PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN
2.2.4. Thực trạng công tác chấp hành dự toán
2.2.4.1. Công tác chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước
- Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm trước cấp trên và HĐND cùng cấp về việc chấp hành ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành dự toán ngân sách địa phương, Kho bạc Nhà nước quản lý thu, chi quỹ ngân sách địa phương; Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- HĐND các cấp có trách nhiệm giám sát UBND và các cơ quan trong việc chấp hành ngân sách của cấp mình.
- Số thu ngân sách của thành phố Mỹ Tho từ năm 2015 đến 2017 đều tăng dần qua các năm. Đây là vấn đề thu ngân sách nổi bậc nhất của thành phố không ngừng phát triển gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội. Trước hết là chính sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố trong thời gian qua; đồng thời cùng với sự nổ lực phấn đấu của thành phố về công tác thu NSNN được áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế, thì việc thu thuế, phí và lệ phí đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu NSNN góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
+ Thu đóng góp của nhân dân:Theo quy định của luật NSNN, cấp phường xã được phép huy động các khoản đóng góp của từ người dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường, xã. Những năm qua (2015, 2016, 2017) các phường, xã đã huy động được khoản thu chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong tổng thu 100%, chiếm từ 10% trở lên (không kể thu kết dư ngân sách).
+ Thu kết dư ngân sách:Khoản thu này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu 100% của ngân sách xã. Nguyên nhân là do nguồn thu lớn ở một số phường, xã thu tập trung vào vào cuối năm nên phường, xã không kịp chi. Bên cạnh đó, nhiều phường, xã có số thu kết dư cao nhưng vẫn còn nợ nhiệm vụ chi, đặc biệt là nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản.
+ Đối với khoản thu sự nghiệp, không huy động tràn lan, chỉ huy động và sử dụng nguồn vốn do nhân dân đóng góp để xây dựng những công trình có lợi ích thiết thực, trực tiếp với người dân như đường giao thông, kênh mương...
+ Đối với khoản phân chia theo tỷ lệ, tỉnh điều tiết một số khoản thuế vẫn còn thấp như Thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ngoài quốc doanh được tỉnh phân chia tỷ lệ cho phường, xã trên địa bàn thành phố Mỹ Tho là 20% do đó cần tiếp tục nâng tỷ lệ lên từ 30% đến 50% cho ngân sách Ủy ban nhân dân phường, xã. Thuế chuyển quyền sử dụng đất từ 70% lên 100%. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa Ban tài chính phường, xã với cơ quan thuế và các tổ chức, cá nhân khác được uỷ nhiệm thu.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
+ Đối với các khoản thu khác, ngay từ đầu quý IV của năm các phường, xã cần rà soát tất cả các nhiệm vụ chi đặc biệt là nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản, hoàn tất các thủ tục để thanh toán dứt điểm các khoản tạm ứng, các khoản đã đủ điều kiện chi ... trước khi khoá sổ ngân sách. Ngoài ra phải thực hiện thủ tục chi chuyển nguồn đúng theo luật NSNN đối với những khoản chi trong dự toán năm chưa chi được mà đã có nguồn.
