Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.4. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
1. Nguyễn Hồ Cưu (2008), tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia Kho bạc Nhà nước số 74 tháng 8 năm 2008 trang 13 đã nghiên cứu đến sự phân cấp quản lý ngân sách xã ảnh hưởng đến cải cách nền tài chính Quốc gia. Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra ngân sách xã là đơn vị hành chính cơ sở, là tổ chức chính quyền cơ sở của bộ máy nhà nước, mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở xã vừa phong phú, vừa phức tạp. Xã có chức năng, nhiệm vụ thực hiện mục tiêu nhà nước của dân, do dân và vì dân, giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước với dân, gắn bó với dân và tác động trực tiếp nhất, nhanh nhất với dân từ việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trước yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quản lý ngân sách xã cần phải đổi mới và hồn thiện cơ chế, chính sách, chế độ có liên quan đến quản lý ngân sách xã.
2. Nguyễn Thị Bích Vân (2010), “ Nâng cao hiệu quả giám sát từ xa công tác quản lý quỹ NSNN trong điều kiện triển khai TABMIS” tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia Kho bạc Nhà nước số 100 tháng 10 năm 2010 trang 30. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được việc kiểm tra cơng tác hạch tốn sai mục lục NSNN cán bộ thanh tra có thể ngồi tại KBNN tỉnh truy vấn các báo cáo theo từng tiêu thức hoặc yêu cầu cần kiểm tra trên bộ sổ tỉnh trong một lần truy cập báo cáo lên hết tất cả từng đơn vị hạch tốn sai trong bộ sổ tỉnh mình mà khơng cần phải xuống từng đơn vị để xem báo cáo.
3. Phạm Thị Thanh Vân (2010), “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia Kho bạc Nhà nước số 102 tháng 12 năm 2010 trang 16. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được quản lý chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước là việc Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, quản lý các khoản chi ngân sách nhà nước theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quy trình cấp phát, thanh tốn và chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước.
4. Nghiêm Thị Kim Xuyến - Nguyễn Tích Hiền ( 2010); “ Quản lý chi NSNN trong điều kiện thực hiện Tabmis”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 102 tháng 12 năm 2010 trang 32. Trong nghiên cứu này đồng tác giả đã nêu ra được quản lý chi ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống KBNN. Khối lượng công việc quản lý, kiểm soát chi NSNN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tồn bộ cơng việc của KBNN. Những năm gần đây, công tác quản lý chi đã dần ổn định từ khuôn khổ pháp lý đến hệ thống hồ sơ, chứng từ; việc quản lý được chặt chẽ, minh bạch từ khâu quản lý dự toán đến quản lý thanh tốn.
5. Hồng Thị Xn (2011); “Quy trình kiểm sốt chi ngân sách nhà nước qua KBNN”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 110 tháng 8 năm 2011 trang 14 đã nêu ra chi NSNN là một lĩnh vực hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung cũng như nền tài chính nói riêng. Việc
quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
6. Trần Mạnh Hà (2012); “Một số điểm mới về cơ chế kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 126 tháng 12 năm 2012 trang 24 đã nêu ra một số điểm mới, mang tính cải cách hành chính. Đơn vị giao dịch phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các khoản chi ghi trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN.
7. Vũ Đức Trọng, Nguyễn Quang Hưng và Nguyễn Thị Huyền (2013); “Nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Hải Dương – Những bài học kinh nghiệm”; tuyển tập tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia KBNN số 135 tháng 9 năm 2013 đã nêu ra những bất cập liên quan đến quản lý chi Ngân sách xã mà các đơn vị KBNN gặp phải. Đòi hỏi các đơn vị KBNN phải đề ra một số giải pháp khắc phục, hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSX, đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách và hiện đại hóa cơng tác quản lý NSNN.
8. Nguyễn Ngọc Đản (2013); “Giải pháp hạn chế chi tiền mặt qua KBNN”; tuyển tập tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia KBNN số 135 tháng 9 năm 2013 đã nêu ra biện pháp thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý quỹ Ngân sách nhà nước mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, sử dụng tiền mặt nói riêng và cơng tác quản lý kinh tế nói chung, góp phần tăng cường hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các đơn vị sử dụng ngân sách.