Tình hình cơ bản của học viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí đào tạo tại học viện nông nghiệp việt nam trong bối cảnh tự chủ tài chính (Trang 48 - 52)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm chung của học viện nông nghiệp Việt Nam

3.1.5. Tình hình cơ bản của học viện

3.1.5.1. Đội ngũ cán bộ

Bảng 3.1. Tình hình cán bộ viên chức và người lao động

của Học viện giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Số CBVC và ngƣời LĐ So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ

Tổng số CBVC và người LĐ Theo tính chất lao động

1. Giảng viên 739 728 707 99 97 98

2. CB quản lý, nhân viên phục vụ 671 654 658 97 101 99

Theo trình độ

1. Tiến sĩ 280 286 291 102 102 102

Trong đó: Giáo sƣ, Phó giáo sƣ 95 96 86 101 90 95

2. Thạc sĩ 508 559 567 110 101 105

3. Đại học 440 376 346 85 92 88

4. Cao Đẳng 18 14 14 78 100 88

5. Trình độ khác 164 147 147 90 100 94

Nguồn: Ban Tổ chức và cán bộ Tính đến hết năm 2017, tổng số cán bộ viên chức và ngƣời lao động của Học viện là 1.365 cán bộ, trong đó cán bộ trực tiếp giảng dạy chiếm 51,8%, còn lại là cán bộ nghiên cứu và nhân viên kỹ thuật chuyên môn hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu chiếm và cán bộ quản lí hành chính và nhân viên phục vụ (Bảng 3.1). Từ

năm 2015, Học viện không tuyển thêm cán bộ cơ hữu, cùng với đó là cán bộ đã đến tuổi nghỉ chế độ dẫn đến việc theo tính chất lao động, cả số lƣợng giảng viên và cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ giảm qua các năm.

Tuy nhiên, theo trình độ đào tạo, theo số liệu thống kê, số lƣợng cán bộ viên chức là Tiến sĩ, thạc sĩ tăng dần qua các năm trong khi số lƣợng các cán bộ ở trình độ khác (đại học, cao đẳng và trình độ khác) giảm. Điều này cho thấy việc cán bộ viên chức Học viện không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn góp phần quan trọng vào lực lƣợng giảng dạy và phục vụ đào tạo (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tình hình cán bộ viên chức và ngƣời lao động của Học viện đƣợc cử đi đào tạo giai đoạn 2015-2017

STT Hình thức đào tạo 2015 2016 2017 1 Thạc sĩ Trong nƣớc 9 5 0 Nƣớc ngoài 17 14 6 2 Tiến sĩ Trong nƣớc 11 6 8 Nƣớc ngoài 47 21 35 3 Đào tạo khác Trong nƣớc 68 111 94 Nƣớc ngoài 51 34 171 Nguồn: Ban Tổ chức và cán bộ

3.1.5.2. Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ đào tạo

Một điểm mạnh nữa giúp tăng năng lực đào tạo của Học viện chính là cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ đào tạo. Đây là yếu tố thứ 2 để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của một cơ sở giáo dục đào tạo (cùng với tiêu chí nguồn giảng viên cơ hữu)

Học viện luôn luôn dành nguồn kinh phí để đầu tƣ vào cơ sở vật chất nhƣ xây dựng các phòng thực hành, thực tập, đầu tƣ thiết bị học tập giúp nâng cao chất lƣợng đào tạo của Học viện. Ngoài ra, Học viện đầu tƣ khu liên hợp thể thao, sân bóng đá nhân tạo, .... giúp làm phong phú các học phần giáo dục thể chất và phục vụ nhu cầu học thể dục - thể thao đa dạng của sinh viên.

Bảng 3.3. Diện tích xây dựng sử dụng phục vụ hoạt đồng đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: m2 TT Nhà cửa vật kiến trúc 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 Bình quân 1 Giảng đƣờng và khu thực hành 68.104,1 73.128 77.842,3 107 106 107 2 Ký túc xá 40.948,2 41.700,4 41.700,4 102 100 101 3 Thƣ viện 3.795,7 3.795,7 3.795,7 100 100 100 Tổng 112.848,0 118.624,1 123.338,4

