Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Tổng số CBCC được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn
2016 - 2018 (người)
Tổng số CBCC cần đào tạo, bồi dưỡng
(người)
Tỷ lệ (%)
Cao cấp lý luận chính trị 2 30 6,67 Trung cấp lý luận chính trị 102 246 41,46 Kiến thức QLNN chương trình chuyên viên 127 211 60,19 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 189 316 59,81
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Võ Nhai)
Bảng số liệu 2.8 cho thấy tỷ lệ đào tạo bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị cao cấp chỉ đạt 6,67 %, phản ánh thực tế nhu cầu về đào tạo lý luận chính trị cao cấp cho đội ngũ CBCC cấp xã mà chủ yếu là cán bộ chủ chốt cấp xã chưa cao, chủ yếu tập trung vào đội ngũ công chức lãnh đạo cấp huyện. Việc đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, kiến thức QLNN chương trình chuyên viên giai đoạn 2016 - 2018 đạt tỷ lệ lần lượt là 41,46 %, 60,19% trên tổng số CBCC cần được đào tạo. Từ đó cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng về trình độ trung cấp lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cho đội ngũ CBCC cấp xã trong giai đoạn 2016 - 2018 đã được quan tâm. Việc thực hiện bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đạt 59,81 % trên tổng số CCBC cấp xã, chủ yếu tập trung bồi dưỡng cho đội ngũ công chức, đội ngũ cán bộ khối đảng, đoàn thể ít được bồi dưỡng hơn.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của huyện Võ Nhai còn có những hạn chế, tồn tại đó là:
- Thời gian đào tạo, bồi dưỡng chưa hợp lý. Các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thường tổ chức vào cuối năm, đây là thời điểm công việc nhiều nên dẫn đến việc gây
khó khăn cho CBCC về việc phân bổ thời gian cho công việc với thời gian tham gia tập huấn, giảm hiệu quả trong tiếp thu các kiến thức được bồi dưỡng.
- Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa đủ mạnh, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo còn hạn chế, không phù hợp với hoạt động cập nhật, trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc cho CBCC.
- Chất lượng đào tạo được quan tâm và có những chuyển biến tích cực nhưng trên thực tế vẫn chưa mang tính căn bản. Điều này thể hiện ở một số mặt như sau: Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ cụ thể chưa được chú trọng; phương pháp đào tạo còn nặng về lý thuyết; nội dung chương trình đào tạo còn trùng lặp; kết quả đào tạo, bồi dưỡng chưa được đánh giá một cách đầy đủ, kịp thời và khách quan; tính quy hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng chưa cao.
2.3.4 Thực trạng công tác kiểm tr , đánh giá
Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, giải quyết khiếu nại tố cáo CBCC đã được triển khai thực hiện, hàng năm Thanh tra huyện vụ đều có kế hoạch kiểm tra, thanh tra công vụ và tiến hành kiểm tra 15/15 xã, thị trấn, nhằm phát hiện những hạn chế, tồn tại trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về CBCC. Tuy nhiên, công tác thanh tra công vụ chưa được quan tâm đúng mức; lực lượng công chức làm thanh tra công vụ mỏng nên khó kiểm soát được hành vi vi phạm công vụ của CBCC.
Để quản lý đội ngũ CBCC tốt thì việc kiểm tra, đánh giá đội ngũ này là một việc quan trọng và cần thiết. Kiểm tra, đánh giá CBCC được coi là khâu khó và nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC cũng như giúp CBCC phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của CBCC; đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho CBCC phát huy được sở trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Giai đoạn 2016 - 2018, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã có những mặt tiến bộ về nhận thức và cách làm. Hằng năm, UBND huyện có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến các xã, thị trấn thực hiện đánh giá, phân loại CBCC; gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá CBCC. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CBCC.
Việc đánh giá CBCC được dựa trên các quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá, phân loại CBCC, viên chức.
Trong quá trình đánh giá CBCC đa số cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị đã bám sát quy định đánh giá CBCC; nắm vững về thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung trong việc đánh giá CBCC, duy trì thường xuyên, có nề nếp việc đánh giá CBCC định kỳ hàng năm, theo nhiệm kỳ và đánh giá trước khi giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật; đã chú trọng lấy chất lượng, hiệu quả công việc được giao, lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ chủ yếu để đánh giá. Quy trình đánh giá CBCC đã thực hiện dân chủ, khách quan, xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền và cách giải quyết các mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân trong quá trình đánh giá, phân loại, góp phần quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng công tác cán bộ.
Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá, phân loại CBCC, một số đơn vị chưa thực sự lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu. Một số nơi việc đánh giá cán bộ còn chung chung, thiếu cụ thể, còn tình trạng nể nang, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình còn hạn chế.
Bảng số liệu 2.9 cho thấy: Năm 2016 số người được đánh giá, phân loại 332 người, trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 4 người, chiếm 1,21 %, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 325 người, chiếm 97,89 %; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: 2 người, chiếm 0,6 %; không hoàn thành nhiệm vụ: 1 người, chiếm 0,3 %.
Năm 2017 số người được đánh giá, phân loại 326 người, trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 4 người, chiếm 1,23 %, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 315 người, chiếm
96,63 %; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: 5 người, chiếm 1,53 %; không hoàn thành nhiệm vụ: 2 người, chiếm 0,61 %.
Năm 2018 số người được đánh giá, phân loại 316 người, trong đó: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 5 người, chiếm 1,59 %, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 295 người, chiếm 93,35 %; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: 10 người, chiếm 3,16%; không hoàn thành nhiệm vụ: 6 người, chiếm 1,90 %.