Tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường công tác truyền thông về chính sách BHYT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 77 - 80)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ KCB BHYT tạ

3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường công tác truyền thông về chính sách BHYT

Xác định rõ việc triển khai công tác truyền thông Luật BHYT, Luật BHYT sửa đổi, bổ sung và một số văn bản liên quan sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc tham gia BHYT. Qua đó tạo sự thống nhất cao ở các cấp, các ngành; tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc triển khai và thực thi Luật BHYT.

Xây dựng công tác truyền thông cần phải phối hợp với Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - Xã hội trên địa bàn huyện để phối hợp vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHYT. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến các nội dung mới của Luật BHYT sửa đổi thông qua nhiều hình thức: Hội nghị phổ biến, tập huấn, phóng sự, tọa đàm, đối thoại, trả lời đường dây nóng,…Tập trung vào các nội dung, kết quả triển khai thực hiện Nghị Quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHYT giai đoạn 2012- 2020; kết quả triển khai thực hiện Đề án của Chính phủ về thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020.

Tuyên truyền làm cho người dân hiểu được sự thiết thực, tính nhân văn, nhân đạo của chính sách BHYT nhằm ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước. Phản ánh các hoạt động và những đổi mới của BHXH Việt Nam trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Phát hiện và phản ánh những khó khăn, bất cập trong công tác KCB, quản lý quỹ BHYT. Đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa chủ trương thực hiện BHYT toàn dân. Khắc phục bằng được hạn chế, yếu kém, nhất là hạn chế về nhận thức, trách nhiệm ở một số nơi quán triệt chưa tốt, chưa ban hành Kế hoạch, tỷ lệ đạt còn thấp trong thực hiện chủ trương. Quyết liệt hơn để thực hiện cho được các mục tiêu, chỉ tiêu mà Trung ương đã đề ra, trong đó có phấn đấu đến 2020 hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân. Muốn vậy, trước hết phải đề cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền:

Công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT cần thường xuyên triển khai với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHYT tới các cấp, các ngành, các tổ chức, đông đảo người lao động và nhân dân.

Công tác tuyên truyền chính sách BHYT cần được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng: Tập huấn, tư vấn, đối thoại cho các nhóm đối tượng trực tiếp tại cơ sở, thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, băng rôn, mạng xã hội…; với những nội dung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Qua đó giúp nhân dân và người lao động nâng cao nhận thức về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác BHYT trong tình hình mới và mục tiêu BHYT toàn dân. Từ đó thuyết phục, vận động nhân dân nêu cao ý thức, trách nhiệm; chủ động, tích cực tham gia BHYT.

3.2.2. Mở rộng đối tượng tham gia BHYT

Hiện nay, trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tuy đối tượng được mở rộng nhưng số người tham gia BHYT mới chiếm khoảng 94% dân số (Số liệu đến ngày 30/11/2018). Với kết quả đó cần phải có chính sách mở rộng đối tượng tham gia

BHYT để thu hút 6% dân số còn lại, phấn đấu đến năm 2020 đạt và vượt mục tiêu BHYT toàn dân như Nghị quyết Trung ương đề ra.

Mở rộng đối tượng tham gia đồng nghĩa với việc tăng số thu cho quỹ BHYT, đó là mục tiêu để hoạt động BHYT tồn tại. Cần xây dựng kế hoạch khảo sát các doanh nghiệp mới thành lập, số lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp trong đó cần quan tâm tới các lao động mới tham gia BHYT trên cơ sở đó lập kế hoạch thu thì mới đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

Đối tượng tham gia BHYT là một yếu tố cấu thành nên hoạt động BHYT và có trách nhiệm đóng góp tạo nên nguồn thu cho quỹ BHYT, vì vậy mở rộng đối tượng tham gia BHYT Hộ gia đình là một giải pháp quan trọng hàng đầu. Mở rộng đối tượng tham gia là cơ sở và điều kiện để hàng năm tăng số người tham gia BHYT, là cơ sở cần thiết trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT, mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2020.

Về mục tiêu lâu dài, thực hiện BHYT bắt buộc và tự nguyện đối với mọi người lao động trong xã hội, vừa bắt buộc mọi người lao động trong xã hội phải có trách nhiệm, ý thức trong việc tham gia BHYT, vừa đạt được mục tiêu quản lý và điều hành của Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn xã hội. Muốn thực hiện được BHYT toàn dân trước tiên cần tập trung ưu tiên vào các đối tượng là học sinh, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, là những đối tượng có sự hỗ trợ đóng của Ngân sách Nhà nước

Đây là giải pháp hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến việc tăng nhanh số người tham gia BHYT giai đoạn từ nay đến năm 2020. Bên cạnh việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, việc phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh để mở rộng khám chữa bệnh đến xã, phường, đưa BHYT đến gần dân và thực hiện tốt hơn nữa quyền lợi BHYT cũng cần được quan tâm.

Muốn thực hiện được các nội dung trên và phấn đấu đạt mục tiêu BHYT toàn dân thì cần phải thực hiện các nội dung sau:

Không bắt buộc các thành viên trong gia đình phải tham gia BHYT cùng thời điểm (đối tượng tham gia BHYT tự nguyện).

Tăng cường vận động, tuyên truyền cán bộ công chức gương mẫu tuyên truyền người dân tham gia BHYT, các thành viên trong gia đình chưa có BHYT.

Bảo đảm đủ ngân sách để hỗ trợ mua 30% mức đóng còn lại cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo và đối tượng tham gia theo hộ gia đình chưa có điều kiện tham gia...

Mở rộng thêm đối tượng tham gia, người lao động trong các hợp tác xã có quan hệ hợp đồng lao động, người lao động trong các đơn vị, cơ sở ngoài quốc doanh, các hộ gia đình và những làng nghề có sử dụng lao động thuê mướn...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 77 - 80)