Giai đoạn chấp hành dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 40 - 42)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP

1.3.3. Giai đoạn chấp hành dự toán

Bao gồm việc tổ chức thu, chi, cấp phát kinh phí đến các khâu kiểm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách.

Chấp hành ngân sách thuộc chức năng của cơ quan hành pháp. Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ tổ chức điều hành quá trình thu, chi ngân sách theo dự toán đã được cơ quan lập pháp quyết định.

- Yêu cầu

Triển khai thực hiện các chỉ tiêu thu trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nước.

Trong khâu chấp hành dự toán thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào NSNN đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Trong tổ chức thu cần đảm bảo tính công bằng và tránh thất thu và phải đảm bảo hiệu quả công tác thu nộp về mặt xã hội, đó là đảm bảo việc chi phí cho mỗi đồng tiền thu vào ngân sách, gồm chi phí của công tác tổ chức bộ máy thu nộp và cả chi phí của người nộp vào ngân sách là thấp nhất.

Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước trong quá trình chấp hành dự toán và thông qua đó có đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.

Việc kiểm tra lại các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu ngân sách là một yêu cầu quan trọng để làm căn cứ có các điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn và thời kỳ khác nhau.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Nội dung, trình tự

Các địa phương và các đơn vị thực hiện ngân sách trong phạm vi dự toán được giao. Cơ quan tài chính, KBNN tổ chức điều hành ngân sách trong phạm vi dự toán duyệt, thực hiện kiểm soát thu chặt chẽ đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nước quy định.

Trong quá trình thực hiện dự toán thu ngân sách địa phương:

+ Nếu phần thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp vượt so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và UBND cấp trên giao thì được sử dụng tối thiểu 50% (không bao gồm số thu tiền sử dụng đất) để tăng nguồn thực hiện cải cách tiền lương; 50% còn lại để tăng chi thanh toán nợ khối lượng XDCB hoặc bổ sung chi để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số công trình quan trọng cấp thiết; tăng dự phòng ngân sách để phòng, chống, khắc phục thiên tai, phòng chống dịch bệnh và thực hiện nhiệm vụ quan trọng cấp bách, đột xuất phát sinh.

+ Nếu phần thu ngân sách địa phương được hưởng không đạt dự toán, UBND xây dựng phương án điều chỉnh giảm chi tương ứng, tạp trung cắt giảm hoặc giãn, hõa những nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của Luật NSNN.

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu ngân sách lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu. Các khoản thu nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan thuế thực hiện, cơ quan Hải quan tổ chức thu từ XNK, cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN.

Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật vào ngân sách nhà nước qua tài khoản của Kho bạc nhà nước tại ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp không nộp hoặc nộp chậm mà không được pháp luật cho phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+Về thuế, theo quy định của Luật Thuế, hiện nay có các sắc thuế sau đây: thuế Xuất nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân, thuế Sử dụng đất nông nghiệp, thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế Bảo vệ môi trường, thuế Tài nguyên. Trong đó, trừ thuế Xuất nhập khẩu, hầu hết các sắc thuế khác đều có sự phân chia khoản thu giữa các cấp ngân sách nhà nước. Các sắc thuế này do cơ quan thếu trực tiếp tổ chức quản lý thu.

+Về phí, là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015. Theo đó có 222 loại phí, HĐND cấp tỉnh quy định 22 loại.

+ Về lệ phí, là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015. Theo đó có 107 loại phí, HĐND cấp tỉnh quy định 7 loại.

HĐND cấp tỉnh quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền; xem xét, cho ý kiến để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền. Như vậy ngoài Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì không một cấp nào được quyền quy định các loại phí và lệ phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)