3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Để tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách xã huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, tác giả chọn nghiên cứu tại Kho bạc Nhà nước huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý, tăng cường kiểm soát ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu sơ cấp: Là số liệu đã được công bố qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, tài liệu khoa học đã nghiên cứu về ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách xã.
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu về chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động qua vài năm, một số báo cáo thống kê kết quả kiểm soát chi ngân sách xã làm nguồn tài liệu cho nghiên cứu luận văn.
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng Số lượng Phương pháp & nội dung
1 Chủ tịch xã (chủ TK) 23 Phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
Các thông tin chung, thông tin về quá trình chi ngân sách xã...
Các đề xuất, giải pháp
2 Kế toán xã 23
3 Cán bộ kho bạc 3 4 Kế toán kho bạc 5
Liên hệ và tiếp xúc trực tiếp lãnh đạo huyện Sơn Động và thủ trưởng, kế toán các phòng ban, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách; Phỏng vấn chuyên viên phòng Tài chính, chuyên viên kho bạc những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý chi ngân sách trong thực tiễn tại cấp xã và cấp huyện thông qua phiếu điều tra chuẩn bị sẵn.
Sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến của các cán bộ chuyên gia trong ngành am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ xử lý thông tin bằng các loại máy tính cầm tay và máy vi tính, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Áp dụng
một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả kiểm soát chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình kiểm soát chi ngân sách xã. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân...
- Phương pháp so sánh: So sánh với các địa phương khác, đối chiếu thực tế kiểm soát chi ngân sách xã với quy định của Luật NSNN.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Quy mô ngân sách xã - Quy mô ngân sách xã
- Nguồn chi của ngân sách xã
- Cơ cấu và sự biến động nguồn chi ngân sách xã - Biến động về quy mô chi ngân sách xã
- Tốc độ phát triển, chi ngân sách xã qua các năm.
- Đánh giá nhiệm vụ kế hoạch và chấp hành kế hoạch qua các năm. - Thu NSNN trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Quy mô và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư.
- Số lượng công trình và tình hình nợ đọng XDCB qua các năm. - Cơ cấu các nguồn ngân sách cho lĩnh vực chi thường xuyên. - Cơ cấu phân bổ và sử dụng chi dự phòng NSNN qua các năm. - Nguyên tắc phân bổ chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên. - Mức sử dụng, khai thác các nguồn vốn ngân sách.
- Số lượng kinh phí chi cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng hạng mục dự án. - Các chỉ tiêu phản ánh tăng giảm chi NSNN qua các năm.
- Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ chi NSNN.
- Mức đáp ứng ngân sách so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Mức độ vi phạm trong công tác thanh kiểm tra chi NSNN.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG HUYỆN SƠN ĐỘNG
4.1.1. Công tác lập dự toán của các xã trên địa bàn huyện Sơn Động
4.1.1.1. Tình hình phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã trong thời kỳ 2012-2016
Năm 2012 là năm đầu thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách của tỉnh Bắc Giang, kế hoạch 5 năm, (2012 - 2016). Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tỉnh Bắc Giang thực hiện theo quy định của Luật NSNN 2002 (sửa đổi) và Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Bắc Giang về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2016 và Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách.
Căn cứ các Nghị quyết trên của HĐND tỉnh Bắc Giang, ngân sách cấp xã ngoài các khoản thu được hưởng 100% còn được hưởng các khoản thu theo tỷ lệ điều tiết phát sinh trên địa bàn cụ thể như sau: Thuế nhà đất 70%; Thuế chuyển quyền SD đất 70%; Thuế SD đất nông nghiệp 70%; Thu cấp quyền SD đất 50%; thu đấu giá QSD đất 20%; đất thương phẩm 20%; Trước bạ nhà đất 70%; Thuế môn bài từ các hộ đăng ký KD 70%; Thuế GTGT, thuế TNDN từ các cá nhân SXKD 40% ; Thuế TTĐB từ các cá nhân SXKD 20%.
Thực hiện Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Bắc Giang việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện được phân cấp như nội dung phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách xã.
