KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU NGÂN SÁC HỞ CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 44)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU NGÂN SÁC HỞ CÁC ĐỊA PHƯƠNG

KHÁC TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ MỸ THO

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước tại TP Bến Tre

Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố năm 2017 được duy trì và phát triển. Doanh thu thương mại - dịch vụ, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp tăng khá so năm 2016. Tổng thu hàng hóa dịch vụ ước trên 25 tỷ đồng, tăng 13,32%; giá trị công nghiệp - xây dựng ước trên 5,8 tỷ đồng, tăng 7,25%, đạt 120% kế hoạch; sản xuất nông nghiệp, thủy sản ước 492 tỷ đồng, tăng 11,56% so năm 2016. Việc thu chi ngân sách được theo dõi, đôn đốc thực hiện, đảm bảo cân đối thu, chi theo dự toán được giao, đảm bảo tiết kiệm, đúng quy định. Ứơc tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 114% so dự toán, bằng 109% so với năm 2016; tổng chi ngân sách nhà nước bằng 186% so với cùng kỳ năm 2016.

Để đạt được những kết quả trên, ban Thường vụ thành ủy, UBND thành phố đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các xã, thị trấn phát huy hơn nữa về vai trò, trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành thu ngân sách; Thường xuyên rà soát, đánh giá các nguồn thu, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh để có hướng chỉ đạo điều hành, tổ chức tốt việc khai thác các nguồn thu chưa được quản lý, đồng thời giải quyết kịp thời những vướng mắc để công tác thu ngân sách đạt hiệu quả cao nhất. Cùng với đó, thành phố tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là những hàng hóa có lợi thế về nguồn nguyên liệu của địa phương có sức tiêu thụ tốt hơn trên thị trường sản phẩm, lợi thế về du lịch để phát triển các ngành nghề, phát triển kinh tế để tăng thu cho NSNN.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Cùng với đó, từng ngành, từng đơn vị, địa phương cũng ý thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình, có những giải pháp, cách làm riêng để đạt kết quả thu ngân sách cao nhất. Chi cục Thuế thành phố đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn; thành lập Ban chỉ đạo thu nợ thuế; triển khai đồng bộ các giải pháp nghiệp vụ; khai thác triệt để các nguồn thu, tăng cường quản lý nguồn thu; Đồng thời, chi cục thuế thành phố đã tập trung rà soát, thu nợ thuế, kiểm tra quản lý chặt chẽ các tổ chức, cá nhân SXKD trên địa bàn; nắm bắt các nguồn thu phát sinh; Đánh giá, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách, xác định chính xác số thuế nợ đọng, phân loại số nợ thuế. Từ đó chỉ đạo các đội thuế làm tốt công tác phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện tăng cường các biện pháp quản lý thu hiệu quả, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời các nguồn thu phát sinh, các khoản nợ đọng thuế vào NSNN.

Với những giải pháp thiết thực và hiệu quả, thành phố Bến Tre đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2017. Năm 2017 đã khép lại với thành công vượt bậc của thành phố Bến Tre trong lĩnh vực thu ngân sách. Không chỉ hoàn thành xuất sắc và vượt chỉ tiêu thu ngân sách, thành phố Bến Tre còn tăng thu toàn diện, 100% các sắc thuế đạt và vượt kế hoạch giao, được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Cục thuế thành phố đánh giá là thành phố đứng tốp đầu trong thu ngân sách địa phương và được UBND tỉnh khen thưởng. Đây là tiền đề quan trọng để thành phố Bến Tre vững bước trên lộ trình phát triển bền vững, tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát tốt nguồn thu và thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng thu ngay từ đầu quí I năm 2018 để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2018 được tỉnh giao, góp phần đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước tại thành phố Tân An

Năm 2017, mặc dù nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng còn chậm, một số lĩnh vực, ngành nghề gặp nhiều khó khăn,…nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của thành ủy, HĐND thành phố, UBND thành phố và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác thu ngân sách của thành phố Tân An đã đạt được nhiều kết quả

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

quan trọng. Tính đến ngày 27/12/2017, tổng số thu nội địa do ngành Thuế thực hiện 10.122 tỷ đồng đạt 106,5% so với dự toán 9.500 tỷ, bằng 110,6% so với cùng kì năm 2016. Có 14/16 chỉ tiêu, 15/15 địa phương đạt và vượt dự toán.

Đây là lần đầu tiên Tân An vừa vượt thu ngân sách vừa vượt mốc 10.000 tỷ, chính thức gia nhập vào "Câu lạc bộ thu nội địa 10.000 tỷ đồng".

