Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 50 - 54)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Sau khi điều chỉnh mở rộng, hiện trạng phát triển của thành phố Mỹ Tho thể hiện phân bố kinh tế - xã hội theo không gian như sau:

- Khu vực đô thị trung tâm: bao gồm các phường 1, 2, 3, 4, 7, 8; tiếp tục phát triển mạnh đô thị với chức năg trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội - khoa học công nghệ cấp tỉnh; cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại dịch vụ; kết cấu hạ tầng đô thị về cơ bản hoàn chỉnh.

- Khu vực đô thị mở rộng: bao gồm các phường 5, 6, 9, 10, phát triển ngoại vi khu vực đô thị trung tâm, phát triển khá nhanh về dân cư và các trục hạ tầng cơ bản; hoạt động chủ yếu là thương mại, dịch vụ.

- Khu vực đô thị công nghiệp: dãy phát triển ven Sông Tiền phía Bắc khu công nghiệp Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An, Tân Mỹ Chánh, chức năng chính là phát triển công nghiệp (đứng vào hàng đầu của tỉnh) và khu dân cư dịch vụ hậu cần công nghiệp.

- Khu vực cù lao: bao gồm phường Tân Long và xã Thới Sơn, chủ yếu là kinh tế vườn, thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái.

- Khu vực nông thôn: các xã còn lại, cảnh quan chủ đạo là kinh tế vườn và đang từng bước phát triển một số cụm dân cư tại địa bàn tiếp giáp với khu đô thị mở rộng. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh trong thời gian tới là đẩy mạnh đô thị hóa, phát triển 3 đô thị trung tâm của 3 vùng là TP. Mỹ Tho, thị xã (TX) Gò Công và TX. Cai Lậy; hình thành các đô thị mới, bên cạnh cải tạo nâng cấp các đô thị trung tâm của các huyện.

Với lợi thế là nơi kết nối với các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như thành phố Hồ Chí Minh, nên trong quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị thành phố Mỹ Tho được chọn là hạt nhân của vùng kinh tế - đô thị trung tâm của tỉnh.

Vùng kinh tế - đô thị trung tâm gồm TP. Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành, trong đó TP. Mỹ Tho là đô thị trung tâm. Quan điểm chung để phát triển TP. Mỹ Tho là phát triển nhanh và bền vững, trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí, chức năng, điều kiện tự nhiên, thu hút mọi nguồn lực gắn liền với mở rộng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, ổn định khu vực ngoại thành, kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả, hàm lượng công nghệ và sức cạnh tranh của các sản phẩm - dịch vụ, các doanh nghiệp và của toàn nền kinh tế, chuẩn bị điều kiện phát triển kinh tế tri thức sau năm 2020.

TP. Mỹ Tho cũng từng bước đưa dịch vụ trở thành khu vực kinh tế chủ đạo trên cơ sở phát triển các khu chức năng chuyên đề dịch vụ trong các khu đô thị; đầu tư và thu hút đầu tư hạ tầng, trung tâm thương mại dịch vụ, các cơ sở có quy mô từ trung bình đến lớn, đồng bộ với việc mở rộng và nâng cấp đô thị nhằm phát huy vai trò đô thị trung tâm tỉnh.

Song song đó, TP. Mỹ Tho sẽ thu hút các nguồn lực trong và ngoài thành phố để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo chiều sâu; đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng theo tiến độ phát triển các khu đô thị, khu dân cư, kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng đô thị.

Đồng thời, TP. Mỹ Tho sẽ phát triển các hệ thống canh tác theo hướng khai thác tổng hợp nông nghiệp - dịch vụ du lịch - đô thị xanh theo hướng hiệu quả, chất lượng và phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp dịch vụ; gắn liền phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Song song đó, TP. Mỹ Tho sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực thu hút nguồn lực từ bên ngoài và từng bước chuyển hóa thành nội lực. Khai thác lợi thế vị trí địa lý kinh tế của thành phố với vùng trung tâm tỉnh, vùng Nam sông Tiền và vị trí - cự ly đối với TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh ngày càng phát triển các tuyến giao thông liên vùng. Trên nền tảng này, TP. Mỹ Tho sẽ chú trọng vào các lĩnh vực phát triển trọng tâm và các công trình trọng điểm.

Đối với các lĩnh vực phát triển trọng tâm, TP. Mỹ Tho sẽ tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị, bao gồm xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông: Tuyến tránh Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60, nâng cấp các tuyến đường tỉnh, phát triển tuyến vành đai 2, kết nối mạng giao thông đô thị trên cơ sở các tuyến đường trục đô thị, đường hướng tâm và đường hành lang.

Đối với phát triển kinh tế đô thị, TP. Mỹ Tho sẽ tập trung xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các trung tâm thương mại có tính chất phát luồng, đầu mối, trung chuyển trên các hành lang phát triển kinh tế - đô thị chính kết hợp với các khu thương mại phố thị; phát triển du lịch sinh thái theo hướng tiến đến trở thành 1 trong các trung tâm điều phối cấp vùng. Cùng với đó là cải thiện hiệu quả sản xuất công nghiệp và thu hút đầu tư các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao...

