận Hà Đông lần gần nhất: ………...