Cơ sở đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí đào tạo tại học viện nông nghiệp việt nam trong bối cảnh tự chủ tài chính (Trang 95 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác ktqt chi phí đào tạo tại học viện

4.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

4.5.1.1. Định hướng trong công tác tổ chức KTQT chi phí đào tạo

Để tổ chức công tác KTQT chi phí đào tạo tại Học viện trong điều kiện hiện nay cần phải xác định lộ trình gồm 02 giai đoạn đó là:

- Giai đoạn 1: Giải quyết những nội dung có tính chất cơ bản và cấp thiết phù hợp với nguồn nhân lực hiện có, giúp cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định của Ban Giám đốc và Hội đồng Học viện. Thực hiện giai đoạn này, ta nên chủ yếu tập trung vào một số nội dung cụ thể nhƣ hoàn thiện công tác lập dự toán, công tác tập hợp chi phí và phân tích biến động chi phí, công tác tổ chức thông tin phục vụ ra quyết định.

- Giai đoạn 2: Tổ chức KTQT chi phí đào tạo một cách có hệ thống và đầy đủ các nội dung để biến KTQT chi phí đào tạo trở thành công cụ trong quản lý và điều hành hoạt động lãnh đạo của Học viện.

4.5.1.2. Yêu cầu tổ chức KTQT chi phí đào tạo:

Tổ chức KTQTchi phí đào tạo là một nội dung cơ bản của tổ chức KTQT có tác động đến cách thức và hiệu quả quản trị của tổ chức. Do vậy, việc tổ chức KTQT chi phí đào tạo có đạt đƣợc thành công hay không có mang lại hiệu quả quản

trị hay không phụ thuộc vào việc tổ chức có đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà quản trị hay không. Yêu cầu tổ chức KTQT chi phí đào tạo trong trƣờng đại học công lập bao gồm:

- Cung cấp kịp thời và đầy đủ về định mức chi phí, dự toán, kế hoạch để các nhà quản trị có phƣơng hƣớng phân tích, đánh giá đƣa ra quyết định phù hợp.

- Các thông tin cung cấp đều phải xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị và đặc thù trong hoạt động của từng trƣờng đại học.

- Các thông tin cần chi tiết, thuận tiện cho quá trình phân tích đánh giá đƣa ra quyết định phù hợp cho từng mục tiêu khác nhau.

4.5.1.3. Nguyên tắc tổ chức KTQT chi phí đào tạo:

Để cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin về tình hình về chi phí đào tạo, kiểm soát chi phí đào tạo nhằm phát huy tối đa vai trò của tổ chức KTQTchi phí đào tạo trong hệ thống KTQT trong các đơn vị cung cấp dịch vụ, việc tổ chức KTQT cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phù hợp: Khi tổ chức KTQTCP cần bố trí bộ máy phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng đơn vị cũng nhƣ trình độ quản trị của nhà quản trị. Ngoài ra, cũng cần dựa trên nhu cầu về thông tin KTQTCP của nhàquản trị để lựa chọn nội dung KTQTCP cho phù hợp.

- Nguyên tắc trọng yếu: Việc tổ chức KTQTCP cần phải chú trọng đến các vấn đề mang tính trọng yếu, các khoản mục, vấn đề có ảnh hƣởng trực tiếp đến quyết định của nhà quản trị đƣợc coi là trọng yếu.

- Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Việc tổ chức KTQTCP phải đảm bảo vừa hiệu quả vừa cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Tránh tình trạng tổ chức bộ máy cồng kềnh, lãng phí, vận hành không linh hoạt, kém hiệu quả.

- Nguyên tắc khách quan: Trong nền kinh tế thị trƣờng các đơn vị nói chung, các trƣờng đại học công lập nói riêng phải chịu chi phối bởi các quy luật khách quan nhƣ: giá trị, cung - cầu... để tồn tại và phát triển. Các trƣờng đại học công lập vơi vai trò là đơn vị kinh doanh dịch vụ luôn phải đổi mới về mọi mặt và đồng thời cũng phải nâng cao trình độ quản trị. Tổ chức KTQTCP cũng phải chịu tác động của các quy luật khách quan đó. Do vậy KTQTCP cũng phải luôn đổi mới để phù hợp với trình độ quản trị của đơn vị, từ đó hệ thống KTQTCP sẽ cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định.

- Tính phối hợp: Tránh tình trạng lãng phí tại các trƣờng đại học công lập, khi tổ chức KTQTCP cần phối hợp giữa KTQT và KTTC. Thông tin đƣợc cung cấp bởi KTTC có giá trị sử dụng đối với KTQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí đào tạo tại học viện nông nghiệp việt nam trong bối cảnh tự chủ tài chính (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)