Các nội dung quản lý thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 26 - 28)

(Nguồn: Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của BHXH Việt Nam)

Nội dung quản lý thu cũng được quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Theo đó, các nội dung bao gồm:

Quản lý đối tượng: Đối tượng của quản lý BHYT gồm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN; Đối tượng chỉ tham gia BHYT. Tuy nhiên, phân theo nhóm có những đối tượng trong bảng sau:

Quản lý đối tượng

Quản lý tiền thu

Quản lý nợ Nội dung quản lý thu

Bảng 1.1. Chi tiết mức đóng và các đối tượng đóng BHYT

TT Đối tượng ĐVT Cơ sở tính Tổng mức Bắt

buộc Tự nguyện Ngân sách hỗ trợ 1 Người lao động (1,5%), người sử dụng lao động (3%) % Lương cơ bản 4,5 4,5 0 0 2 Do quỹ BHXH đóng % Lương, trợ cấp 4,5 3 Do NSNN đóng % Lương cơ bản 4,5 4 Do NSNN hỗ trợ đóng % Lương cơ bản 4,5 3,15 0 1,35 5 Tự đóng (hộ gia đình) % Lương cơ bản 4,5 0 4,5 (Nguồn: Nghị định số 105/2014/NĐ-CP)

Đối tượng bắt buộc đóng BHXH: Bao gồm lao động có ký hợp đồng với cơ quan, tổ chức, xí nghiệp. Định kỳ 3 tháng hoặc đột xuất, báo cáo UBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị trên địa bàn. Các trường hợp đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN: không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN không đủ số lao động, không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH lập biên bản, kiến nghị xử lý theo quy định.

Đối tượng chỉ tham gia BHYT: Cơ quan BHXH tỉnh, huyện phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thống kê, lập danh sách; tổ chức thu, cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT; định kỳ báo cáo với UBND cùng cấp về tình hình thực hiện BHYT cho các đối tượng theo quy định của Luật BHYT và đề xuất các biện pháp giải quyết vướng mắc.

Quản lý tiền thu: Tiền thu có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Tiền mặt: Đơn vị, người tham gia nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Trường hợp đơn vị, người tham gia nộp cho cơ quan BHXH thì trước 16 giờ trong ngày cơ quan BHXH phải nộp toàn bộ số tiền mặt đã thu của đơn vị, người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Trường hợp đơn vị giải thể, chuyển nơi đăng ký tham gia, và các trường hợp hoàn trả BHXH tự nguyện, BHYT thì BHXH có trách nhiệm hoàn trả theo quy định.

Quản lý nợ: Bao gồm nợ chậm đóng, nợ khó thu, nợ kéo dài. Cơ quan BHXH quy định hình thức thu đối với mỗi trường hợp cụ thể và có tính lãi nợ phù hợp.”

1.2.3. Quản lý chi BHYT, phân bổ sử dụng

Công tác quản lý chi trả của quỹ BHYT rất quan trọng trong công tác quản lý quỹ BHYT nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Nguồn quỹ BHYT phải chi trả cho đúng đối tượng chi, đúng danh mục và phù hợp với điều kiện KCB. Cụ thể tổng thu BHYT trên địa bàn 1 huyện được phân bổ như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội huyện gio linh, tỉnh quảng trị min (Trang 26 - 28)