a. Phân cấp nhiệm vụ chi của NSX
Theo Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Bắc Giang về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức chi thường xuyên, mua sắm, sửa chữa tài sản đối với ngân sách cấp xã, thị trấn được phân bổ theo tiêu chí số dân, cụ thể như sau:
Bảng 4.1. Định mức chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Sơn Động ĐVT: 1000đ STT Nội dung Định mức chi Tổng số Chi hoạt động thường xuyên Mua sắm, sửa chữa TSCĐ 1 Xã, thị trấn có dưới 10.000 dân 1.300.000 1.190.000 110.000 2 Xã, thị trấn có 10.000 đến dưới 12.000 dân 1.400.000 1.280.000 120.000 3 Xã, thị trấn có 12.000 đến dưới 14.000 dân 1.510.000 1.380.000 130.000 5 Xã, thị trấn có 14.000 đến dưới 16.000 dân 1.620.000 1.480.000 140.000 6 Xã, thị trấn có 16.000 đến dưới 18.000 dân 1.720.000 1.170.000 150.000 7 Xã, thị trấn có 18.000 đến dưới 20.000 dân 1.830.000 1.170.000 160.000 8 Xã, thị trấn có 20.000 đến dưới 22.000 dân 1.930.000 1.760.000 170.000 9 Xã, thị trấn có trên 22.000 dân 2.040.000 1.860.000 180.000
Nguồn: Phòng TC – KH huyện Sơn Động (2017)
+ Chi khác: định mức phân bổ là 5% tổng chi (không bao gồm chi vệ sinh môi trường).
+ Chi dự phòng: được phân bổ theo định mức 2,5% tổng chi. b. Nhiệm vụ chi ngân sách xã
+ Chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể cấp xã: Chi tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương cho cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách. Đảm bảo kinh phí chi hoạt động của HĐND&UBND, hoạt động của Đảng uỷ và các tổ chức đoàn thể cấp xã, thị trấn, kinh phí hoạt động của các chi bộ Đảng trực thuộc theo Quyết định 84 của Ban Quản trị Trung ương,
Chi phụ cấp Đảng uỷ viên cấp xã, thị trấn theo Quyết định 169 ngày 24/6/2008 của Ban Quản trị tài chính Trung Ương;
+ Chi công tác phí, văn phòng phẩm, báo đài, hội nghị …
+ Chi mua sắm, sửa chữa trụ sở, phương tiện làm việc, chi khác theo quy định. + Chi các hoạt động sự nghiệp: Được phân bổ theo tiêu chí số dân, cụ thể theo biểu 4.2 dưới đây:
Bảng 4.2. Phân bổ các chỉ tiêu dự toán chi hoạt động sự nghiệp ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Sơn Động
ĐVT: 1000đ
STT Chỉ tiêu chi Xã có dưới 10.000 dân Xã có từ 10.000 đến 12.000 dân Xã có trên 12.000 dân 1 Chi SN kinh tế 423.000 426.000 428.660 2 Chi đảm bảo xã hội 83.000 85.000 88.000 3 Chi SN giáo dục 14.420 16.000 18.000 4 Chi SN thể dục, thể thao 29.550 31.000 35.000
5 Chi SN văn hóa 29.550 31.000 35.000
6 Chi SN phát thanh TH 29.550 31.000 35.000
7 Chi SN y tế 15.420 17.000 19.000
8 Chi an ninh 83.000 85.000 88.000
9 Chi quốc phòng 53.000 55.000 57.830
10 Chi SN môi trường 15.420 15.000 19.000 Nguồn: Phòng TC – KH huyện Sơn Động (2017)
Với dân số toàn huyện là hơn 72.000 người cùng 23 xã, thị trấn. Hầu hết các xã thị trấn trên địa bàn huyện có dân số dưới 12.000 dân/ xã, nhiêm vụ chi so với các xã ít dân và đông dân là như nhau. Với định mức chi theo quy định từ năm 2010 như trên việc lập dự toán gặp rất nhiều khó khăn vì không bám sát thực tế, chỉ riêng nội dung chi đảm bảo an ninh khó có thể bao quát hết cac họat động. Đơn cử chỉ một nội dung chi bồi dưỡng tuần tra chống đốt pháo nổ cuối năm với bình quân 1 xã đã chi hết 25 triệu đồng cho 1 nhiệm vụ đột xuất vào dịp tết nguyên đán và cũng mới phát sinh trong những năm gần đây do tình trạng đốt pháo nổ có biểu hiện quay trở lại cũng đã chiếm đến 29,4% so vói tổng chi đảm
bảo an ninh cả năm dẫn đến không thể không nbổ sung dự toán chi nếu muốn đảm bảo duy trì hoạt động theo đúng chỉ đạo.
4.1.1.2. Tình hình công tác lập dự toán thu, chi NSX thuộc huyện Sơn Động
Hằng năm ngay từ cuối tháng 6 tỉnh Bắc Giang căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách giao chỉ tiêu hướng dẫn cho các huyện, khoảng đầu tháng 7 các huyện lập kế hoạch đồng thời giao chỉ tiêu cho các xã. Tại đây các xã phải căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách 6 tháng đầu năm ước tính thực hiện cả năm, trên cơ sở đó phân tích tình hình nhằm rút ra kinh nghiệm cho việc lập và tổ chức thực hiện ngân sách năm sau. Các ban hoặc tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào nhiệm vụ, chế độ quy định để lập dự trù nhu cầu chi. Kế toán xã phối hợp với kế toán hợp tác xã tính toán các khoản thu NSX trên địa bàn dựa vào cơ sở đó lập dự toán thu, chi NSX trình UBND xã, báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Động.
