PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Nội dung của công tác quản lý quỹ BHYT
1.2.3. Quản lý chi BHYT, phân bổ sử dụng
Công tác quản lý chi trả của quỹ BHYT rất quan trọng trong công tác quản lý quỹ BHYT nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Nguồn quỹ BHYT phải chi trả cho đúng đối tượng chi, đúng danh mục và phù hợp với điều kiện KCB. Cụ thể tổng thu BHYT trên địa bàn 1 huyện được phân bổ như sau:
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu chi BHYT
(Nguồn: Nghịđịnh số105/2014/NĐ-CP)
BHYT được chi theo hướng dẫn tại Nghị định số 105/2014-NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHYT. Theo đó, Tổng số thu BHYT trên địa bàn huyện theo mức đóng quy định tại Điều 2 Nghị định này được phân bổ và sử dụng như sau:
Quỹ BHYT
90% Chi cho khám chữa bệnh
Chi trả chi phí KCB cho người tham gia BHYT Trích cơ sở giáo dục quốc dân (CSSKBĐ)
Trích cho cơ quan, doanh nghiệp CSSKBĐ)
(CSSKBĐ)
10% còn lại:
Quỹ dự phòng
Chi phí quản lý quỹ
90% số tiền đóng BHYT dành thanh toán chi phí cho khám bệnh, chữa bệnh; 10% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ BHYT, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng. Quỹ dự phòng tối thiểu bằng tổng chi KCB BHYT của hai quý trước liền kề và tối đa không quá tổng chi KCB BHYT của hai năm trước liền kề.
Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHYT được sử dụng để đầu tư theo các hình thức quy định của Luật BHYT. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hình thức và cơ cấu đầu tư của quỹ BHYT trên cơ sở đề nghị của BHXH Việt Nam.