Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí đào tạo tại học viện nông nghiệp việt nam trong bối cảnh tự chủ tài chính (Trang 55 - 58)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài nghiên cứu chủ yếu đƣợc tổng hợp từ các báo cáo kế toán và báo cáo hoạt động của Học viện. Ngoài ra, đề tài còn tổng hợp các thông tin thứ cấp khác có liên quan đến vấn đề quản trị chi phí đào tạo từ các nguồn khác nhau nhƣ công trình nghiên cứu khoa học đã công bố, sách, tạp chí khoa học chuyên ngành và trên Internet.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài đƣợc thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ quản lý các cấp, các nhân viên nghiệp vụ và ngƣời lao

động. Để tiến hành điều tra, tác giả đã xây dựng biểu mẫu điều tra cho từng đối tƣợng, xin ý kiển lãnh đạo Học viện cũng nhƣ các phòng liên quan (Ban Tài chính và Kế toán, Ban Tổ chức cán bộ…) rồi phát phiếu điều tra tới từng đối tƣợng đƣợc điều tra.Đối tƣợng điều tra là các cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ kế toán, kế hoạch.Mẫu điều tra đƣợc tổng hợp nhƣ ở Bảng 3.5.

Bảng 3.6. Tổng hợp mẫu điều tra

TT Đối tƣợng phỏng vấn Tổng số Quản lý cấp cao Quản lý cấp cơ sở Nhân viên

1 Ban Giám đốc, chủ tài khoản 2 2 0 0

2 Ban Tài chính và Kế toán 8 0 2 6

3 Các đơn vị chức năng hỗ trợ đào tạo 8 0 2 6

4 Các đơn vị chuyên môn 39 0 13 26

Cộng 57 2 17 38

Nguồn: Tổng hợp mẫu điều tra (2017) Theo nhƣ bảng hợp nêu trên, để tìm hiểu những thông tin phục vụ nghiên cứu trong đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến của lãnh đạo Học viện, cán bộ quản lý thuộc các phòng/khoa cũng nhƣ các đơn vị trực thuộc cụ thể nhƣ sau:

Giám đốc và phó Giám đốc Học viện là 2 chủ tài khoản: Tác giả tìm hiểu về nhu cầu sử dụng những thông tin gì liên quan tới chi phí đào tạo, đánh giá về mức độ thỏa mãn những thông tin đƣợc cung cấp từ các đơn vị.

Trƣởng các phòng/ban và các khoa chuyên môn: tác giả đề nghị phỏng vấn Kế toán trƣởng, trƣởng 3 ban bao gồm Ban Tài chính và Kế toán, Ban Quản lý đào tạo, Ban Công tác chính trị và Công tác sinh viên và trƣởng 13 khoa chuyên môn với mục đích tìm hiểu: Mức độ quản lý về chi phí đào tạo; Sự phối hợp công việc trong hoạt động đào tạo; mức độ thỏa mãn về thông tin đƣợc cung cấp về hoạt động đào tạo; khả năng báo cáo thông tin cho cấp trên về hoạt động đào tạo

Nhân viên các đơn vị bao gồm: Đối với khối nhân viên phục vụ gồm 6 Nhân viên Ban Tài chính và Kế toán, 2 nhân viên Ban Quản lý đào tạo, 4 nhân viên Ban Công tác chính trị và Công tác sinh viên; đối với cán bộ tại khoa gồm 13 giảng viên tại các bộ môn khác nhau cùng 13 trợ lý đào tạo tại 13 khoa

chuyên môn, với mục đích tìm hiểu: Vị trí việc làm hiện tại liên quan nhƣ thế nào tới công tác giải ngân chi phí đào tạo, xây dựng định mức và dự toán về lƣợng; hình thức và nội dung trong việc theo dõi sử dụng kinh phí đào tạo; vai trò nhƣ thế nào trong việc cung cấp thông tin cho cấp quản lý trực tiếp.

Ngoài việc thu thập thông tin từ các cá nhân đƣợc điều tra thông qua phiếu điều tra, bản thân tác giả là kế toán viên tại Ban Tài chính và Kế toán, đƣợc sự cho phép của Giám đốc Học viện, trƣởng Ban Tài chính và Kế toán và Kế toán trƣởng, tác giả tiến hành thu thập, xử lý số liệu kế toán trên phần mềm kế toán thông qua tài khoản kế toán nhằm phục vụ cho công tác thống kê, phân tích.

3.2.2. Phƣơng pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phản ánh tình hình hoạt động của Học viện qua các năm trên các khía cạnh nguồn lực (đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất) và kết quả hoạt động (đào tạo, nghiên cứu khoa học). Mặt khác, nó cũng đƣợc dùng để mô tả số liệu liên quan đến thực trạng công tác KTQT chi phí đào tạo tại Học viện nhƣ tình hình chi phí đào tạo, xây dựng định mức và dự toán chi phí đào tạo, tình hình thực hiện chi phí đào tạo, nhu cầu sử dụng thông tin chi phí đào tạo và mức độ đáp ứng, nguyên nhân ảnh hƣởng của các yếu tố đến công tacs KTQT chi phí đào tạo,…

3.2.2.2. Phương pháp phân tích so sánh

Chủ yếu đƣợc sử dụng để so sánh kết quả thực hiện chi phí đào tạo so với dự toán, chi phí đào tạo thực tế với định mức.Đây là cách thức để và là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá sự nỗ lực của Học viện trong công tác quản trị chi phí đào tạo.

3.2.2.3. Phương pháp phân tích hệ thống

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác KTQTchi phí đào tạo tại Học viện. Theo đó, các nhân tố ảnh hƣởng đƣợc nhìn nhận trên cơ sở tiếp cận theo mô hình tổ chức hoạt động đào tạo, quy trình các bƣớc trong đào tạo và hệ thống quản lý chi phí đào tạo tại Học viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí đào tạo tại học viện nông nghiệp việt nam trong bối cảnh tự chủ tài chính (Trang 55 - 58)