Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên. Có toạ độ địa lí, 1050 45’ - 1060 17’ Kinh độ Đông; 210

36’ - 210 56’ Vĩ độ Bắc. - Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn)

- Phía Tây giáp với huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương

- Phía Nam giáp với huyện Đồng Hỷ và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) - Phía Bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn)

Thị trấn Đình Cả, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 37 km và cách thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn 80km.

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao, dãy Ngân Sơn và dãy Bắc Sơn cho nên huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít. Huyện có phần lớn là diện tích vùng núi đá vôi (chiếm 92%), trong khi những vùng đất bằng phẳng, thuận lợi tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi.

Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100m đến 450m. Căn cứ vào địa hình địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có những đặc điểm khác nhau. Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có 3 vùng khác nhau nhưng điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Về kinh tế

Kinh tế huyện Võ Nhai cơ bản vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (chiếm 55% tỷ trọng). Do còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đất đai kém màu mỡ, cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ dân trí thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân giai đoạn 2008 - 2018 đạt từ 5- 6% trên 1 năm. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ đã có những bước cải thiện.

Năm 2018, giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 812 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 1.086 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ đạt 137 tỷ đồng.

2.1.2.2 Về xã hội

- Dân số, lao động:

Huyện Võ Nhai có 15 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn và 14 xã. Dân số của huyện tính đến năm 2018 là 73.384 người, mật độ trung bình: 83 người/km2, phân bố không đồng đều giữa các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu, vùng xa có mật độ thấp 22-25 người/km2.

Trên địa bàn huyện hiện có 08 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 32,1%, Tày: 22,7%, Nùng: 20,2%, Dao: 14,1%, Mông: 6,2%, Sán Chay: 4,3%, Sán Dìu: 0,3%, Mường: 0,1%. Do trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống và đa số sống ở vùng núi nên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của các dân tộc thiểu số là rất cao. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 19,41%, hộ cận nghèo là 15,03%. Số lao động trong độ tuổi năm 2018 của huyện chiếm 57,84% dân số trung bình; trong đó lao động nữ chiếm 50,32% tổng số lao động. Lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn là chiếm một tỷ lệ rất lớn đến trên 90% tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện. Lao động trong độ tuổi hoạt động trong ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ rất lớn 86,3% trong các ngành kinh tế của huyện.

Trong những năm qua, cơ chế quản lý có nhiều đổi mới, với phương châm sử dụng kết hợp và tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư, trên địa bàn huyện đã xây dựng được một số công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào.

Về xây dựng, huyện đã chủ động thu hút các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế xã, trụ sở UBND xã, xây dựng các công trình công cộng. - Về giáo dục:

Trên địa bàn huyện có 3 trường trung học phổ thông, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở, 23 trường cấp trung học cơ sở, 21 trường cấp tiểu học, 20 trường mầm non công lập. Số lượng trường lớp, giáo viên đảm bảo chất lượng dạy và học, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn huyện.

- Về y tế và chăm sóc sức khỏe:

Hiện tại ở huyện có một trung tâm y tế huyện với 140 giường bệnh, đội ngũ y, bác sỹ cơ bản đáp ứng được yêu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)