1.2.1 Kinh nghiệm nâng c o chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở tỉnh
Bắc Gi ng
- Quy hoạch cán bộ chính quyền
Căn cứ hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, huyện, Đảng ủy, UBND cấp xã triển khai thực hiện tốt việc quy hoạch đội ngũ cán bộ kế cận trẻ, có đạo đức, phẩm chất chính trị tốt, có năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng kế hoạch và tiến hành đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định, đồng thời tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp công tác, công vụ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chuẩn cán bộ, Đảng ủy, UBND cấp xã xem xét giới thiệu ứng cử để bầu giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND theo quy định.
- Tuyển dụng cán bộ, công chức:
+ Việc tổ chức bầu cử các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thực hiện theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Số lượng Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp xã đã được bầu đủ số lượng tại 227 đơn vị hành chính cấp xã.
+ Thời gian qua, các huyện, thành phố tổ chức tuyển dụng các chức danh công chức cấp xã thông qua hình thức thi tuyển, để bổ sung, thay thế khi có chức danh công chức bị thiếu, khuyết do điều động, bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn, thuyên chuyển hoặc thiếu hụt do cơ học. Công tác thi tuyển được tiến hành công khai, minh bạch đúng quy trình, quy định.
- Điều động, luân chuyển cán bộ, công chức:
Các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, toàn diện về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính chiến lược của công tác luân chuyển cán bộ, là phương thức để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ trẻ, triển vọng. Từ nhận thức trên, các cấp, các ngành đã tập trung đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, tăng cường cán bộ cho những nơi gặp khó khăn về nhân sự chủ chốt hoặc các địa phương có vấn đề về đoàn kết nội bộ. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển cán bộ với chuẩn bị nhân sự cấp ủy, HĐND và UBND các cấp.
Trong những năm qua, Thành ủy, Huyện ủy, UBND cấp huyện kịp thời điều động, luân chuyển 50 cán bộ, công chức từ cấp huyện (Lãnh đạo các phòng, công chức chuyên môn thuộc khối Đảng, chính quyền) đến nhận nhiệm vụ và bố trí giữ những chức vụ chủ chốt tại cấp xã (Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND). Hầu hết CBCC được điều động, luân chuyển tích cực học tập, chịu khó phấn đấu, rèn luyện, có kiến thức toàn diện hơn, phát huy năng lực và thể hiện được bản lĩnh nên sớm tạo được uy tín nơi công tác mới; cán bộ được luân chuyển không phải là
người địa phương nên trong giải quyết công việc công tâm, khách quan hơn; cán bộ được luân chuyển đa phần trẻ tuổi, được đào tạo cơ bản đạt chuẩn, tiếp cận nhanh với công việc, điều kiện, môi trường làm việc mới, phát huy khả năng, sở trường, tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn và có bước trưởng thành.
- Trong những năm qua tỉnh Bắc Giang chủ trương đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ giữa các xã, thị trấn với nhau đối với các chức danh cán bộ cấp xã, đặc biệt đối với những người giữ chức vụ quá lâu.
- Đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức chính quyền:
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng CBCC chính quyền hiện theo quy định của Luật Cán bộ công chức, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
Qua tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá CBCC của UBND cấp xã thì đa phần công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; tuy nhiên, vẫn còn một số CBCC hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ. Việc đánh giá CBCC được thực hiện nghiêm túc, không nể nang, né tránh, đánh giá đúng thực chất năng lực, trình độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao của CBCC.
1.2.2 Kinh nghiệm nâng c o chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã củ
thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Thành phố Sông Công nằm ở vùng trung du Bắc bộ, tiếp giáp giữa vùng rừng núi và đồng bằng bắc bộ. Sông Công là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa - xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên; là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bắc bộ. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Sông Công trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
Thành phố Sông Công có nhiều bước phát triển vượt bậc về kinh tế chính trị văn hóa xã hội kết quả đạt được như vậy cũng do có một đội ngũ cán bộ từ thành phố đến các phường, xã khá đồng đều, đảm bảo về số lượng và chất lượng mà đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Để làm được điều này, lãnh đạo thành phố đã có những biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đầy đủ phẩm chất đạo đức và trình độ, làm nòng
cốt cho sự phát triển và ổn định về chính trị tại địa phương. Với số lượng CCBB cấp xã là 226 người, thời gian qua, cấp ủy các cấp không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở. Ngân sách chi cho đào tạo cán bộ cơ sở là khá lớn. Tăng chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nòng cốt là cán bộ chủ chốt và công chức cấp xã, mà đặc biệt là cán bộ khối chính quyền, thành phố ban hành nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ đối thu hút cán bộ là sinh viên mới ra trường về làm việc ở cơ sở. Mặt khác, thành phố cũng đầu tư ngân sách phục vụ công tác tích cực nghiên cứu, áp dụng các mô hình tổ chức theo hướng tinh giản bộ máy và khoán quỹ lương cho đội ngũ CBCC cấp xã.
