Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 66)

3.2.2.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của huyện Võ Nhai còn hạn chế về nội dung, phương pháp đào tạo, thời gian, đối tượng đào tạo và cơ sở hệ thống đào tạo bồi dưỡng chưa đạt yêu cầu.

Công tác đào tạo chuyên môn và lý luận chính trị theo chế độ tập trung, tuy có chú trọng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu.

3.2.2.2 Nội dung của giải pháp

Công tác đào tạo, bồi dưỡng là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC. Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã phải theo quy định của Chính phủ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời phù hợp với kế hoạch sử dụng CBCC của huyện Võ Nhai. Nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của công việc, của vị trí công tác. Điều này có nghĩa là ở vị trí công tác đó cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nào, công việc đòi hỏi trình độ nào thì bồi dưỡng kiến thức với trình độ tương đương. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, phân tích công việc từ đó tìm ra nội dung cần thiết phải được đào tạo, bồi dưỡng. Đây là việc không đơn giản nhưng sẽ là hữu ích và hiệu quả khi chúng ta có một bảng tổng hợp chi tiết về phân tích công việc và là mẫu số chung để áp dụng trên diện rộng. Nếu tiến hành được việc này thì việc lựa chọn CBCC đi học trở nên dễ dàng hơn do CBCC được chọn phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Bên cạnh nội dung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, tin học, cần chú ý tăng cường bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính, pháp luật và các kỹ năng hoạt động, công tác ở cấp xã, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ của CBCC cấp xã.

Có thể vận dụng một số giải pháp về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng như:

- Kinh phí đào tạo do ngân sách tỉnh, huyện đài thọ toàn bộ theo cơ chế hợp đồng, học viên sau khi được đào tạo về phục vụ công tác tại xã trong thời gian nhất định, đồng thời ràng buộc trách nhiệm bồi thường kinh phí đào tạo khi không nhận nhiệm vụ sau đào tạo.

- Có chế độ học bổng cho học viên theo học đồng thời bố trí chỗ ở cho học sinh không phải đóng tiền.

- Chương trình đào tạo kết hợp vừa học tập chuyên môn nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước giúp học viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp cận ngay với công việc được giao.

- Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường Đại học cần có kế hoạch soát xét điều kiện tiêu chuẩn chính trị, nơi cư trú để tiếp cận, có chính sách trợ cấp, hỗ trợ trong thời gian theo học và chính sách thu hút về làm việc ở xã ngay sau khi tốt nghiệp ra trường. Các đối tượng này khi trở về địa phương công tác, phải chú ý bồi dưỡng kỹ năng và thái độ ứng xử nhằm tạo uy tín trước cộng đồng dân cư, là nguồn giới thiệu ra ứng cử vào các chức danh chủ chốt của xã sau này.

3.2.2.3 Điều kiện thực hiện giải pháp

Bồi dưỡng, đào tạo muốn đạt được chất lượng cao thì cần phải có hệ thống tài liệu, giáo trình đầy đủ, đội ngũ giảng viên vừa có kiến thức chuyên sâu, vừa có kiến thức thực tế, cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu cho việc học tập. Nếu được tạo điều kiện thuận lợi về điều này thì chất lượng của đào tạo, bồi dưỡng sẽ tăng lên đáng kể vì thực tế hiện nay việc trang bị tài liệu học tập, cơ sở vật chất kỹ thuật cho CBCC vẫn còn hạn chế.

3.2.2.4 Dự kiến kết quả giải pháp mang lại

Thực hiện tốt nội dung về đào tạo, bồi dưỡng sẽ đạt được hai mục tiêu: Một là, tránh được lãng phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục tình trạng “Người đi học thì không được làm, người đi làm thì không được học”. Hai là, đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch, kế hoạch sẽ gắn với mục đích sử dụng nguồn CBCC này. Điều này sẽ

tạo ra động lực khuyến khích CBCC nhiệt tình, hăng say học tập vì họ biết những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng sẽ được vận dụng, họ sẽ được trọng dụng vào một vị trí công tác mới hay đơn giản là họ được sử dụng các kiến thức mình được trang bị vào mục đích nhất định.

3.2.3 Nâng c o chất lượng bầu cử, tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã

3.2.3.1 Nâng cao chất lượng công tác bầu cử cán bộ cấp xã

- Căn cứ đề xuất giải pháp:

Xuất phát từ thực trạng chất lượng công tác bầu cử tại địa phương chưa cao, còn mang tính cục bộ địa phương, bề phái, dòng họ, lợi ích nhóm, do đó cần có giải pháp nâng cao chất lượng công tác bầu cử.

- Nội dung của giải pháp:

Thực hiện tốt công tác quy hoạch lựa chọn sắp xếp CBCC đảm bảo đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo điều hành, cơ cấu để bầu vào Ban Chấp hành Đảng ủy để phân công đảm nhận các chức danh quan trọng lãnh đạo của Đảng, Chính quyền, Mặt Trận, các hội đoàn thể.

Lựa chọn các ứng cử viên đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn có tinh thần trách nhiệm cao có năng lực lãnh đạo điều hành có kinh nghiệm trong quản lý nhà nước có tính trung thực thẳng thắng; là những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân để bầu vào cơ quan HĐND, UBND cấp xã.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

Thứ nhất, phải nâng cao chất lượng nguồn cán bộ và hiệp thương vào danh sách bầu cử đại biểu HĐND. Đây là điều kiện đầu tiên quyết định chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. Vì đội ngũ các ứng cử viên đủ tiêu chuẩn là tiền đề để có số lượng các đại biểu đảm bảo chất lượng, từ đó sẽ có đội ngũ cán bộ chủ chốt đáp ứng tiêu chuẩn chức danh. Tuy nhiên chất lượng của công tác quy hoạch nguồn cán bộ và công tác hiệp thương lại phụ thuộc vào chất lượng của các công việc khác như: hệ thống tiêu chuẩn chức danh cụ thể, công tác quy hoạch cán bộ của Đảng; vai trò của các tổ chức quần chúng và UBMTTQ Việt Nam tại cấp xã.

Thứ hai, làm tốt công tác bầu cử. Công tác bầu cử bao gồm rất nhiều công đoạn và nhiệm vụ, từ việc tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri đến khi bỏ phiếu. Để công tác bầu cử bảo đảm chất lượng cần thực hiện tốt các nội dung như: tổ chức tiếp xúc cử tri và ứng cử viên; vận động và tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của bầu cử địa phương và trách nhiệm chính trị của cử tri trong việc bỏ phiếu, đặc biệt là xoá bỏ những định kiến dòng tộc, cục bộ địa phương trong việc tranh giành các chức vụ trong chính quyền một cách không minh bạch, niêm yết công khai lý lịch của họ.

Thứ ba, vai trò của tổ chức Đảng trong việc định hướng chỉ đạo lựa chọn những đại biểu ưu tú nhất nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong chính quyền (Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND) cần được tăng cường. Tuy nhiên, phải cần chú ý thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong tuyển chọn cán bộ phải theo cơ chế “cạnh tranh công khai”, mọi người đều bình đẳng và có cơ hội như nhau trong việc cạnh tranh lành mạnh vào các chức vụ chủ chốt của chính quyền cấp xã. Thực tế vấn đề “cạnh tranh công khai” còn rất hạn chế hiện nay.

Để công tác bầu cử HĐND cấp xã trên toàn quốc nói chung và của huyện Võ Nhai nói riêng có chất lượng cao thì Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về bầu cử địa phương với nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng. Huyện uỷ và UBND huyện Võ Nhai trên cơ sở các quy định của Nhà nước cần tiến hành chỉ đạo các địa phương thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, đảm bảo các cuộc bầu cử ở địa phương an toàn, dân chủ, đúng pháp luật.

- Dự kiến kết quả giải pháp mang lại:

Thực hiện tốt công tác bầu cử, đảm bảo nguyên công khai, dân chủ, công bằng, lựa chọn được đúng người có đủ điều kiện về phẩm chất chính trị, trình độ năng lực chuyên môn giữ các chức danh quan trọng lãnh đạo của Đảng, Chính quyền, Mặt Trận, các hội đoàn thể sẽ tạo được niềm tin trong nhân dân, công tác lãnh đạo chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương sẽ được nâng lên.

3.2.3.2 Công tác tuyển dụng công chức cấp xã

- Căn cứ đề xuất giải pháp:

Tuyển dụng và bố trí sử dụng công chức cấp xã đúng người, đúng việc là một trong những yêu cầu lớn đối với các xã hiện nay. Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên

trong chu trình quản lý công chức, có tính quyết định cho sự phát triển một cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước. Tuyển dụng là khâu quan trọng quyết định tới chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ tuyển được những người thật sự có năng lực.

- Nội dung của giải pháp:

Số lượng CBCC luôn biến động do nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế. Để đảm bảo bổ sung kịp thời số lượng công chức còn thiếu thì cần thực hiện tuyển dụng kịp thời. Hiện nay có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học ra trường chưa có việc làm, đây chính là nguồn bổ sung cho đội ngũ công chức cấp xã. Chính vì vậy, huyện nên tận dụng tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã qua hình thức thi tuyển để tuyển chọn được những công chức trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với chức danh đang còn thiếu.

Việc tổ chức thi tuyển các chức danh chuyên môn phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng tiêu chuẩn đối với từng chức danh. Việc tổ chức thi tuyển đồng loạt như hiện nay tỏ ra kém hiệu quả. Thay vào đó, nên thực hiện tuyển chọn theo hình thức cạnh tranh trực tiếp đối với từng vị trí cụ thể. Cách làm này sẽ hạn chế những mặt tiêu cực, vừa tạo điều kiện thuận lợi để tuyển dụng được những người thực sự có năng lực, trình độ và các phẩm chất đáp ứng tốt nhất cho từng chức danh. Tuyển dụng công chức cấp xã phải đúng theo quy định Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

UBND huyện, các xã thị trấn có nhu cầu tuyển dụng công chức phải công bố, công khai nhu cầu, tiêu chuẩn và nội dung liên quan. Quy trình đảm bảo dân chủ, minh bạch, công khai, khách quan, công bằng, tuyển chọn người đúng tiêu chuẩn công chức theo chức danh và thực hiện nghiêm túc thi tuyển. Tuyển dụng công chức cấp xã phải lấy yêu cầu công việc để chọn người. Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi tuyển chọn công chức cấp xã đó là phải đáp ứng yêu cầu công việc. Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, nên đưa ra tiêu chuẩn về trình độ phải đạt từ đại học trở lên, đúng chuyên ngành. Có chính sách hợp lý để thu hút, chủ động xây dựng phương án thu hút người

có tài, tuyển dụng con em sinh viên là người địa phương tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sỹ.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

Trong quá trình tuyển dụng phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát hoạt động tuyển dụng, xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm hoặc theo đợt tuyển dụng và về các nội dung, hồ sơ, những vấn đề liên quan đến công tác công chức. Bên cạnh đó, UBND huyện cần có quy định chặt chẽ trách nhiệm, nghĩa vụ của người làm công tác tuyển dụng gắn với công tác thi đua - khen thưởng; đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm hay có hành vi tiêu cực trong công tác tuyển dụng công chức.

- Dự kiến kết quả giải pháp mang lại:

Thực hiện tốt công tác tuyển dụng công chức xã là tiền đề để có được đội ngũ công chức có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

3.2.4 Nâng c o việc bố trí, sử dụng, luân chuyển, điều động cán bộ công chức cấp xã

3.2.4.1 Về bố trí, sử dụng cán bộ

- Căn cứ đề xuất giải pháp:

Việc bố trí sử dụng CBCC trong hệ thống chính trị cấp xã có vai trò rất quan trọng vì nếu bố trí, sử dụng CBCC phù hợp với công việc được giao thì CBCC đó phát huy được năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời cán bộ đó trưởng thành nhanh. Ngược lại nếu bố trí sử dụng cán bộ không phù hợp với công việc thì khả năng hoàn thành nhiệm vụ không cao dẫn đến công việc đảm nhận của CBCC trì trệ ảnh hưởng tới tư tưởng phấn đấu để trưởng thành làm giảm đi chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã. - Nội dung của giải pháp:

+ Bố trí sử dụng cán bộ phải xuất phát từ nhu cầu công việc, nghĩa là trên cơ sở công việc để tiến hành chọn người có đủ tiêu chuẩn, năng lực làm việc có uy tín, chất lượng. Nên mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn, đã được rèn luyện trong thực tiễn và có chiều hướng phát triển tốt vào các cương vị lãnh đạo quản lý.

+ Bố trí sử dụng cán bộ phải đảm bảo tính ổn định, tính đồng bộ, tính liên tục. Bố trí sử dụng cán bộ phải kết hợp hài hoà giữa cán bộ giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc địa bàn với cán bộ năng động, có tư duy, cách làm mới. Phải xem xét giữa cán bộ cũ với cán bộ mới, cán bộ nam, cán bộ nữ để họ bổ sung cho nhau tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống.

+ Khi tiến hành lựa chọn cán bộ để bố trí vào chức danh thì phải tiến hành một cách khách quan, dân chủ có sự tham gia ý kiến của cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân.

+ Cần phải thay đổi quan niệm là ưu tiên người được quy hoạch trước nghĩa là người nào quy hoạch trước thì bố trí sử dụng trước, người nào quy hoạch sau thì bố trí sử dụng sau mà cần có quan niệm với mọi cán bộ trong diện quy hoạch đều có điều kiện và cơ hội phấn đấu như nhau, người nào có tiêu chuẩn, năng lực và chiều hướng phát triển tốt hơn thì bố trí, sử dụng người đó. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ dao động cơ hội, những cán bộ yếu kém về phẩm chất đạo đức, năng lực nhằm làm trong sạch bộ máy.

+ Kiên quyết loại bỏ khỏi đội ngũ CBCC yếu kém về trình độ, năng lực. Để thực hiện được việc này cần phải có sự đánh giá, phân loại CBCC một cách chính xác, khách quan. Thực hiện tinh giản biên chế đối với những CBCC yếu kém, công chức cao tuổi không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới theo chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ.

- Điều kiện thực hiện giải pháp:

Người làm công tác tổ chức cán bộ phải có trình độ chuyên môn tốt. Công tác theo dõi, đánh giá cán bộ phải có tính hệ thống, liên tục. Phải có kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ trong từng giai đoạn, gắn với việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những cá nhân điển hình, có năng lực, thành tích tron quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Dự kiến kết quả giải pháp mang lại:

Làm tốt việc bố trí, sử dụng cán bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phát huy năng lực, sở trường vốn có của người cán bộ, đồng thời cho ra khỏi đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)