TP. Mỹ Tho cũng sẽ chú trọng đầu tư vào các công trình trọng điểm như: Kết nối đường tỉnh 870B ra nhánh rẽ đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ; phát triển tuyến đường vành đai 2 nhằm tạo hành lang phát triển cho đô thị mở rộng; kết hợp đồng bộ phát triển các trục đường gom, đường hướng tâm với việc mở rộng quỹ đất phát triển đô thị, trên cơ sở đó hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản và hạ tầng các công trình thương mại - dịch vụ theo chức năng quy hoạch chung có tính đầu mối, phát luồng cho phát triển giao lưu kinh tế và dân cư (chợ, khu và trung tâm thương mại, siêu thị, phố thương mại, các khu dịch vụ chuyên đề); phát triển Khu du lịch cù lao Thới Sơn; phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp dịch vụ kết hợp với du lịch.

Nằm trong quy hoạch phát triển, đến năm 2030 TP. Mỹ Tho sẽ trở thành trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và hội

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

chợ thông tin - triển lãm, chẩn đoán và điều trị kỹ thuật cao... của khu vực Bắc sông Tiền. TP. Mỹ Tho sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người nằm trong nhóm dẫn đầu so với mặt bằng chung cả tỉnh.

Bên cạnh đó, TP. Mỹ Tho sẽ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu đô thị trung tâm và 4 khu đô thị đồng bộ với việc tách lập thêm 2 phường mới; phát triển đô thị theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường, cảnh quan.

Trên cơ sở đó, cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, trong đó dịch vụ giữ vai trò khu vực kinh tế chủ đạo, chủ lực; đồng thời phát triển đồng bộ công nghiệp - xây dựng theo hướng tăng hàm lượng công nghệ, đẩy mạnh nông nghiệp đô thị công nghệ cao...

Về văn hóa nghệ thuật, Mỹ Tho có những công trình kiến trúc tôn giáo như: chùa Bửu Lâm, chùa Thiên Phước, chùa Vĩnh Tràng, nhà thờ Chánh Tòa… Vùng đất này còn được xem là một trong nhũng nơi nghệ thuật cải lương ra đời sớm nhất như: ban nhạc Ca ro bô của ông Nguyễn Tổng Triều (Tư Triều), gánh hát thầy Năm Tú, gánh hát Nam Đồng Ban, gánh hát Tái Đồng Ban… là nơi sản sinh ra nhiều danh tài cải lương tiêu biểu như: NSND Năm Châu (Nguyễn Thành Châu), Năm Phỉ (Lê Thị Phỉ), Bảy Nam (Lê Thị Nam), Phùng Há (Trương Phụng Hảo),… đồng thời Mỹ Tho cũng là quê hương của họa sĩ tài danh Nguyễn Sáng…

Ở vị trí chiến lược quan trọng, thành phố Mỹ Tho là nơi tập hợp nhiều anh hùng hào kiệt kháng chiến chống phong kiến, chống thực dân pháp ngay khi chúng vừa đặt chân lên đất Nam kỳ. Qua các giai đoạn lịch sử, bao giờ thành phố Mỹ Tho cũng là nơi đụng đầu ác liệt gồm lực lượng cách mạng chính nghĩa với các thế lực thực dân, đế quốc và phản động. Nhân dân thành phố Mỹ Tho mang trong mình truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước, đã xây dựng trên quê hương Mỹ Tho nếp sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và nêu cao tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất hơn 3 thế kỷ qua.

Thành phố Mỹ Tho ngày càng phát triển, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh, phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Với quy mô kinh tế lớn nhất tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Mỹ Tho gấp

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1,2 - 1,4 lần tốc độ tăng bình quân của tỉnh, trong năm 2016, giá trị sản xuất đạt 38.862 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,680 triệu đồng. Tổng thu ngân sách là 486,4 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư là 7.591 tỷ đồng, Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 21.716,44 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện được 28.089,75 tỷ đồng, chiếm 35,15% của tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực hiện 2.513,98 tỷ đồng, chiếm 5,86% của tỉnh. Các chỉ tiêu về văn hóa xã hội, quốc phòng – quân sự địa phương đều đạt và vượt so chỉ tiêu tỉnh giao.

Năm 2017 giá trị sản xuất (GO) của thành phố Mỹ Tho tăng 15,1% (khu vực 1 tăng 5,2%, khu vực 2 tăng 17,8% và khu vực 3 tăng 7,3%), giá trị sản xuất chiếm 29,1% giá trị sản xuất toàn tỉnh; trong cơ cấu giá trị sản xuất, khu vực phi nông nghiệp chiếm chủ yếu (khu vực 2 chiếm 75,9%, khu vực III chiếm 18,3% và khu vực 1 chiếm 5,8%); số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 37,4% số doanh nghiệp toàn tỉnh; các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo ở mức thấp (1,65%)… Cơ sở hạ tầng trong nhiều năm qua được tập trung đầu tư, nhất là các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh đã và đang triển khai trên địa bàn, đã góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố tiếp tục phát triển và tạo bộ mặt đô thị Mỹ Tho ngày càng khang trang, hiện đại hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)