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng c o chất lượng cán bộ công chức cấp xã cho
huyện Võ Nh i tỉnh Thái Nguyên
Trước những bài học kinh nghiệm của các địa phương đã được trình bày ở trên, có thể thấy rõ ràng vai trò của từng công tác, từng yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng CBCC cấp xã. Với mỗi địa phương, tùy theo điều kiện của mình mà các yếu tố ảnh hưởng lại được sắp xếp với vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống quản lý chung. Từ đó hình thành một hệ thống các biện pháp quản lý, mang lại hiệu quả tốt nhất cho địa phương mình. Qua những kinh nghiệm đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tại các địa phương trên, có thể đúc rút ra bài học tham khảo cho huyện Võ Nhai về một số kinh nghiệm áp dụng cho công tác nâng cao chất lượng CBCC cấp xã như sau:
Để có một đội ngũ CBCC cấp xã, mà đặc biệt là CBCC đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước hiện nay, thì đòi hỏi huyện nên tập trung vào công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và lý luận chính trị cho CBCC đương nhiệm và cán bộ dự nguồn trong tương lai, phải xây dựng chính sách chế độ đãi ngộ cho CBCC cấp xã.
Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ công tác luân chuyển cán bộ chủ chốt công chức giữa các xã với nhau, giữa cấp huyện với cấp xã tạo cho CBCC có một môi trường làm việc thông thoáng, tự lực không trông chờ ỷ lại, không cục bộ địa phương. Công tác luân chuyển cán bộ giữa các xã và trong nội bộ huyện cũng cần phải có những quy định, quy chế rõ ràng, giúp phát huy tối đa hiệu quả hoạt động luân chuyển cán bộ. Để làm
được điều này cấp ủy, chính quyền huyện cần xây dựng một quy chế luân chuyển cán bộ phù hợp với đặc điểm đội ngũ cán bộ và điều kiện, vị trí của các xã trên địa bàn. Ngoài ra các cấp lãnh đạo huyện còn phải thực hiện chặt chẽ trong việc thực hiện đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ CBCC cấp xã. Điều này là rất quan trọng để tạo nên áp lực cần thiết để mỗi cán bộ có trách nhiệm thực hiện công việc của mình, thể hiện sự phân cấp năng lực, phân cấp trách nhiệm tại mỗi vị trí, giúp cho CBCC yên tâm trong công tác.
Trong công tác tuyển dụng phải thật sự dân chủ công khai minh bạch nhu cầu tuyển dụng, yêu cầu về chất lượng, ưu tiên cho những người có tài có đức.
1.3 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên [7] đã đúc kết và đưa ra những quan điểm, định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội. Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích trong trường hợp liên quan đến cán bộ là công chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Công trình “Hệ thống chính trị cơ sở nông thôn ở nước ta hiện nay” do Hoàng Chí Bảo chủ biên [8], đã làm rõ lịch sử và lý luận về làng xã và hệ thống chính trị ở cơ sở nước ta; nêu rõ cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay và đề ra một số phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hệ thống này.
Đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” của tác giả Lê Thị Thanh Bình, Trường Đại học Nông nghiệp [9] đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực đội ngũ CBCC cấp xã của Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giả Trần Khánh Thục, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh [10] đã
phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng công chức xã của tỉnh Nghệ An; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.
Như vậy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trên những góc độ khác nhau liên quan đến chủ đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nâng cao chất lượng CBCC xã ở huyện Võ Nhai đến nay chưa có một tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị đề tài và cũng là cơ hội để tác giả tìm hiểu nghiên cứu, góp thêm một tiếng nói để nâng cao chất lượng CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Võ Nhai, để phục vụ nhân dân tốt hơn, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nông thôn mới ngày nay.
Kết luận chương 1
Chương này là tổng quan lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, những vấn đề cơ bản về CBCC cấp xã bao gồm những khái niệm, đặc điểm, vai trò của CBCC cấp xã, trình bày quan niệm về tiêu chuẩn, chất lượng đội ngũ CBCC, các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Tổng quan thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng CBCC cấp xã của một số địa phương. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của Việt Nam.
Đội ngũ CBCC cấp xã có vị trí vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống chính trị và đã có sự đóng góp rất lớn trong sự nghiệp cách mạng, duy trì ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, là động lực của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Với toàn bộ nội dung được trình bày ở chương 1 là tiền đề, cơ sở để tiếp tục đi vào thực tế, tiến hành đi phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã nói chung, thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Võ Nhai nói riêng trong thời gian qua. Đó cũng chính là cơ sở phân tích trong chương 2.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1 Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lí, 1050 45’ - 1060 17’ Kinh độ Đông; 210
36’ - 210 56’ Vĩ độ Bắc. - Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn)
- Phía Tây giáp với huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương
- Phía Nam giáp với huyện Đồng Hỷ và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) - Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn)
Thị trấn Đình Cả, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 37 km và cách thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn 80km.
2.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao, dãy Ngân Sơn và dãy Bắc Sơn cho nên huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít. Huyện có phần lớn là diện tích vùng núi đá vôi (chiếm 92%), trong khi những vùng đất bằng phẳng, thuận lợi tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi.
Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100m đến 450m. Căn cứ vào địa hình địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có những đặc điểm khác nhau. Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có 3 vùng khác nhau nhưng điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất.
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1 Về kinh tế
Kinh tế huyện Võ Nhai cơ bản vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (chiếm 55% tỷ trọng). Do còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đất đai kém màu mỡ, cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ dân trí thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân giai đoạn 2008 - 2018 đạt từ 5- 6% trên 1 năm. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ đã có những bước cải thiện.
Năm 2018, giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 812 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 1.086 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ đạt 137 tỷ đồng.
2.1.2.2 Về xã hội
- Dân số, lao động: