Thực trạng công tác khuyến khích, đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 53)

2.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của huyện

2.3.5 Thực trạng công tác khuyến khích, đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ CBCC bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng.

Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lợi ích

vật chất và tinh thần đan xen với nhau, trong phần thưởng về vật chất có phần thưởng về tinh thần, ngay cả mức lương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần còn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất.

Những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Võ Nhai đã quan tâm chú ý đến chế độ chính sách, đãi ngộ cho CBCC cấp xã. Một số chế độ chính sách đãi ngộ đối với CBCC của huyện Võ Nhai như: tạo điều kiện để CBCC phát huy tài năng, sức sáng tạo, khả năng cống hiến trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay; xây dựng và thực hiện các chế độ trong tuyển dụng, môi trường công tác và cung cấp đầy đủ các điều kiện để đảm bảo chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ CBCC; chế độ lương thưởng, nâng ngạch, chuyển xếp lương vào ngạch và các khoản phúc lợi được thực hiện đầy đủ, đúng quy định và mang tính động viên, khuyến khích cao; được đảm bảo quyền học tập, nghiên cứu và tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật và các chế độ đãi ngộ khác; hàng năm được học tập, bồi dưỡng nhằm trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc để CBCC thực hiện công việc được giao tốt hơn, hiệu quả hơn; thực hiện công tác khen thưởng gắn với kết quả đánh giá, xếp loại CBCC; tổ chức khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xử lý vi phạm, khiếu nại liên quan đến CBCC đảm bảo sự công bằng, minh bạch. Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với CBCC cấp xã được UBND huyện tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của CBCC. Từ năm 2016 đến 2018, cấp xã có 43 người được nâng ngạch, chuyển xếp lương vào ngạch; thực hiện nâng bậc lương thường xuyên, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung cho 298 người, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ cho 72 người; phê duyệt danh sách CBCC với 679 lượt người được hưởng các khoản phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm, trợ cấp lần đầu đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Hàng năm đều thực hiện

tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, tặng danh hiệu lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cơ sở cho CBCC có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, kịp thời động viên tinh thần, phong trào thi đua tại cơ sở.

2.3.6 Công tác xây dựng văn hó công sở, cải cách hành chính

Trụ sở làm việc của các xã, thị trấn đều đã được xây dựng hai tầng, bố trí phòng làm việc cho CBCC, tuy nhiên chưa đảm bảo đủ số phòng làm việc, diện tích phòng làm việc theo quy định. Việc sắp xếp, bài trí phòng làm việc bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, hợp lý, thuận tiện cho công việc. Phòng làm việc đều có biển tên, họ và tên, chức danh CBCC.

CBCC chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, quy chế của cơ quan, trang phục gọn gàng, lịch sự. Đối với công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đều được trang bị đồng phục bảo đảm văn minh, lịch sự. Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, CBCC luôn có thái độ thân thiện, hợp tác và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, có ý thức giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, CBCC thể hiện văn minh, lịch sự, nghiêm túc, lắng nghe nhân dân trình bày ý kiến, nguyện vọng, không gây căng thẳng, bức xúc.

Công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã để chỉ đạo, điều hành quyết liệt công tác CCHC. Trong những năm gần đây, công tác CCHC của huyện, của xã có nhiều chuyển biến tích cực. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ CCHC tại cơ quan, đơn vị do mình phụ trách. Thực hiện đầy đủ các nội dung trong chương trình CCHC của Chính phủ, của tỉnh, của huyện. Triển khai có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Các xã, thị trấn đều đã bố trí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đảm bảo đủ diện tích theo quy định, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa, sử dụng phần mềm theo dõi giải quyết hồ sơ, màn hình cảm ứng, camera giám sát, hoạt động vận hành ổn định, hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

Năm 2018, theo kết quả điều tra xã hội học, mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức với sự phục vụ của cơ quan nhà nước tại địa phương đạt mức độ hài lòng 91,21%.

2.3.7 Vị trí việc làm quản lý chính quyền đị phương, đội ngũ cán bộ công chức xã

Căn cứ Đề án vị trí việc làm của UBND huyện đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt. Hiện nay, huyện Võ Nhai có 01 vị trí việc làm quản lý chính quyền địa phương được bố trí 01 biên chế công chức thực hiện và 01 vị trí việc làm quản lý đội ngũ cán bộ công chức viên chức được bố trí 01 biên chế công chức thực hiện. Như vậy, việc quản lý đội ngũ CBCC cấp xã và hoạt động của chính quyền địa phương do 02 công chức cấp huyện tham mưu phụ trách. Công chức cấp huyện được giao nhiệm vụ phụ trách cấp xã được tuyển chọn là người có kinh nghiệm trong công tác, có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với vị trí việc làm và biên chế công chức được bố trí như vậy về cơ bản đã đảm bảo được sự theo dõi, quản lý của cấp huyện đối với hoạt động của chính quyền cấp xã và đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện.

2.4 Đánh giá chung về thực trạng chất lượng cán bộ công chức của huyện Võ Nhai

2.4.1 Những kết quả đạt được

Trong bối cảnh kinh tế mở cửa của nước ta và xu hướng toàn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực trên thế giới, huyện Võ Nhai là một trong những địa phương chú trọng công tác đổi mới và cải cách, trong đó bước chuyển biến tích cực nhất là đã tạo ra nhu cầu cấp thiết phải tiến hành rà soát và xây dựng đội ngũ CBCC có chất lượng, bởi lẽ con người là nhân tố quyết định nhất cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đội ngũ CBCC của huyện UBND huyện đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, luôn tiếp thu cái mới và từng bước trưởng thành, sẽ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Các chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBCC được thực hiện nghiêm túc. Chất lượng đội ngũ cán bộ đưa vào quy hoạch từng bước được nâng lên đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận có đủ đức, đủ tài. Công tác đánh giá cán bộ từng bước được đổi mới, đánh giá CBCC từng bước gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; lấy kết quả đánh giá CBCC làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật, quy hoạch. Công

tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC được chú trọng; hàng năm cấp ủy, chính quyền huyện, tỉnh mở nhiều lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị của CBCC cấp xã. Công tác tổ chức tuyển dụng công chức được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo lựa chọn được những người có trình độ, chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc đã đề ra. Chất lượng, hiệu quả công việc của đội ngũ CBCC cấp xã ngày càng được nâng lên, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chính quyền và đội ngũ CBCC.

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thời kỳ xây dựng nông thôn mới, yêu cầu xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, chính quy hiện đại, nhưng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Võ Nhai vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể:

Một là, cơ cấu đội ngũ CBCC chưa đồng bộ, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Điều đó thể hiện ở việc chưa kịp thời bổ sung về mặt số lượng cho đội ngũ CBCC cấp xã để kịp thời đảm bảo số lượng cho các chức danh còn thiếu; trình độ chuyên môn đa số là trình độ trung cấp chuyên nghiệp; trình độ lý luận chính trị chưa được quan tâm bồi dưỡng.

Hai là, CBCC chưa có năng lực tư duy về lý luận, năng lực tổ chức công việc còn nhiều lúng túng, trong giải quyết công việc tính sáng tạo và quyết đoán chưa cao, chưa dám nghĩ dám làm, còn chậm trong việc xử lý công việc hàng ngày, chưa đổi mới phương pháp làm việc. Chưa vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác ở cơ sở. Một số nơi việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của cấp trên xuống cơ sở không kịp thời, đầy đủ; việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở còn chậm

Ba là, một số công chức cấp xã vẫn còn có thái độ ứng xử chưa tốt với người dân, chưa có thái độ nhiệt tình phục vụ người dân. Một số công chức cấp xã đôi khi vẫn còn sách nhiễu và gây phiền hà cho nhân dân, gây mất lòng tin của người dân; không nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê bình, tính chiến đấu kém, còn có tình trạng nể nang, né tránh, không dám nói thẳng, nói thật.

Bốn là, một số CBCC tuy có trình độ nhưng năng lực các mặt còn hạn chế, đặc biệt là năng lực, kỹ năng hành chính (thể hiện qua việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản, xử lý tình huống hành chính, thực thi công vụ…); một số làm việc thụ động, cầm chừng, trách nhiệm không cao, không nắm rõ tình hình địa phương, tình hình công việc; một số ít có biểu hiện thiếu trách nhiệm, chưa thật sự quan tâm đến cơ sở và kể cả công chức chuyên môn cấp xã theo ngành, lĩnh vực phụ trách.

Năm là, một số CBCC cấp xã trên địa bàn huyện chưa sử dụng hiệu quả thời gian làm việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính có phần chưa nghiêm; trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của công chức là thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa phát huy đúng mức nên có phần ảnh hưởng đến phong cách, tác phong, lề lối làm việc của CBCC, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Những hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực công tác được đề cập ở trên là rất cơ bản và cấp bách đối với đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay. Xét trên nhiều phương diện thì những hạn chế này không chỉ mang yếu tố khách quan mà còn mang yếu tố chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, đội ngũ CBCC cấp xã huyện Võ Nhai được hình thành từ nguồn chủ yếu là những người trưởng thành từ phong trào địa phương. Những người trưởng thành từ phong trào địa phương là những cá nhân năng nổ, nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho các hoạt động phong trào của địa phương. Qua quá trình rèn luyện, phấn đấu họ trở thành những hạt nhân chủ chốt của cấp xã. Đây là con đường chủ yếu hình thành đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Như vậy, có thể thấy những người này đều là những cá nhân nổi trội từ phong trào địa phương, có nhiệt tình công tác, có phẩm chất lãnh đạo… Tuy nhiên, họ lại không được đào tạo một cách bài bản nên trình độ còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, do điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn còn rất nhiều khó khăn mà các chế độ tiền lương, phụ cấp đối với CBCC cấp xã không đủ đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình họ. Người CBCC cấp xã ngoài công việc của xã, còn phải chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Mặt khác, trước khi có chế độ tiền lương họ chỉ được hưởng mức sinh

hoạt phí. Mà mức phụ cấp này rất thấp, chỉ có tác dụng hỗ trợ chi phí trong sinh hoạt hàng ngày dù mức sống ở nông thôn không cao. Vì vậy, vấn đề học tập để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ ba, công tác quy hoạch cán bộ vẫn còn hạn chế. Tiêu chuẩn để lựa chọn CBCC vào quy hoạch còn chung chung, tỷ lệ cán bộ trẻ đưa vào quy hoạch và tỷ lệ CBCC được bổ nhiệm từ nguồn quy hoạch chưa cao. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch có nơi chưa được đề cao, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Nhận thức của một số cấp uỷ và cán bộ, đảng viên về công tác này còn hạn chế; công tác đánh giá cán bộ chưa đúng thực chất, chưa quan tâm tạo điều kiện, môi trường cho cán bộ trẻ thử thách, phát huy năng lực, sở trường.

Thứ tư, do chính sách đào tạo, bồi dưỡng chưa toàn diện, còn nhiều hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ cụ thể chưa được chú trọng. Chương trình đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã của huyện vẫn phụ thuộc vào kinh phí cấp trên. Huyện thực hiện phối hợp với các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC cấp xã của huyện. Mặt khác, huyện cũng chưa có chính sách hỗ trợ, động viên thêm cho cán bộ, công chức ngoài trợ cấp của tỉnh khi đi đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ năm, do chất lượng bầu cử cấp xã không cao. Phần CBCC cấp xã là người địa phương, được hình thành chủ yếu bằng con đường bầu cử. Do tính cục bộ địa phương, bề phái, vì lợi ích nhóm cùng với sự ảnh hưởng của các dòng họ lớn có địa vị, uy tín trong xã nên nhiều nơi những người có tài, có đức, có trình độ cao hơn lại không được bầu mà người được bầu lại là những người trong các dòng họ lớn, có uy tín. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã toàn huyện. Thứ sáu, do gián tiếp từ con đường bầu cử: một người được hiệp thương đưa ra ứng cử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (Trang 53)