1.2.1 Kinh nghiệm nâng c o chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở tỉnh
Bắc Gi ng
- Quy hoạch cán bộ chính quyền
Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, huyện, Đảng ủy, UBND cấp xã triển khai thực hiện tốt việc quy hoạch đội ngũ cán bộ kế cận trẻ, có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng kế hoạch và tiến hành đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định, đồng thời tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp công tác, công vụ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn cán bộ, Đảng ủy, UBND cấp xã xem xét giới thiệu ứng cử để bầu giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND theo quy định.
- Tuyển dụng cán bộ, công chức:
+ Việc tổ chức bầu cử các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thực hiện theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Số lượng Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp xã đã được bầu đủ số lượng tại 227 đơn vị hành chính cấp xã.
+ Thời gian qua, các huyện, thành phố tổ chức tuyển dụng các chức danh công chức cấp xã thông qua hình thức thi tuyển, để bổ sung, thay thế khi có chức danh công chức bị thiếu, khuyết do điều động, bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn, thuyên chuyển hoặc thiếu hụt do cơ học. Công tác thi tuyển được tiến hành công khai, minh bạch đúng quy trình, quy định.
- Điều động, luân chuyển cán bộ, công chức:
Các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, toàn diện về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính chiến lược của công tác luân chuyển cán bộ, là phương thức để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ trẻ, triển vọng. Từ nhận thức trên, các cấp, các ngành đã tập trung đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, tăng cường cán bộ cho những nơi gặp khó khăn về nhân sự chủ chốt hoặc các địa phương có vấn đề về đoàn kết nội bộ. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển cán bộ với chuẩn bị nhân sự cấp ủy, HĐND và UBND các cấp.
Trong những năm qua, Thành ủy, Huyện ủy, UBND cấp huyện kịp thời điều động, luân chuyển 50 cán bộ, công chức từ cấp huyện (Lãnh đạo các phòng, công chức chuyên môn thuộc khối Đảng, chính quyền) đến nhận nhiệm vụ và bố trí giữ những chức vụ chủ chốt tại cấp xã (Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND). Hầu hết CBCC được điều động, luân chuyển tích cực học tập, chịu khó phấn đấu, rèn luyện, có kiến thức toàn diện hơn, phát huy năng lực và thể hiện được bản lĩnh nên sớm tạo được uy tín nơi công tác mới; cán bộ được luân chuyển không phải là
người địa phương nên trong giải quyết công việc công tâm, khách quan hơn; cán bộ được luân chuyển đa phần trẻ tuổi, được đào tạo cơ bản đạt chuẩn, tiếp cận nhanh với công việc, điều kiện, môi trường làm việc mới, phát huy khả năng, sở trường, tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn và có bước trưởng thành.
- Trong những năm qua tỉnh Bắc Giang chủ trương đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ giữa các xã, thị trấn với nhau đối với các chức danh cán bộ cấp xã, đặc biệt đối với những người giữ chức vụ quá lâu.
- Đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức chính quyền:
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC chính quyền hiện theo quy định của Luật Cán bộ công chức, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Qua tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá CBCC của UBND cấp xã thì đa phần công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; tuy nhiên, vẫn còn một số CBCC hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ. Việc đánh giá CBCC được thực hiện nghiêm túc, không nể nang, né tránh, đánh giá đúng thực chất năng lực, trình độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao của CBCC.
1.2.2 Kinh nghiệm nâng c o chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã củ
thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Thành phố Sông Công nằm ở vùng trung du Bắc bộ, tiếp giáp giữa vùng rừng núi và đồng bằng bắc bộ. Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc bộ. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Sông Công trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Thành phố Sông Công có nhiều bước phát triển vượt bậc về kinh tế chính trị văn hóa xã hội kết quả đạt được như vậy cũng do có một đội ngũ cán bộ từ thành phố đến các phường, xã khá đồng đều, đảm bảo về số lượng và chất lượng mà đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Để làm được điều này, lãnh đạo thành phố đã có những biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đầy đủ phẩm chất đạo đức và trình độ, làm nòng
cốt cho sự phát triển và ổn định về chính trị tại địa phương. Với số lượng CCBB cấp xã là 226 người, thời gian qua, cấp ủy các cấp không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Ngân sách chi cho đào tạo cán bộ cơ sở là khá lớn. Tăng chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nòng cốt là cán bộ chủ chốt và công chức cấp xã, mà đặc biệt là cán bộ khối chính quyền, thành phố ban hành nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ đối thu hút cán bộ là sinh viên mới ra trường về làm việc ở cơ sở. Mặt khác, thành phố cũng đầu tư ngân sách phục vụ công tác tích cực nghiên cứu, áp dụng các mô hình tổ chức theo hướng tinh giản bộ máy và khoán quỹ lương cho đội ngũ CBCC cấp xã.
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng c o chất lượng cán bộ công chức cấp xã cho
huyện Võ Nh i tỉnh Thái Nguyên
Trước những bài học kinh nghiệm của các địa phương đã được trình bày ở trên, có thể thấy rõ ràng vai trò của từng công tác, từng yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng CBCC cấp xã. Với mỗi địa phương, tùy theo điều kiện của mình mà các yếu tố ảnh hưởng lại được sắp xếp với vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống quản lý chung. Từ đó hình thành một hệ thống các biện pháp quản lý, mang lại hiệu quả tốt nhất cho địa phương mình. Qua những kinh nghiệm đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tại các địa phương trên, có thể đúc rút ra bài học tham khảo cho huyện Võ Nhai về một số kinh nghiệm áp dụng cho công tác nâng cao chất lượng CBCC cấp xã như sau:
Để có một đội ngũ CBCC cấp xã, mà đặc biệt là CBCC đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước hiện nay, thì đòi hỏi huyện nên tập trung vào công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và lý luận chính trị cho CBCC đương nhiệm và cán bộ dự nguồn trong tương lai, phải xây dựng chính sách chế độ đãi ngộ cho CBCC cấp xã.
Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ công tác luân chuyển cán bộ chủ chốt công chức giữa các xã với nhau, giữa cấp huyện với cấp xã tạo cho CBCC có một môi trường làm việc thông thoáng, tự lực không trông chờ ỷ lại, không cục bộ địa phương. Công tác luân chuyển cán bộ giữa các xã và trong nội bộ huyện cũng cần phải có những quy định, quy chế rõ ràng, giúp phát huy tối đa hiệu quả hoạt động luân chuyển cán bộ. Để làm
được điều này cấp ủy, chính quyền huyện cần xây dựng một quy chế luân chuyển cán bộ phù hợp với đặc điểm đội ngũ cán bộ và điều kiện, vị trí của các xã trên địa bàn. Ngoài ra các cấp lãnh đạo huyện còn phải thực hiện chặt chẽ trong việc thực hiện đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ CBCC cấp xã. Điều này là rất quan trọng để tạo nên áp lực cần thiết để mỗi cán bộ có trách nhiệm thực hiện công việc của mình, thể hiện sự phân cấp năng lực, phân cấp trách nhiệm tại mỗi vị trí, giúp cho CBCC yên tâm trong công tác.
Trong công tác tuyển dụng phải thật sự dân chủ công khai minh bạch nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu về chất lượng, ưu tiên cho những người có tài có đức.