Bảng 2.12: Đánh giá quá trình chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu Giá trị trung bình Trên tổng mẫu Nhóm đối tượng quản lý Nhóm đối tượng nộp NSNN
6. Công tác giáo dục, tuyên truyền chính
sách thuế 3,557 3,571 3,547
7. Công tác tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp
ngân sách 3,576 3,746 3,463
8. Kỷ năng ứng xử và giao tiếp của cán
bộ quản lý thu 3,551 3,683 3,463
9. Công tác quản lý đối tượng nộp ngân
sách 3,589 3,762 3,474
10. Phối hợp các ngành chức năng 3,462 3,508 3,432 11. Hiệu quả công tác ủy nhiệm thu ngân
sách xã, thị trấn 3,582 3,841 3,411 12. Công tác công khai số nộp của của
các đối tượng nộp ngân sách 3,525 3,714 3,400 13. Việc triển khai ứng dụng tin học
trong công tác quản lý thu 3,652 3,810 3,547 14. Tổ chức bộ máy quản lý thu nộp
ngân sách 3,646 3,825 3,526
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2018)
Qua bảng số liệu 2.12, ta thấy nhìn chung công tác chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước được đánh giá ở mức khá; vấn đề được đánh giá cao nhất đạt giá trị trung bình 3,652 - Việc triển khai ứng dụng tin học trong công tác quản lý thu, đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho huyện nhà sau 05 năm áp dụng hình thức giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Tuy còn tồn tại nhiều bất cập do mức độ phổ biến công nghệ thông tin trong cộng đồng ở Việt Nam còn thấp hay hệ thống kê khai của cơ quan thuế còn nhiều lỗ hổng nhưng là động lực để nhà quản lý mở rộng triển khai trên tất cà các hoạt động quản lý của mình.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Giá trị trung bình thấp nhất 3,462 là Phối hợp các ngành chức năng. Giữa cơ quan thuế và các ban ngành có liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cơ bản mới dừng ở việc trao đổi hay cung cấp thông tin về danh sách đơn vị, mã số thuế, các nội dung cơ bản khác một cách thủ công nên mất rất nhiều thời gian, nhân lực nhưng hiệu quả thấp. Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm hay trao đổi phối hợp quản lý trên hệ thống công nghệ thông tin chung chưa được đưa vào sử dụng.
Trước mắt, CNTT cần đi trước một bước, cần khẩn trương hoàn thành việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT và phần mềm để thực hiện kết nối xử lý thông tin tự động, truyền dữ liệu thông tin cần thiết giữa các cơ quan ban ngành nhằm tăng hiệu quả tương tác và tránh sự chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Mức đánh giá của đối tượng quản lý và đối tượng nộp NSNN về quá trình quản lý thu NSNN không có sự chênh lệch đáng kể, và đối tượng quản lý luôn có cái nhìn khả quan hơn đối tượng nộp NSNN.
* Trả lời câu hỏi phỏng vấn:
- Công tác phối hợp giữa các ngành trong quản lý thu ngân sách tại thành phố?
Những năm qua, việc phối hợp thu NSNN giữa KBNN và các cơ quan thu với các chi nhánh NHTM trên địa bàn thực hiện hiệu quả. Đây là bước đi cụ thể hóa về tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN được tiếp cận các hình thức thu mới qua ngân hàng, góp phần đổi mới cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, việc phối hợp giữa cơ quan thuế và các ban ngành có liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cơ bản mới dừng ở việc trao đổi hay cung cấp thông tin một cách thủ công nên mất rất nhiều thời gian, nhân lực nhưng hiệu quả thấp.
- Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu ngân sách hiện nay?
