Giai đoạn chuẩn bị, lập dự toán thu ngân sách nhà nước: Giai đoạn này do cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 34 - 38)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP

1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị, lập dự toán thu ngân sách nhà nước: Giai đoạn này do cơ

do cơ quan hành pháp đảm nhiệm

+ Về mục tiêu, nguyên tắc:

Trên cơ sở phân tích, dự báo khách quan, khoa học và các yếu tố về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, biến động của thị trường, giá cả trong nước và thế giới, ảnh hưởng của việc Việt Nam hội nhập quốc tế. Xây dựng được dự toán NSNN theo hướng tích cực và hiệu quả, vừa tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn, vừa xử lý các vấn đề xã hội, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, đồng thời đảm bảo các vấn đề an ninh tài chính quốc gia.

Dự toán thu ngân sách nhà nước đảm bảo tính tích cực, đúng chính sách, chế độ thu và các cam kết về thuế theo tiến trình hội nhập quốc tế, đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, giữ môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi, bình đẳng nhằm nuôi dưỡng, phát triển

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nguồn thu ổn định, vững chắc; đồng thời có các giải pháp hiệu quả trong việc tăng cường quản lý thu, chống thất thu, trốn thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại, hạn chế nợ đọng thuế.

+ Về nội dung chủ yếu của việc xây dựng dự toán thu:

- Công tác xây dựng kế hoạch nguồn lực tài chính thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Kế hoạch về nguồn lực tài chính là khâu then chốt, phải được chú trọng xây dựng cụ thể, thực tế đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ, ngành, địa phương, đơn vị. Khi lập, cần dựa trên phân tích, dự báo và xây dựng cụ thể phương án huy động các nguồn lực và các giải pháp thực hiện; tập trung ưu tiên bố trí các nguồn lực cho những nhiệm vụ quan trọng, khắc phục cơ bản tình trạng dàn trải phân tán. Phân tích cụ thể những thay đổi, bổ sung so với dự kiến thu, chi NSNN và nguồn lực đầu tư phát triển cho một thời kỳ 3 năm hoặc 5 năm.

Công tác xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước và thu ngân sách trên địa bàn. Xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn (thu nội địa) trên cơ sở dự báo tăng trưởng kinh tế đối với từng ngành, từng lĩnh vực thu, các cơ sở kinh tế của từng địa phương để tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo đúng các luật thuế, chế độ thu. Dự toán thu phải có căn cứ kinh tế và chi tiết đến từng ngành, từng đơn vị trọng điểm, từng khu vực kinh tế. Dự toán thu của cấp tỉnh bao gồm đầy đủ các nguồn thu trên địa bàn xã, phường, trấn. Dự toán thu từ hoạt động xuất khẩu phải được xây dựng trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước; đánh giá và lượng hóa tác động của việc thực hiện Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), các hiệp định thương mại song phương, tác động của việc gia nhập WTO; lộ trình thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định ASEAN,...; chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước đối với những mặt hàng quan trọng; tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu nhập khẩu trong nước để phục vụ sản xuất, tiêu dùng; sự biến động của thị trường giá cả trong và ngoài nước,... tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Căn cứ mục tiêu kế hoạch phát triển KTXH của từng giai đoạn đã được Đại hội Đảng các cấp thông qua, khả năng thực hiện các chỉ tiêu KTXH và ngân sách năm hiện hành, trên cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm dự toán đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các cơ sở kinh tế của từng địa phương và những nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng khoản thu theo chế độ.

- Cân đối ngân sách

Dự toán NSNN phải đảm bảo cân đối theo quy định của Luật NSNN và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật.

Tổng dự toán thu thuế, phí và lệ phí của NSNN phải đảm bảo chi thường xuyên và có tích lũy ngày càng cao cho đầu tư phát triển. Trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách.

Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi và chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Những tỉnh có nhu cầu huy động thêm vốn để tăng đầu tư phát triển phải xây dựng dự toán theo đúng quy định tại khoản 5 điều 7 Luật NSNN và đảm bảo mức dư nợ không vượt quá định mức cụ thể sau đây:

*) Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

*) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

*) Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

+ Những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng dự toán thu ngân sách địa phương

Việc xây dựng dự toán ngân sách địa phương do UBND các cấp tổ chức thực hiện trên cơ sở nguồn thu, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới (nếu có) được ổn định

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

theo mức Quốc hội, UBTV Quốc hội, HĐND quyết định và đã được Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp trên giao.

Yêu cầu lập dự toán ngân sách phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước năm lập dự toán và những quy định của Luật NSNN. Trong đó cần chú ý những vấn đề sau đây:

- Xây dựng dự toán thu NSNN trên địa bàn phải căn cứ:

i) Mục tiêu kế hoạch phát triển KTXH của cả giai đoạn đã được HĐND các cấp thông qua;

ii) Khả năng thực hiện các chỉ tiêu KTXH và NSNN của năm hiện hành; iii) Dự báo tăng trưởng kinh tế và dự báo các nguồn thu năm dự toán trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu đối với từng lĩnh vực, từng khoản thu theo chế độ;

- Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất, các địa phương tiếp tục bố trí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đồng thời các địa phương sử dụng một phần số thu tiền sử dụng đất để thực hiện công tác quy hoạch, quản lý đất đai, sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức vốn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ phát triển đất khi thành lập, mức trích bổ sung cho Quỹ phát triển đất cụ thể hàng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Nếu như trước đây, nguồn thu từ xổ số kiến thiết không đưa vào cân đối NSNN mà thực hiện quản lý thu, chi số thu ngày qua NSNN và UBND các tỉnh dự kiến số thu, lập phương án phân bổ, sử dụng trình HĐND cùng cấp quyết định đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội cần thiết của địa phương (ưu tiên công trình thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế). Thì từ năm 2017, nguồn thu từ hoạt động này là khoản thu cân đối ngân sách địa phương và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho đầu tư phát triển, trong đó: các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây nguyên bố trí tối thiểu 60%, các tỉnh Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% dự toán thu xổ số kiến thiết được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề và y tế. Bố trí tối thiểu 10% dự toán thu để bổ sung vốn cho các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Số thu còn lại (nếu

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

có) bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)