Khái niệm “chất lượng”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lý đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải (Trang 29 - 32)

PHẦN I : MỞ ðẦU

PHẦN II : NỘI DUNG

1.2. Cơ sở lý luận của vấn ñề nghiên cứu

1.2.1.3 Khái niệm “chất lượng”

“Chất lượng” là một khái niệm phức tạp mà không phải trong bất kỳ lĩnh vực nào của ñời sống kinh tế - xã hội cũng có thể dễ dàng lượng hóa. Chất lượng có nội hàm rộng và được tiếp cận từ những góc độ khác nhau. Sự khác biệt này xuất phát

từ hai góc nhìn về chất lượng.

“Chất lượng” ñược hiểu theo nghĩa tương ñối và nghĩa tuyệt ñối. Với quan

niệm tuyệt ñối thì “chất lượng” được dùng để chỉ những sản phẩm, dịch vụ hàm

chứa trong nó những thuộc tính khơng thể vượt qua. Nó được dùng với nghĩa chất lượng cao hoặc chất lượng hàng đầu. ðây chính là khía cạnh thứ nhất và thứ hai

trong quan niệm của Harvey và Green, chất lượng là sự vượt trội, sự hoàn hảo. Với quan niệm tương đối thì “chất lượng” được dùng để chỉ một số thuộc tính, đặc trưng bản chất của sự vật, hiện tượng, sản phẩm, dịch vụ. Theo quan niệm này, một sản phẩm, một dịch vụ được xem là có chất lượng khi nó đáp ứng được mục tiêu mong đợi của các đối tượng có liên quan, đó có thể là nhà sản xuất, người tiếp nhận hoặc

cộng ñồng xã hội. Từ cách tiếp cận ñó, chất lượng theo nghĩa tương đối sẽ có hai

khía cạnh đặc trưng:

Thứ nhất, chất lượng có thể hiểu là đạt ñược mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn của người sản xuất đề ra). Ở khía cạnh này, chúng ta có thể hiểu đó là chất lượng

bên trong.

Thứ hai, chất lượng ñược xem là mức ñộ ñáp ứng tốt nhất những địi hỏi, mong

ñợi của người tiếp nhận, người sử dụng. Ở khía cạnh này, chất lượng được xem là

chất lượng bên ngồi.

Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng thường ñược hiểu theo nghĩa ña dạng hơn. Bởi lẽ, giáo dục là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều quá trình nhỏ và đối

tượng tham gia cũng khác nhau.

Có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 1.5: Các quan ñiểm khác nhau về chất lượng [20]

CHẤT LƯỢNG Sự xuất sắc Sự hài lòng của khách hàng Sự phù hợp với mục đích Giá trị thành tiền

Khi thảo luận về chất lượng trong giáo dục đại học, người ta thường trích dẫn Green [Green D. "What is quality in higher education? Concepts, Policy and Practice (1994) in Green (ed) What is quality in higher education? London; SRHE/Open University Press (1994)] khi ông phân biệt:

• Chất lượng là sự tuyệt hảo;

• Chất lượng là ngưỡng;

• Chất lượng là giá trị gia tăng;

• Chất lượng là giá trị đồng tiền;

• Chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng;

• Chất lượng là sự phù hợp với mục đích [20].

Với quan niệm “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích” thì vấn đề cơ bản là

trường đại học có khả năng đạt mục đích mà họ ñặt ra hay không? Ở ñây người ta

quan tâm tới chất lượng của các quá trình. Quan niệm chất lượng này hướng tới sự cải tiến, tuy nhiên nó có đảm bảo đạt tới ngưỡng chất lượng hay khơng thì bản thân mục đích đặt ra cũng là một vấn đề. Một trường đại học có thể đặt ra các mục đích thấp để dễ đạt được. ðiều đó có nghĩa là cần thảo luận chất lượng khơng chỉ là sự

phù hợp với mục đích mà cịn là sự phù hợp của mục đích.

Theo các tác giả của "Chất lượng giáo dục - những vấn đề lý luận và thực

tiễn" (2008), có nhiều cách hiểu về "chất lượng":

• Chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh, tự nó (là cái tốt nhất). ðiều này chỉ có thể hiểu được, cảm nhận ñược nếu so sánh với những sự vật có cùng những đặc tính với sự vật đang được xem xét. ðây là cách tiếp cận tiên nghiệm về chất lượng.

• Chất lượng được xem xét trên cơ sở những thuộc tính đo được. ðiều đó có

nghĩa là chất lượng có thể được đo lường khách quan và chính xác. Một sự vật có

thuộc tính nào đó "cao hơn" cũng có nghĩa là nó "tốt hơn" và do đó cũng "đắt hơn". Cách tiếp cận này gọi là cách tiếp cận dựa trên sản phẩm khi xem xét chất lượng.

• Chất lượng được xem như sự phù hợp với nhu cầu. Các sản phẩm và dịch vụ

được "sản xuất" một cách chính xác với những "đặc tính kỹ thuật" đã định; mọi sự lệch

• Chất lượng là sự phù hợp với mục đích (mục tiêu), là "ñáp ứng ñược nhu cầu khách hàng". Chất lượng ñược xem xét ñơn giản chỉ trong con mắt của người chiêm ngưỡng sự vật hoặc sử dụng chúng.

Trong các ñịnh nghĩa trên, "chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu" có ý nghĩa hơn cả đối với việc xác ñịnh chất lượng giáo dục và cả việc ñánh giá nó. Mục tiêu ở

ñây ñược hiểu một cách rộng rãi, bao gồm sứ mạng, mục đích; cịn sự phù hợp với

mục tiêu có thể là đáp ứng mong muốn của những người quan tâm, là ñạt hay vượt qua các tiêu chuẩn ñặt ra. ðây là định nghĩa thích hợp và thơng dụng nhất khi xem xét các vấn ñề của giáo dục [6].

Như ñã thấy ở trên, quan niệm "chất lượng là sự phù hợp với mục đích" trùng hợp với quan điểm của các tác giả "Chất lượng giáo dục" (Nguyễn Hữu Châu chủ biên, 2008) [8]. Vấn đề là mục đích (mục tiêu) phải được xác định đúng đắn, chính

xác.

Qua các nghiên cứu về khái niệm chất lượng, chúng tôi cho rằng một ñịnh

nghĩa về chất lượng tỏ ra có ý nghĩa ñối với việc xác ñịnh chất lượng hoạt ñộng

quản lý đào tạo và cả việc đánh giá nó, đó là: Chất lượng nên ñược xem là sự phù

hợp với mục tiêu. Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng địi hỏi của

những người quan tâm như các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu giáo dục đại học và tồn thể xã hội. Mỗi một trường ñại học cần xác ñịnh nội dung của sự phù hợp với

mục tiêu trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời ñiểm xác ñịnh mục tiêu

ñào tạo của mình. Sau ñó sẽ ñặt ra vấn ñề làm sao ñể ñạt ñược các mục tiêu và làm

thế nào ñể thỏa mãn các mục tiêu theo khía cạnh tốt nhất, phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lý đào tạo của Trường Đại học Giao thông Vận tải (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)