Những yếu tố cơ bản tác động tốt đến thực hiện dự toán thu NSNN năm 2017 là sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của thành ủy, UBND thành phố, đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của Ban Chỉ đạo Đôn đốc thu thuế và Chống thất thu NSNN thành phố. Bên cạnh đó là sự nỗ lực vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành.

Riêng ngành Thuế, chú trọng công tác kiểm tra nội bộ ngành; tăng cường thanh, kiểm tra; đôn đốc thu nợ đọng thuế, kiểm soát, khai thác nguồn thu và chống thất thu thuế. Qua đó, từ đầu năm 2017, toàn ngành xử lý truy thu trên 200 tỉ đồng, giảm lỗ gần 600 tỉ đồng, trong đó, thực hiện chống chuyển giá ở 3 doanh nghiệp, truy thu và xử phạt trên 120 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, ngành triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác khai thuế và nộp thuế điện tử, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế, giảm sai sót trong kê khai, góp phần cải cách thụ tục hành chính và tăng cường áp dụng công nghệ thông tin nội bộ doanh nghiệp. Nhờ vậy, đến nay, toàn tỉnh có 99% doanh nghiệp khai thuế điện tử, trên 98% doanh nghiệp nộp thuế điện tử và 100% doanh nghiệp đăng ký hoàn thuế điện tử.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước cho thành phố MỹTho Tho

Từ kinh nghiệm quản lý thu NSNN của thành phố Bến Tre và thành phố Tân An, có thể rút ra một số bài học, nội dung tham khảo, có thể vận dụng vào quản lý thu NSNN đối với thành phố Mỹ Tho:

Đối với lập dự toán

Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo đúng và đầy đủ theo các chính sách, chế độ phân cấp thu; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu ngân sách do

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính và HĐND tỉnh quy định, kiểm tra về dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán.

Về trình tự lập dự toán: Cơ quan tài chính phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế. Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố làm việc với UBND về dự toán ngân sách khi có yêu cầu. Khi có quyết định giao nhiệm vụ thu phải hoàn chỉnh phương án phân bổ dự toán trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định sau đó tiến hành công bố công khai tài chính về ngân sách nhà nước. Điều chỉnh dự toán ngân sách hàng năm trong trường hợp có yêu cầu của UBND cấp trên đảm bảo với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu.

Đối với chấp hành dự toán ngân sách

Để chấp hành tốt ngân sách, địa phương căn cứ vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán đã được UBND, HĐND thông qua. Chi cục thuế được phối hợp với ban tài chính thực hiện thu đúng, thu đủ, khi thu tiền của các tổ chức, cá nhân và cần phải có biên lai thu tiền. Đối với các khoản thu bổ sung thì Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố dựa vào dự toán số thu bổ sung đã giao cho phường để cân đối ngân sách thông báo số bổ sung cho các đơn vị giao dự toán .

Tổ chức thực hiện định mức thu hợp lí và công tác kiểm tra giám sát hoạt động đảm bảo tính minh bạch rõ ràng trong quản lí thu ngân sách

Các tổ chức đơn vị cá nhân đã thực hiện thu đúng dự toán được giao, đúng định mức, đúng mục đích các khoản tiền đã thu nộp vào KBNN thông qua cơ quan thuế và phòng Tài chính kế hoạch thành phố, chấp hành nghiêm túc pháp luật về kế toán thống kê và quyết toán thu ngân sách. Chi cục thuế tiến hành kiểm tra số thu của các tổ chức có nộp đầy đủ kịp thời đúng quy định hay không, các khoản thu nộp sai chế độ để có chế độ biện pháp xử lý kịp thời.TRƯỜ

NG ĐẠ

I HỌ

C KINH

TẾ HU

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm. Từ năm 1623 - một bộ phận người Việt từ Miền Bắc và Miền Trung vào lập nghiệp ở vùng tả ngạn sông Bảo Định (Phường 2, 3, 8 và xã Mỹ Phong, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, hiện nay còn di tích lưu lại), chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán. Vào cuối thế kỷ 17, Nam Bộ có hai trung tâm mua bán lớn là Mỹ Tho và Biên Hòa. Thế mạnh của phố chợ Mỹ Tho là mua bán, đặc biệt là hàng nông thủy sản rất dồi dào, chiếm ưu thế cả vùng. Từ đó đến nay, Mỹ Tho đã không ngừng phát triển, mặc dù đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nhất là đối với ngành thương mại, đã hơn 300 năm giữ vai trò chợ đầu mối điều phối hàng hóa cho các nơi trong tỉnh cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh.

Trong chiến tranh, để bảo đảm cho sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương với chiến trường trọng điểm Mỹ Tho ngày càng ác liệt, theo đề nghị của Khu 8, năm 1967 - Trung ương Cục Miền Nam đã chuẩn y nâng thị xã Mỹ Tho lên cấp thành phố ngang với cấp tỉnh và trực thuộc Khu 8.

Từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang (được nhập lại từ tỉnh Mỹ Tho - tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho).

Do có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, sau ngày giải phóng, Nhà nước đã quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng cho nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Mỹ Tho.

Do vị trí hết sức thuận lợi về giao thông thủy - bộ, nằm gần thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ về các tỉnh Miền Tây, từ ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay, Mỹ Tho trở thành tỉnh lỵ và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các vùng của tỉnh và khu vực phát triển. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ tướng Chính phủ công nhận vào ngày 05 tháng 02 năm 2016), là đô thị tỉnh lỵ, nằm ở bờ bắc hạ lưu sông Tiền. Phía đông và bắc giáp huyện Chợ Gạo, phía tây giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, địa hình tương đối bằng phẳng, có diện tích tự nhiên 81,54 km2, trong đó phần diện tích nội thị là 9,17 km2. Dân số thường trú và tạm trú khoảng 215.000 người, có 17 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường và 06 xã).

Thành phố Mỹ Tho có sông Tiền và Quốc lộ 1 chạy qua, có Quốc lộ 50 đi về các huyện Gò Công và tỉnh lộ 864 chạy dọc sông Tiền lên Cai Lậy, Cái Bè. Có Quốc lộ 60 và cầu Rạch Miễu nối thành phố Mỹ Tho với tỉnh Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho có 75 tuyến đường, trong đó có 68 tuyến đường nội ô. Từ thành phố Mỹ Tho có thể dễ dàng đi bằng đường thủy hay bằng đường bộ lên thành phố Hồ Chí Minh hoặc xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển, hay thủ đô Phnongpenh (Campuchia).

Trong thành phố có con rạch quan trọng là Bảo Định chia thành phố Mỹ Tho thành 2 khu vực tả ngạn và hữu ngạn. Đặc điểm nổi bật trong cảnh quan địa lý là vườn cây ăn trái ở các xã thuộc thành phố Mỹ Tho. Vườn đã tạo thành vành đai xanh của thành phố, bao bọc khu nội ô, tạo nên địa hình khá đặc biệt. Trong nội ô có hồ nước Mỹ Tho được đào năm 1927, hiện là công viên Tết Mậu Thân, nơi điều hòa nhiệt độ và là lá phổi của thành phố. Cảnh quan thành phố càng nên thơ hơn với sự tiếp nối đan xen giữa phố phường, vườn cây, đồng ruộng với ưu thế trên, ngay từ những năm đầu mới hình thành đô thị Mỹ Tho, cũng như hôm nay thành phố Mỹ Tho luôn là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của toàn tỉnh, đồng thời là trung tâm giao lưu quan trọng của miền Trung Nam bộ, đã từng là trung đô của Trung Nam bộ, là cầu nối giữa các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Về khí hậu, do nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thành phố Mỹ Tho có nhiệt độ trung bình cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm 28°C, độ ẩm trung bình năm 79,2%, lượng mưa trung bình năm

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1500mm. Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5.

Thành phố Mỹ Tho là đầu mối giao thông thủy - bộ rất thuận lợi đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, có sông Tiền là một trong hai nhánh của sông Cửu Long. Đây là tuyến giao thông quan trọng mang tính đối ngoại của thành phố Mỹ Tho, rất tiện lợi vận chuyển, lưu thông hàng thủy sản, nối liền Mỹ Tho với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra biển Đông về thành phố Hồ Chí Minh. Về đường bộ có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60 là những tuyến giao thông đối ngoại quan trọng của thành phố.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Sau khi điều chỉnh mở rộng, hiện trạng phát triển của thành phố Mỹ Tho thể hiện phân bố kinh tế - xã hội theo không gian như sau:

- Khu vực đô thị trung tâm: bao gồm các phường 1, 2, 3, 4, 7, 8; tiếp tục phát triển mạnh đô thị với chức năg trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội - khoa học công nghệ cấp tỉnh; cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại dịch vụ; kết cấu hạ tầng đô thị về cơ bản hoàn chỉnh.

- Khu vực đô thị mở rộng: bao gồm các phường 5, 6, 9, 10, phát triển ngoại vi khu vực đô thị trung tâm, phát triển khá nhanh về dân cư và các trục hạ tầng cơ bản; hoạt động chủ yếu là thương mại, dịch vụ.

- Khu vực đô thị công nghiệp: dãy phát triển ven Sông Tiền phía Bắc khu công nghiệp Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An, Tân Mỹ Chánh, chức năng chính là phát triển công nghiệp (đứng vào hàng đầu của tỉnh) và khu dân cư dịch vụ hậu cần công nghiệp.

- Khu vực cù lao: bao gồm phường Tân Long và xã Thới Sơn, chủ yếu là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)