Bảng 4.3. Đánh giá về công tác lập dự toán chi ngân sách xã
STT Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt 2 4,35 2 Tốt 6 13,04 3 Trung bình 20 43,48 4 Kém 10 21,74 5 Rất kém 8 17,39 6 Tổng cộng 50 100,00
Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Việc phân bổ dự toán chi ngân sách xã của huyện Sơn Động những năm vừa qua đã đáp ứng được yêu cầu về thời gian và chất lượng, đảm bảo công khai dân chủ, có sự giám sát, thẩm tra của các Ban, các tổ và của đại biểu HĐND huyện; Chính quyền huyện đã giữ vững quan điểm tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo định mức chế độ theo quy định và kinh phí thực hiện các chương trình, mục tiêu. Dự toán của Huyện đảm bảo tổng thu từ thuế, phí, lệ phí lớn hơn tổng chi ngân sách, dành nguồn cho đầu tư phát triển. Nhưng qua bảng nghiên cứu thì tỷ lệ đánh giá về công tác lập, phân bổ dự toán NSNN loại tốt chiếm 13,04%, loại trung bình chiếm 43,48% và loại rất tốt mới dừng lại ở 4,35%.
Bảng 4.4. Kết quả lập dự toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động năm 2016
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung Dự toán của các xã Dự toán được duyệt Chênh lệch 1 Chi SN kinh tế 71.682 67.600 4.082
2 Chi đảm bảo xã hội 13.785 13.000 785
3 Chi SN giáo dục 4.136 3.900 236
4 Chi SN thể dục, thể thao 5.514 5.200 314
5 Chi SN văn hóa 5.514 5.200 314
6 Chi SN phát thanh TH 5.514 5.200 314
7 Chi SN y tế 2.757 2.600 157
8 Chi an ninh 15.164 14.300 864
9 Chi quốc phòng 9.650 9.100 550
10 Chi SN môi trường 4.136 3.900 236
Tổng cộng 137.850 130.000 7.850 Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Sơn Động (2017)
Căn cứ vào quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách và quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách mà tỉnh giao xuống cho huyện Sơn Động hằng năm, sau đó huyện giao tiếp cho từng xã. Các UBND xã tổ chức hội nghị triển khai lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho năm tới. Ở đây, kế toán xã sẽ phải thông báo thông tin về ngân sách xã cho các bên liên quan. Thảo luận cùng UBND xã về những đóng góp điều chỉnh từ những ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị về dự toán ngân sách, sau đó kế toán tổng họp và hoàn chỉnh dự toán NSX để UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX. Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sơn Động. Phòng tài chính huyện có nhiệm vụ tổng hợp lại báo cáo, sau đó xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách của toàn huyện. Sau khi UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách, HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách cuối cùng. UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng thời gửi cho Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
Sơn Động, KBNN huyện Sơn Động trước ngày 31/12/ năm báo cáo làm cơ sở để thực hiện ngân sách. Theo quy chế công khai tài chính về NSNN, các thông tin về ngân sách xã niêm yết công khai ở trụ sở UBND các xã. Các xã tổ chức họp hội đồng nhân dân chủ yếu là khi xã chuẩn bị thực hiện những công trình do xã xây dựng. Điều này cho thấy, việc lập kế hoạch ngân sách xã chưa có sự tham gia của người dân. Thực tế, lập kế hoạch ngân sách ở địa phương do nhân viên thống kê, nhưng dự toán phân bổ thu chi lại là kế toán xã. Kế toán xã căn cứ vào dự toán do nhân viên thống kê lập và dựa vào các cách thức khác nhau để phân bổ.
4.1.1.3. Kiểm soát việc chấp hành dự toán NSX trên địa bàn huyện Sơn Động
Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân xã lập dự toán ngân sách năm sau (các biểu mẫu theo phụ lục số 1 đến phụ lục số 5 theo Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính của xã, phường, thị trấn) trình Hội đồng nhân dân xã quyết định. Hội đồng nhân dân xã họp thông qua dự toán ngân sách cấp xã, UBND cấp xã thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách năm sau cho các tổ chức thuộc xã.
Các đơn vị cấp xã đều lập dự toán (năm sau) chi tiết theo các tổ chức thuộc xã và tổng hợp phân bổ dự toán năm theo mã chương, mã ngành kinh tế trước ngày 31/12 hàng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm tra phân bổ dự toán trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Gửi phân bổ dự toán đã được phê duyệt về KBNN để theo dõi, kiểm soát thanh toán.
Căn cứ lập dự toán ngân sách xã: Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm, bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã; Chính sách,