PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN
2.2.2. Thực trạng công tác lập dự toán
- Căn cứ để xây dựng dự toán là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức phân bổ chi thường xuyên cho năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách.
- Căn cứ lập dự toán ngân sách dựa trên nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng, tất cả các nguồn thu đều được quản lý chặt chẽ, chi ngân sách có sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trong đó đảm bảo vốn cho các vấn đề cấp bách, công trình quan trọng, cần thiết, trả nợ vay xây dựng cơ bản, định hướng công việc và những nhiệm vụ bức xúc đều được đảm bảo.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
- Hàng năm Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán của các đơn vị thuộc tỉnh và các huyện, tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi dự toán ngân sách của tỉnh cho Bộ, ngành liên quan. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thảo luận dự toán thu, chi ngân sách của địa phương tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét.
Qua kết quả khảo sát, tác giả thấy rằng 100% đối tượng nộp NSNN bỏ qua câu hỏi liên quan đến quá trình lập dự toán điều này cho thấy sự tham gia của người dân vào quá trình lập dự toán tại địa phương hầu như không có.
Bảng 2.10: Đánh giá của cấp quản lý đối với quá trình lập dự toán thu NSNN
Chỉ tiêu Rất yếu Yếu Bình thường Tốt Rất tốt Giá trịtrung bình N Tỷ lệ% N Tỷ lệ% N Tỷ lệ% N Tỷ lệ% N Tỷ lệ% 1. Quy trình lập dự toán ngân sách hiện tại 0 0 0 0 1 1,6 15 23,8 47 74,6 3,730 2. Các căn cứ đã
thực hiện trong quá trình lập dự toán nguồn thu Ngân sách hiện nay? 2.1. Chế độ chính sách thu hiện hành của Nhà nước 4 6,4 15 23,8 44 69,8 3,635 2.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
2 3,2 9 14,3 8 12,7 14 22,2 30 47,6 2,968
2.3.Tỷ lệ phân chia các khoản thu của
cấp có thẩm quyền 10 15,9 13 20,6 40 63,5 3,476 2.4. Tính đến sự
biến động của yếu
tố giá cả 4 6,3 10 15,9 9 14,3 9 14,3 31 49,2 2,841 2.5. Tình hình thực
hiện dự toán năm
trước 15 23,8 11 17,5 37 58,7 3,349
2.6. Chỉ tiêu giao dự toán của của
cấp trên 1 1,6 14 22,2 48 76,2 3,746
(Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát năm 2018)
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Khảo sát 63 đối tượng thuộc cơ quan quản lý thu ngân sách đánh giá mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác lập dự toán tại thành phố Mỹ Tho, kết quả cho thấy các ý kiến đánh giá về công tác các biện pháp đã thực hiện dao động xung quanh mức bình thường nhưng chưa đạt đến mức đánh giá tốt.
Vấn đề đánh giá thấp nhất đạt 2,841 điểm - tính đến sự biến động của yếu tố giá cả, thực tế trong thời gian qua, việc xây dựng dự toán thu ngân sách hàng năm chưa lường trước được các biến động của nền kinh tế làm ảnh hưởng đến nguồn thu tương lai.
Về chỉ tiêu quy trình lập dự toán ngân sách hiện tại được các đối tượng điều tra đánh giá cao, do hàng năm, sau khi Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau. Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các Bộ, cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh. Sau khi nhận được thông báo kiểm tra và công văn hướng dẫn của UBND cấp tỉnh, các cán bộ làm công tác quản lý thu thành phố Mỹ Tho triển khai thực hiện các chỉ tiêu và luôn luôn đảm bảo đúng quy trình. Tuy nhiên, chỉ tiêu giao dự toán của của cấp trên đạt mức cao nhất cho thấy sự bất cập trong quá trình lập dự toán thu ngân sách, và cũng là một lý do của việc thực hiện dự toán không sát với kế hoạch đặt ra.