PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3. Thực trạng công tác quản lý quỹ BHYT tại BHXH huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
2.3.6. Thanh, quyết toán quỹ BHYT
Sau khi kết thúc giám định 3 tháng trong quý sẽ tiến hành quyết toán chi phí KCB BHYT của quý (theo số liệu được duyệt sau khi đã giám định của cơ quan BHXH), cơ quan BHXH cân đối số tiền tạm ứng 80% với chi phí phát sinh được duyệt và với quỹ BHYT được phân bổ tại từng cơ sở KCB (theo quý), chuyển tiếp kinh phí nếu số tạm ứng nhỏ hơn chi phí phát sinh được duyệt và nhỏ hơn quỹ KCB được phân bổ. Sau khi quyết toán tiếp tục cấp tạm ứng 80% kinh phí cho quý tiếp theo,…
Bảng 2.12: Tình hình cân đối Thu - Chi quỹ BHYT tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị năm 2015-2017
Nội dung (2015 Triệu
đồng 2016 (Triệu đồng) 2017 (Triệu đồng So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1.Tổng số thu 38.884 49.530 53.770 127,38 118,06 2. Tổng số chi 36.617 57.578 70.207 171,32 149,90 3. Chênh lệch thu -
chi trong năm 2.267 -8.048 -16.437 -44 -32
(Nguồn BHXH Huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị)
Tổng số thu năm 2016 tăng 127,37% so với năm 2015 trong khi đó tổng số chi tăng đến 171,32%. Tổng số thu năm 2017 chỉ tăng 118,06% so với năm 2016 trong khi tổng số chi tăng lên đến 149,9%. Như vậy, ta nhận thấy tình hình không khả quan trong cân đối thu - chi quỹ BHYT tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và có chiều
hướng bội chi. Cụ thể, năm 2015 sau khi cân đối thu chi, kết dư còn hơn 2.2672 tỷ đồng thì đến năm 2016 bội chi là hơn -12984 tỷ đồng, năm 2017 bội chi -16.433 tỷ đồng. Mặc dù BHXH huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực trong việc cân đối quỹ BHYT tại huyện, tổng nguồn thu của năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng tình trạng bội chi vẫn diễn ra. Nguyên nhân là do thực hiện quy định về thông tuyến KCB nên tần suất KCB của người có thẻ BHYT tăng lên, do tăng giá viện phí, do cơ sở KCB tăng cường chỉ định DVKT không cần thiết, kéo dài ngày điều trị,… dẫn đến chi phí KCB BHYT tăng cao. Mặt khác, bội chi quỹ BHYT cũng cho thấy rõ việc lập kế hoạch chưa tốt, hiệu quả của công tác truyền thông chưa cao, công tác giám định BHYT vẫn chưa chặt chẽ, việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHYT của các cơ sở KCB BHYT chưa cao…; bên cạnh đó, tần suất đi KCB ở các cơ sở y tế ngoài tỉnh như Thừa Thiên Huế, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn cao.
Bảng 2.13: Tình hình cân đối thu chi theo từng nhóm đối tượng năm 2015-2017
TT Đối tượng 2015 (Triệu đồng) 2016 (Triệu đồng) 2017 (Triệu đồng) So sánh (%) 2016/ 2015 2017/2016 1 Người lao động, người sử dụng lao động đóng 7.942 4.449 3.301 56,02 74,19
2 Đối tượng do quỹ
BHXH đóng -574 -2 -613 -0,32 -3.040,90 3 Đối tượng do NSNN
đóng -2.778 -9 -3.031 0,33 -143.840,13 4 Đối tượng được
NSNN hỗ trợ đóng -1.582 -5 -1.749 0,35 -32.008,32 5 Hộ gia đình -741 -2.039 -5.140 275,24 -252,09
(Nguồn: BHXH huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị)
Có sự khác biệt trong thay đổi mức cân đối thu chi theo từng đối tượng qua các năm. Đối tượng có mức cân đối thu chi dương là đối tượng người lao động, người sử dụng lao động. Ở nhóm đối tượng này phần lớn có sức khỏe tốt để làm việc, học tập
như người lao động, học sinh, sinh viên ... có tần suất khám chữa bệnh ít hơn, nên quỹ BHYT chỉ trả ít hơn nhóm đối tượng do quỹ BHXH đóng.
Theo bảng trên, trong các đối tượng tham gia BHYT thì đối tượng do NSNN đóng có số bội chi cao nhất đến 7,031 tỷ đồng, tỷ trọng bội chi cao nhất là đối tượng do ngân sách hổ trợ đóng. Năm 2016 mức bội chi của đối tượng này là 110,58% so với năm 2015, năm 2017 mức bội chi là 361,99% so với năm 2017. Như vậy, riêng nhóm đối tượng này có sự biến động mạnh và thất thường nhất. Nguyên nhân được phân tích như ở trên là do đối tượng này thuộc nhóm có sức khỏe không được tốt, cần sự chăm sóc nhiều, đặc biệt các nhóm đối tượng: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; ...