Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 49)

2.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của huyện

2.3.3 Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng phát triển

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, kiến thức về hội nhập và kỹ năng thực thi công việc để phục vụ yêu cầu của công dân, tổ chức ngày càng tốt hơn. Thông qua đó, giúp họ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao, đồng thời hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch và của từng vị trí chức danh đang đảm nhiệm.

Trong nhiều năm qua, công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC của huyện, của xã luôn được chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 2016 đến năm 2018 huyện đã đầu tư gần 600 triệu đồng để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC xã; coi trọng việc gắn quy hoạch với đào tạo bồi dưỡng; chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời có những giải pháp cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này. Thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp xã dần được nâng cao. Đội ngũ CBCC đã làm tốt hơn nhiệm vụ tham mưu, đề xuất nhiều giải pháp để thực thi có hiệu quả nhiệm vụ. Các kiến thức cơ bản về

chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học quản lý, chính trị, pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức thực thi công vụ... cùng với các kỹ năng mềm như: kỹ năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, kỹ năng quản lý và phát triển nhân sự, kỹ năng giải quyết công vụ, kỹ năng giải quyết tình huống... đã được vận dụng vào giải quyết công việc, bước đầu tạo được niềm tin của công dân và tổ chức vào cơ quan nhà nước.

Bảng 2.8 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã huyện Võ Nhai

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Tổng số CBCC được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn

2016 - 2018 (người)

Tổng số CBCC cần đào tạo, bồi dưỡng

(người)

Tỷ lệ (%)

Cao cấp lý luận chính trị 2 30 6,67 Trung cấp lý luận chính trị 102 246 41,46 Kiến thức QLNN chương trình chuyên viên 127 211 60,19 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 189 316 59,81

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Võ Nhai)

Bảng số liệu 2.8 cho thấy tỷ lệ đào tạo bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị cao cấp chỉ đạt 6,67 %, phản ánh thực tế nhu cầu về đào tạo lý luận chính trị cao cấp cho đội ngũ CBCC cấp xã mà chủ yếu là cán bộ chủ chốt cấp xã chưa cao, chủ yếu tập trung vào đội ngũ công chức lãnh đạo cấp huyện. Việc đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, kiến thức QLNN chương trình chuyên viên giai đoạn 2016 - 2018 đạt tỷ lệ lần lượt là 41,46 %, 60,19% trên tổng số CBCC cần được đào tạo. Từ đó cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng về trình độ trung cấp lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cho đội ngũ CBCC cấp xã trong giai đoạn 2016 - 2018 đã được quan tâm. Việc thực hiện bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đạt 59,81 % trên tổng số CCBC cấp xã, chủ yếu tập trung bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, đội ngũ cán bộ khối đảng, đoàn thể ít được bồi dưỡng hơn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của huyện Võ Nhai còn có những hạn chế, tồn tại đó là:

- Thời gian đào tạo, bồi dưỡng chưa hợp lý. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thường tổ chức vào cuối năm, đây là thời điểm công việc nhiều nên dẫn đến việc gây

khó khăn cho CBCC về việc phân bổ thời gian cho công việc với thời gian tham gia tập huấn, giảm hiệu quả trong tiếp thu các kiến thức được bồi dưỡng.

- Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa đủ mạnh, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo còn hạn chế, không phù hợp với hoạt động cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc cho CBCC.

- Chất lượng đào tạo được quan tâm và có những chuyển biến tích cực nhưng trên thực tế vẫn chưa mang tính căn bản. Điều này thể hiện ở một số mặt như sau: Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ cụ thể chưa được chú trọng; phương pháp đào tạo còn nặng về lý thuyết; nội dung chương trình đào tạo còn trùng lặp; kết quả đào tạo, bồi dưỡng chưa được đánh giá một cách đầy đủ, kịp thời và khách quan; tính quy hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng chưa cao.

2.3.4 Thực trạng công tác kiểm tr , đánh giá

Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, giải quyết khiếu nại tố cáo CBCC đã được triển khai thực hiện, hàng năm Thanh tra huyện vụ đều có kế hoạch kiểm tra, thanh tra công vụ và tiến hành kiểm tra 15/15 xã, thị trấn, nhằm phát hiện những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về CBCC. Tuy nhiên, công tác thanh tra công vụ chưa được quan tâm đúng mức; lực lượng công chức làm thanh tra công vụ mỏng nên khó kiểm soát được hành vi vi phạm công vụ của CBCC.

Để quản lý đội ngũ CBCC tốt thì việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ này là một việc quan trọng và cần thiết. Kiểm tra, đánh giá CBCC được coi là khâu khó và nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC cũng như giúp CBCC phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của CBCC; đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho CBCC phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Giai đoạn 2016 - 2018, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã có những mặt tiến bộ về nhận thức và cách làm. Hằng năm, UBND huyện có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến các xã, thị trấn thực hiện đánh giá, phân loại CBCC; gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá CBCC. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CBCC.

Việc đánh giá CBCC được dựa trên các quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức.

Trong quá trình đánh giá CBCC đa số cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị đã bám sát quy định đánh giá CBCC; nắm vững về thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung trong việc đánh giá CBCC, duy trì thường xuyên, có nề nếp việc đánh giá CBCC định kỳ hàng năm, theo nhiệm kỳ và đánh giá trước khi giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật; đã chú trọng lấy chất lượng, hiệu quả công việc được giao, lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ chủ yếu để đánh giá. Quy trình đánh giá CBCC đã thực hiện dân chủ, khách quan, xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền và cách giải quyết các mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân trong quá trình đánh giá, phân loại, góp phần quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng công tác cán bộ.

Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá, phân loại CBCC, một số đơn vị chưa thực sự lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu. Một số nơi việc đánh giá cán bộ còn chung chung, thiếu cụ thể, còn tình trạng nể nang, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình còn hạn chế.

Bảng số liệu 2.9 cho thấy: Năm 2016 số người được đánh giá, phân loại 332 người, trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 4 người, chiếm 1,21 %, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 325 người, chiếm 97,89 %; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: 2 người, chiếm 0,6 %; không hoàn thành nhiệm vụ: 1 người, chiếm 0,3 %.

Năm 2017 số người được đánh giá, phân loại 326 người, trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 4 người, chiếm 1,23 %, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 315 người, chiếm

96,63 %; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: 5 người, chiếm 1,53 %; không hoàn thành nhiệm vụ: 2 người, chiếm 0,61 %.

Năm 2018 số người được đánh giá, phân loại 316 người, trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 5 người, chiếm 1,59 %, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 295 người, chiếm 93,35 %; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: 10 người, chiếm 3,16%; không hoàn thành nhiệm vụ: 6 người, chiếm 1,90 %.

Bảng 2.9 Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ công chức cấp xã huyện Võ Nhai

Mức đánh giá, phân loại

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng

(người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 4 1,21 4 1,23 5 1,59 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 325 97,89 315 96,63 295 93,35 Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn

hạn chế về năng lực 2 0,60 5 1,53 10 3,16 Không hoàn thành nhiệm vụ 1 0,30 2 0,61 6 1,90 Tổng cộng 332 100 326 100 316 100

(Nguồn Phòng Nội vụ huyện Võ Nhai)

Như vậy, công tác đánh giá, phân loại CBCC đã được thực hiện nghiêm túc hơn trong năm 2018, tỷ lệ CBCC hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ có tỷ lệ cao hơn những năm trước. Đánh giá đúng thực trạng chất lượng của đội ngũ CBCC.

Kết quả trên cũng thể hiện chất lượng đội ngũ CBCC không đồng đều, năng lực còn hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được quan tâm bồi dưỡng trong thời gian tiếp theo.

2.3.5 Thực trạng công tác khuyến khích, đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ CBCC bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng.

Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lợi ích

vật chất và tinh thần đan xen với nhau, trong phần thưởng về vật chất có phần thưởng về tinh thần, ngay cả mức lương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần còn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất.

Những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Võ Nhai đã quan tâm chú ý đến chế độ chính sách, đãi ngộ cho CBCC cấp xã. Một số chế độ chính sách đãi ngộ đối với CBCC của huyện Võ Nhai như: tạo điều kiện để CBCC phát huy tài năng, sức sáng tạo, khả năng cống hiến trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay; xây dựng và thực hiện các chế độ trong tuyển dụng, môi trường công tác và cung cấp đầy đủ các điều kiện để đảm bảo chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC; chế độ lương thưởng, nâng ngạch, chuyển xếp lương vào ngạch và các khoản phúc lợi được thực hiện đầy đủ, đúng quy định và mang tính động viên, khuyến khích cao; được đảm bảo quyền học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật và các chế độ đãi ngộ khác; hàng năm được học tập, bồi dưỡng nhằm trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc để CBCC thực hiện công việc được giao tốt hơn, hiệu quả hơn; thực hiện công tác khen thưởng gắn với kết quả đánh giá, xếp loại CBCC; tổ chức khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xử lý vi phạm, khiếu nại liên quan đến CBCC đảm bảo sự công bằng, minh bạch. Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với CBCC cấp xã được UBND huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của CBCC. Từ năm 2016 đến 2018, cấp xã có 43 người được nâng ngạch, chuyển xếp lương vào ngạch; thực hiện nâng bậc lương thường xuyên, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung cho 298 người, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ cho 72 người; phê duyệt danh sách CBCC với 679 lượt người được hưởng các khoản phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hàng năm đều thực hiện

tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, tặng danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cơ sở cho CBCC có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, kịp thời động viên tinh thần, phong trào thi đua tại cơ sở.

2.3.6 Công tác xây dựng văn hó công sở, cải cách hành chính

Trụ sở làm việc của các xã, thị trấn đều đã được xây dựng hai tầng, bố trí phòng làm việc cho CBCC, tuy nhiên chưa đảm bảo đủ số phòng làm việc, diện tích phòng làm việc theo quy định. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, hợp lý, thuận tiện cho công việc. Phòng làm việc đều có biển tên, họ và tên, chức danh CBCC.

CBCC chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, quy chế của cơ quan, trang phục gọn gàng, lịch sự. Đối với công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều được trang bị đồng phục bảo đảm văn minh, lịch sự. Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, CBCC luôn có thái độ thân thiện, hợp tác và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, có ý thức giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, CBCC thể hiện văn minh, lịch sự, nghiêm túc, lắng nghe nhân dân trình bày ý kiến, nguyện vọng, không gây căng thẳng, bức xúc.

Công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã để chỉ đạo, điều hành quyết liệt công tác CCHC. Trong những năm gần đây, công tác CCHC của huyện, của xã có nhiều chuyển biến tích cực. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ CCHC tại cơ quan, đơn vị do mình phụ trách. Thực hiện đầy đủ các nội dung trong chương trình CCHC của Chính phủ, của tỉnh, của huyện. Triển khai có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Các xã, thị trấn đều đã bố trí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo đủ diện tích theo quy định, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa, sử dụng phần mềm theo dõi giải quyết hồ sơ, màn hình cảm ứng, camera giám sát, hoạt động vận hành ổn định, hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 49)