Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cở sở lý luận

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ngân sách xã

2.1.6.1. Chính sách và các quy định về chi ngân sách

Trong nền kinh tế hội nhập và mở cửa hiện nay việc xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là việc làm không thể thiếu của mỗi quốc gia. Văn bản quy phạm pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự cơng bằng, an tồn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy định về kiểm soát chi NSNN nói riêng càng cụ thể và rõ ràng thì việc thực hiện hệ thống các văn bản ấy càng dễ vận dụng và thuận lợi (Phương Thị Hồng Hà, 2006).

2.1.6.2. Năng lực đội ngũ và cán bộ thực hiện chi ngân sách

Năng lực chuyên môn của các cơ quan quản lý NSNN ở địa phương là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chun mơn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính cơng, kiểm sốt được tồn bộ nội dung chi, ngun tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính cơng đảm bảo theo dự tốn đã đề ra (Hoàng Trọng Bảo, 2013).

Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thơng tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương (Nguyễn Đức Chí, 2004).

2.1.6.3. Đặc điểm của các xã và đội ngũ cấp xã

a. Điều kiện tự nhiên

Ở mỗi vùng, mỗi địa phương đều có vị trí địa lý, điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu khác nhau gây ảnh hưởng đến nguồn thu, nhiệm vụ chi tại địa phương. Địa phương nào có nguồn thu thuận lợi thì việc quản lý thu, chi NSNN cũng được chủ động và thuận lợi trong khâu điều hành NSNN và ngược lại đối với địa phương có nguồn thu trên địa bàn không đáp ứng được nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển của địa phương thì việc quản lý và điều hành ngân sách cũng sẽ bị bị động và hạn chế hơn (Hoàng Trọng Bảo, 2013).

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng, miền có ảnh hưởng rất lớn đối với quản lý chi NSNN tại mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, địa phương đó. Bởi vì kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đến quản lý chi NSNN. Kinh tế càng phát triển nền tài chính cũng sẽ được củng cố ổn định và phát triển khi đó Nhà nước điều hành nền kinh tế vĩ mơ thơng qua chính sách tài khóa để phân bổ các nguồn lực cho xã hội sẽ được thuận lợi hơn. Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định, chế độ chính trị ổn định sẽ có một nền kinh tế ổn định và phát triển, môi trường kinh doanh lành mạnh thu hút được nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước sẽ ảnh hưởng tích cực đến nguồn thu ngân sách và nhiệm vụ chi của NSNN (Phương Thị Hồng Hà, 2006).

2.1.6.4. Các yếu tố về định mức, chi tiêu ngân sách

Dự toán thu NSNN là việc tính tốn dự trù các khoản thu có khả năng huy động và thực hiện được trong 1 năm. Dự toán thu được lập dựa vào kết quả thực hiện của nhiệm vụ thu năm trước, ước thực hiện thu năm hiện hành và tính tốn nội lực của nguồn lực tài chính cơng huy động được của năm tiếp theo, căn cứ vào dự toán thu và các quy đinh định mức chi xây dựng dự tốn chi cho phù hợp (Hồng Trọng Bảo, 2013).

2.1.6.5. Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý chi ngân sách nhà nước

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trị khơng thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN ở địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính

chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà cơng nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSNN hiện đại trên địa bàn địa phương (Hoàng Trọng Bảo, 2013).

2.1.6.6. Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị sử dụng NSNN

Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ mật thiết đối với ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Ý thức pháp luật là thước đo để đánh giá nhận thức của con người đối với các vấn đề ý thức của con người đối với các vấn đề ý thức lập pháp, là năng lực trong việc giải thích pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật. Ý thức pháp luật, đó là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về pháp luật, trong đó có cả cán bộ nhân viên nhà nước, tổ chức Đảng, các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là của cán bộ, cơng chức các cơ quan có chức năng trực tiếp thi hành, áp dụng và bảo vệ pháp luật. Ý thức pháp luật còn là thái độ đối với pháp luật, ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật, đó là thái độ với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm (Phương Thị Hồng Hà, 2006).

Vì vậy ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị có sử dụng NSNN có ảnh hưởng lớn đến việc điều hành quản lý NSNN. Việc chấp hành pháp luật tốt sẽ giúp cho việc điều hành, quản lý NSNN sẽ mang lại hiệu quả, tránh được tình trạng lãng phí và sai phạm trong công tác điều hành quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)