Chức danh
Định mức biên chế
(người)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Cán bộ 172 161 48,49 157 48,16 154 48,73 Công chức 185 171 51,51 169 51,84 162 51,27 Tổng cộng 357 332 100 326 100 316 100
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Võ Nhai)
Bảng 2.1 cho thấy số lượng CBCC cấp xã ở huyện Võ Nhai có biến động giảm. Năm 2017 giảm so với năm 2016 là 6 người, năm 2018 giảm so với năm 2017 là 10 người, trong giai đoạn 2016-2018 giảm 16 người. Nguyên nhân giảm là do CBCC lớn tuổi nghỉ hưu hoặc vi phạm kỷ luật buộc cho thôi việc hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, huyện chưa tuyển dụng bố trí kịp thời.
Các xã, thị trấn vẫn chưa bố trí hết số biên chế CBCC được giao. Cụ thể năm 2016 còn trống 25 biên chế, chiếm tỷ lệ 7,00%; năm 2017 còn trống 31 biên chế, chiếm 9,34%; năm 2018 còn trống 41 biên chế, chiếm 12,58%.
Qua việc phân tích trên cho thấy các xã trên địa bàn huyện Võ Nhai chưa kịp thời bổ sung về mặt số lượng cho đội ngũ CBCC cấp xã để kịp thời đảm bảo số lượng cho các chức danh còn thiếu.
2.2.1.2 Cơ cấu đội ngũ cán bộ công chức cấp xã theo giới tính
Cơ cấu CBCC cấp xã theo giới tính trên địa bàn huyện Võ Nhai được thể hiện ở bảng 2.2. Theo số liệu tại bảng 2.2 cho thấy cơ cấu CBCC cấp xã chủ yếu tập trung là nam giới, số CBCC nữ không có nhiều. Nhìn tổng thể số lượng CBCC cấp xã trong toàn
huyện thì nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới. CBCC là nam giới chiếm tỷ lệ 78,80% trong tổng số CCBC cấp xã, trong khi CBCC là nữ giới chiếm tỷ lệ 21,20%. Tỷ lệ CBCC là nam giới cao hơn nữ giới, nguyên nhân chính do đặc thù của cấp xã, cơ bản nguồn CBCC đều phát triển từ cơ sở, qua các vị trí trưởng thành dần, vì vậy nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữ giới, nam giới thường có nhiều điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận đi công tác xa tốt hơn so với nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường phải tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc, ở cấp xã nữ giới chủ yếu được bố trí vào chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Văn phòng - thống kê, Tài chính - kế toán. Vấn đề này cũng là thực trạng chung của cả nước ta, ngoài ra vẫn còn định kiến giới và bất bình đẳng giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, một cách chủ động và có kế hoạch. Đặc biệt là cơ sở, tư tưởng không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ, chỉ phục tùng nam, tư tưởng phong kiến. Bên cạnh đó, đôi khi gia đình cũng là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia công tác xã hội. Nếu như với nam giới, khi tham gia hoạt động xã hội thì được ủng hộ và tạo điều kiện của vợ và các thành viên khác trong gia đình, trong khi nữ giới ít nhận được sự ủng hộ hơn, họ được nghĩ là nên chăm lo công việc gia đình.