Nguồn: Ban Quản lý cơ sở vật chất và đầu tƣ Diện tích Thƣ viện đã có một cơ sở hạ tầng với diện tích 3.795,7 m2, một hệ thống mạng thông tin Intranet /Internet kết nối với toàn Học viện thông qua “Cổng thông tin tích hợp quản lý và khai thác tài nguyên điện tử” để quản lý và khai thác hợp pháp, hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin: gần 25.000 tên /205.000 bản, 01 Bộ sƣu tập tài liệu số (5.500 tên tài liệu toàn văn), 7 Cơ sở dữ liệu trực tuyến, gần 2.400 tên tạp chí các loại và nhiều tài liệu khác, phần mềm thƣ viện điện tử LIBOL 6.0 phục vụ bạn đọc khai thác thông tin (dạng in và dạng điện tử), qua “Cổng thông tin tích hợp quản lý và khai thác tài nguyên điện tử”. Tổng diện tích phục vụ dạy và học tăng dần qua các năm từ 68.104,1 m2 năm 2015 lên đến 77.842,3 m2 năm 2017(Diện tích sàn xây dựng bao gồm: 126 phòng học, 13 phòng máy tính, 4 phòng ngoại ngữ) và 201 phòng thực hành, thí nghiệm, thực tập cho sinh viên,100% phòng học đƣợc trang bị máy tính, máy chiếu phục vụ quá trình dạy và học.

3.1.5.3. Kết quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu

a. Kết quả hoạt động đào tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một cơ sở đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực nông – lâm – ngƣ. Hiện tại Học viện đang đào tạo 28 ngành đào tạo truyền thống, 04 ngành đào tạo bằng tiếng Anh, 09 ngành đào tạo theo định hƣớng nghề nghiệp ứng dụng, 20 chuyên ngành cao học và 16 chuyên ngành tiến sĩ. Bên cạnh hệ đào tạo chính quy Học viện cũng có các hình thức đào tạo khác nhƣ vừa làm vừa học, liên thông, văn bằng hai. Số lƣợng cụ thể đƣợc trình bày ở bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4. Quy mô đào tạo của Học viện giai đoạn 2015-2017

TT Bậc đào tạo Quy mô đào tạo (sinh viên) So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ 1 Sau đại học 2.740 2.554 2.136 93% 84% 88% 1.1 Tiến sĩ 276 254 229 92% 90% 91% 1.2 Thạc sĩ 2.464 2.300 1.907 93% 83% 88% 2 Đại học 30.529 30.143 26.485 99% 88% 93% 2.1 Chính quy 30.452 28.910 25.870 9% 89% 28% 2.2 Liên thông chính quy 77 355 309 461 % 87% 200% 2.3 Bằng 2 chính quy 1 4 9 400 % 225% 300% 2.4 Vừa làm vừa học 1.100 874 297 79% 34% 52% 3 Cao đẳng 1.634 1.341 882 82% 66% 74% Tổng 32.437 34.038 29.503 98% 98% 87%

Nguồn: Ban Quản lý đào tạo b. Kết quả nghiên cứu khoa học

Học viện Nông nghiệp Việt Nam coi đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ không thể tách rời. Học viện đã đề ra nhiều quy định, biện pháp nhằm tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ, phát huy tiềm năng NCKH của giảng viên và sinh viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất về trang thiết bị đáp ứng kịp thời cho công tác giảng dạy và NCKH. Hoạt động khoa học và công nghệ đã đƣợc đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu phục vụ chƣơng trình nông thôn mới đến các hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động tƣ vấn, dịch vụ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống.

Qua số liệu thống kê tại Bảng 3.4, số lƣợng các đề tài nghiên cứu của Học viện gần đây tăng dần qua các năm với số lƣợng tăng lên rõ rệt. Điều này góp phần không nhỏ trong công tác hỗ trợ đào tạo, đặc biệt hỗ trợ các ngành, chuyên ngành cần thực hành, thực tập và kiến thức thực tế nghiên cứu.

Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu ĐVT Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ

I. Công trình khoa học công bố

1. Bài báo quốc tế Bài báo 61 70 85 115 121 118

Trong đó: bài báo thuộc ISI,

Scopus Bài báo 10 31 43 310 139 207

2. Bài báo trong nƣớc Bài báo 158 263 347 166 132 148

3. Sách chuyên khảo Cuốn 1 1 2 100 200 141

II. Đề tài, dự án KH&CN

1. Cấp Quốc gia Đề tài 7 14 4 200 29 76

2. Cấp Bộ và tƣơng đƣơng Đề tài 48 28 12 58 43 50 3. Hợp tác với địa phƣơng Đề tài 10 15 11 150 73 105 4. Hợp tác với doanh nghiệp Đề tài 4 2 3 50 150 87 5. Chuyển giao KH&CN mới Dự án 9 14 20 156 143 149

III. Tổ chức Hội thảo về KHCN

1. Hội thảo quốc tế Hội thảo 5 3 5 60 167 100

2. Hội thảo quốc gia Hội thảo 4 5 7 125 140 132

3. Hội thảo cấp Học viện Hội thảo 65 53 50 82 94 88 Nguồn: Ban Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán quản trị chi phí đào tạo tại học viện nông nghiệp việt nam trong bối cảnh tự chủ tài chính (Trang 48 - 52)