Hiện nay, thành phố đã áp dụng các hệ thống công nghệ thông tin nội bộ để thực hiện song song với văn bản giấy trong quá trình quản lý thu ngân sách địa
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
phương. Ngoài cổng thông tin văn phòng điện tử, toàn thành phố cũng đã triển khai thực hiện hệ thống hộp thư công vụ nhằm tạo điều kiện cho các ngành chức năng phối hợp nhịp nhàng hơn trong công tác quản lý. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn theo lề lối cũ, còn phụ thuộc vào văn bản giấy phần nhiều trong quá trình lập và phân bổ dự toán. Quá trinh thực chấp hành dự toán đã phần nào ứng dụng được nhiều công nghệ thông tin như các khâu báo cáo, thu chi giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
Ngày 2/3/2018, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 555/QĐ- UBND phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2020, Tiền Giang cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng Chính quyền điện tử; từng bước xây dựng thành phố Mỹ Tho trở thành thành phố thông minh của tỉnh; tiếp tục giữ vững thứ hạng khá về chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
2.2.4.2. Công tác phát triển nguồn thu ngân sách nhà nước
Bảng 2.13: Đánh giá công tác phát triển nguồn thu ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu Giá trị trung bình Trên tổng mẫu Nhóm đối tượng quản lý Nhóm đối tượng nộp NSNN
15. Công tác thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ có khả năng thúc đẩy phát triển
kinh tế- xã hội địa phương 2.848 2,730 2,926 16. Công tác xây dựng, ban hành cơ chế,
chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ
phát triển sản xuất 2,665 2,429 2,821 17. Công tác thực hiện cải cách thủ tục
hành chính 2,595 2,429 2,705
18. Công tác phát triển đối tượng nộp ngân
sách và quản lý đối tượng nộp ngân sách 2,810 19. Mức độ hợp lý về tỷ lệ phân chia các
khoản thu giữa các cấp Chính sách phân chia tỷ lệ được hưởng các khoản thu ngân
sách hiện hành 2,794
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2018)
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Qua các đối tượng được điều tra, công tác phát triển nguồn thu trên địa bàn thành phố được đánh giá thấp xấp xỉ mức trung bình ở đa số các chỉ tiêu. Qua bảng 2.12 ta thấy các chỉ tiêu 15 (Công tác thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương) nhóm đối tượng nộp NSNN đánh giá ở mức 2,926; chỉ tiêu 16 (Công tác xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất) nhóm đối tượng nộp NSNN đánh giá ở mức 2,821 và chỉ tiêu 17 (Công tác thực hiện cải cách thủ tục hành chính) nhóm đối tượng nộp NSNN đánh giá ở mức 2,705 có sự tham gia đánh giá của đối tượng nộp NSNN và cho thấy sự đánh giá khả quan của đối tượng này hơn cấp quản lý. Điều này phần nào thể hiện hiệu quả của quá trình cải cách hành chính trong toàn bộ máy và sự quan tâm của các cấp chính quyền đã đến gần hơn với người dân.
Nhưng dù vậy, trong thời gian tới các cấp chính quyền thành phố Mỹ Tho cần xây dựng phương pháp đòn bẩy tài chính nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển nguồn thu địa phương với những nội dung sau:
- Giao chỉ tiêu phấn đấu cho cơ sở, có tỷ lệ khuyến khích động viên và chi phí hợp lý để tổ chức thực hiện.
- Hằng năm, trích từ 5 - 10% trên số thu vượt dự toán để phục vụ cho các hoạt động tạo điều kiện cho các các doanh nghiệp được vay vốn kịp thời hay chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh quyết toán các hạng mục, dự án cho bên thi công đúng thời hạn, tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN.
- Đề xuất với cấp trên quy định về mức phân chia sao cho địa phương có nguồn vốn để đầu tư cho KTXH, cũng từ đó có điều kiện tạo nguồn thu cho huyện.
* Trả lời câu hỏi phỏng vấn:
- Tình hình thu ngân sách trên địa bàn hiện nay có thật sự hiệu quả và phản ánh đúng thực tế tại địa phương?
Năm 2017 là năm thứ hai của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ sở kinh tế và nhân dân đã ra sức khắc phục khó khăn, đề ra các giải pháp thiết thực để chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Trong năm xây
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
dựng hoàn thành Nghị quyết phát triển kinh tế - đô thị, Nghị quyết về phát triển du lịch Mỹ Tho, các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giải pháp về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông…
Theo thống kê, năm 2017, nhiệm vụ thu của thành phố đạt được những kết quả tích cực. Theo đó, tổng thu nội địa là 63,49 tỷ đồng, đạt 29,70% so với dự toán; và bằng 102,09% so với cùng kỳ năm trước.
Các khoản thu đều đạt 100% trở lên so dự toán thu ngân sách Nhà nước đã giao. Các phường, xã đều thu vượt so với dự toán được giao.
Nhìn chung, tình hình thu ngân sách hiện nay trên địa bàn thành phố có bước phát triển và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, so với thực tế địa phương hiện nay thì nguồn thu hiện nay chỉ ở mức tương đối và còn có thể phát triển hơn nữa.