Cơ sở thực tiễn về tổ chức ktqt chiphí đào tạo trong trƣờng đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí đào tạo tại học viện nông nghiệp việt nam trong bối cảnh tự chủ tài chính (Trang 42 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về tổ chức ktqt chiphí đào tạo trong trƣờng đại học

TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC

2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến tổ chức Kế toán quản trị chi phí đào tạo trong trƣờng đại học chi phí đào tạo trong trƣờng đại học

2.2.1.1. Tổng quan nghiên cứu tổ chức KTQT chi phí trong các trường đại học nước ngoài

Tổ chức KTQT chi phí trong các trƣờng đại học đã đƣợc một số tác giả trên thế giới đề cập đến trong một khoảng thời gian dài trƣớc đây, với nội dung chủ yếu về yêu cầu của một hệ thống kế toán chi phí đảm bảo hoạt động hiệu quả phục vụ cho việc đƣa ra các quyết định đúng đắn và phân bổ các nguồn lực tốt hơn trong hoàn cảnh nguồn lực tài chính tại các trƣờng đại học ngày càng trở nên ít ỏi, cần thiết để bù đắp chi phí và các khoản lãi (lỗ) cho tất cả các khoá học. Theo kết quả điều tra của Cropper và Cook năm 2000, nhiều trƣờng đại học không hài lòng với hệ thống kế toán chi phí và họ đang tìm cách để thay đổi chúng. Ernst & Young (1998, 2000) đã nghiên cứu để đƣa ra một phƣơng pháp luận chung về kế toán chi phí cho các cơ sở giáo dục bậc cao tại Australia.

2.2.1.2. Tổng quan nghiên cứu tổ chức công tác KTQT tại một số đơn vị sự nghiệp trong nước

Hiện tại, ở các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu (HCSNCT) tại Việt Nam, KTQT và KTQT chi phí đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên đã đƣa đƣợc một số nội dung KTQT chi phí trong thiết kế thông tin trên khía cạnh KTQT chi hoạt động; KTQT chi hoạt động SXKD hoặc cả hai nội dung; những nghiên cứu kết hợp với kế toán doanh thu và kết quả trên góc độ thiết kế thông tin… các nghiên cứu hiện tại chƣa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống việc tổ chức KTQT chi phí trên cả góc độ tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống thông tin, chƣa đề cập đến việc vận dụng ABC trong xác định chi phí nên đã hạn chế tính ứng dụng của KTQT trong công tác quản lý các trƣờng đại học nói chung và các trƣờng ĐHNCL nói riêng. Nhƣ vậy có thể nói rằng, cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu khoa học độc lập về tổ chức KTQT chi phí trong các trƣờng ĐHNCL tại Việt Nam.

trong các trƣờng đại học đã đƣợc các tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nội dung về tổ chức công tác kế toán tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán nhƣ: tổ chức xây dựng hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu; tổ chức hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, phân tích và công khai báo cáo kế toán; tổ chức công tác kiểm tra kế toán; tổ chức bộ máy kế toán. Các tác giả chƣa nghiên cứu cách thức vận dụng hoặc tổ chức KTQT trong các trƣờng đại học nhằm cung cấp thông tin trợ giúp các nhà quản trị trong quá trình quản lý.

Trong những năm gần đây, một số tác giả đã bắt đầu nghiên cứu ứng dụng KTQT vào trong các trƣờng đại học. Dƣơng Thị Cẩm Vân (2007) nghiên cứu đề tài “Vận dụng KTQT vào trong các trƣờng chuyên nghiệp”. Trong nghiên cứu, tác giả đã nêu đƣợc vai trò của KTQT đối với các tổ chức và xác định các nội dung chủ yếu của KTQT đƣợc vận dụng vào các trƣờng chuyên nghiệp nhƣ: phân tích chi phí và dự toán ngân sách, vận dụng các công cụ đánh giá trách nhiệm quản lý, thông tin kế toán cho việc ra quyết định. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất giải pháp để vận dụng KTQT vào trong các trƣờng chuyên nghiệp.

Nguyễn Thị Hạnh (2012) nghiên cứu “Vận dụng KTQT tại đại học Đà Nẵng”, Tác giả đã đánh giá thực trạng công tác KTQT tại đại học Đà Nẵng, từ đó tác giả đƣa ra phƣơng hƣớng, giải pháp để vận dụng KTQT cho nhà trƣờng. Các giải pháp cụ thể: vận dụng định mức chi phí; thiết lập hệ thống báo cáo kiểm soát chi phí; các phƣơng pháp phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định nhƣ phân tích biên, phân tích mối quan hệ giữa chi phí - sản lƣợng và lợi nhuận.

Phạm Thị Thủy (2012) đã nghiên cứu đề tài “Tổ chức KTQT chi hoạt động tại các trƣờng đại học công lập trong điều kiện hiện nay - Định hƣớng nghiên cứu tại các trƣờng đại học thuộc khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội”. Công trình nghiên cứu trên đã đƣa ra đƣợc các nội dung KTQTCP. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống việc tổ chức KTQT chi phí trên cả góc độ tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống thông tin KTQT chi hoạt động, đã đề cập đến việc vận dụng phƣơng pháp xác định chi phí cho các đối tƣợng và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, do các trƣờng đại học công lập hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện kế toán trên cơ sở tiền mặt mở rộng, nên việc xác định chi phí không đầy đủ. Do đó, việc vận dụng các nội dung KTQT vào các trƣờng đại học công lập không toàn diện.

Nhƣ vậy, các nghiên cứu hiện tại chƣa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống việc tổ chức KTQT chi phí đào tạo trong các trƣờng đại học trên cả góc độ tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống thông tin một cách toàn diện. Điều đó đã làm hạn chế tính hữu ích trong việc ứng dụng KTQT tại các trƣờng đại học nói chung và các trƣờng ĐHCL nói riêng. Hiện nay, chƣa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống việc tổ chức KTQT chi phí đào tạo tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cả góc độ tổ chức bộ máy và tổ chức hệ thống thông tin một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí đào tạo tại học viện nông nghiệp việt nam trong bối cảnh tự chủ tài chính (Trang 42 - 45)