Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 43)

1. Nguyễn Hoà Cưu (2008), tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia Kho bạc Nhà nước số 74 tháng 8 năm 2008 trang 13 đã nghiên cứu đến sự phân cấp quản lý ngân sách xã ảnh hưởng đến cải cách nền tài chính Quốc gia. Trong nghiên cứu này tác giả đã chỉ ra ngân sách xã là đơn vị hành chính cơ sở, là tổ chức chính quyền cơ sở của bộ máy nhà nước, mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở xã vừa phong phú, vừa phức tạp. Xã có chức năng, nhiệm vụ thực hiện mục tiêu nhà nước của dân, do dân và vì dân, giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước với dân, gắn bó với dân và tác động trực tiếp nhất, nhanh nhất với dân từ việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trước yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quản lý ngân sách xã cần phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách, chế độ có liên quan đến quản lý ngân sách xã.

2. Nguyễn Thị Bích Vân (2010), “ Nâng cao hiệu quả giám sát từ xa công tác quản lý quỹ NSNN trong điều kiện triển khai TABMIS” tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia Kho bạc Nhà nước số 100 tháng 10 năm 2010 trang 30. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được việc kiểm tra công tác hạch toán sai mục lục NSNN cán bộ thanh tra có thể ngồi tại KBNN tỉnh truy vấn các báo cáo theo từng tiêu thức hoặc yêu cầu cần kiểm tra trên bộ sổ tỉnh trong một lần truy cập báo cáo lên hết tất cả từng đơn vị hạch toán sai trong bộ sổ tỉnh mình mà không cần phải xuống từng đơn vị để xem báo cáo.

3. Phạm Thị Thanh Vân (2010), “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia Kho bạc Nhà nước số 102 tháng 12 năm 2010 trang 16. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được quản lý chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước là việc Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, quản lý các khoản chi ngân sách nhà nước theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quy trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước.

4. Nghiêm Thị Kim Xuyến - Nguyễn Tích Hiền ( 2010); “ Quản lý chi NSNN trong điều kiện thực hiện Tabmis”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 102 tháng 12 năm 2010 trang 32. Trong nghiên cứu này đồng tác giả đã nêu ra được quản lý chi ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống KBNN. Khối lượng công việc quản lý, kiểm soát chi NSNN chiếm tỷ trọng khá lớn trong toàn bộ công việc của KBNN. Những năm gần đây, công tác quản lý chi đã dần ổn định từ khuôn khổ pháp lý đến hệ thống hồ sơ, chứng từ; việc quản lý được chặt chẽ, minh bạch từ khâu quản lý dự toán đến quản lý thanh toán.

5. Hoàng Thị Xuân (2011); “Quy trình kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 110 tháng 8 năm 2011 trang 14 đã nêu ra chi NSNN là một lĩnh vực hết sức quan trọng, có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung cũng như nền tài chính nói riêng. Việc

quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

6. Trần Mạnh Hà (2012); “Một số điểm mới về cơ chế kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua KBNN theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC”; tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 126 tháng 12 năm 2012 trang 24 đã nêu ra một số điểm mới, mang tính cải cách hành chính. Đơn vị giao dịch phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung các khoản chi ghi trên bảng kê chứng từ thanh toán gửi KBNN.

7. Vũ Đức Trọng, Nguyễn Quang Hưng và Nguyễn Thị Huyền (2013); “Nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Hải Dương – Những bài học kinh nghiệm”; tuyển tập tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia KBNN số 135 tháng 9 năm 2013 đã nêu ra những bất cập liên quan đến quản lý chi Ngân sách xã mà các đơn vị KBNN gặp phải. Đòi hỏi các đơn vị KBNN phải đề ra một số giải pháp khắc phục, hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý chi NSX, đáp ứng yêu cầu đổi mới, cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý NSNN.

8. Nguyễn Ngọc Đản (2013); “Giải pháp hạn chế chi tiền mặt qua KBNN”; tuyển tập tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia KBNN số 135 tháng 9 năm 2013 đã nêu ra biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý quỹ Ngân sách nhà nước mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, sử dụng tiền mặt nói riêng và công tác quản lý kinh tế nói chung, góp phần tăng cường hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các đơn vị sử dụng ngân sách.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sơn Động nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Giang trên vòng cung Ngân Sơn - Đông Triều, trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu cách thành phố Bắc Giang 80 km.

+ Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn ;

+ Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh ; + Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh;

+ Phía Tây giáp huyện Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Sơn Động

Huyện có 21 xã và 2 thị trấn với nhiều thôn xóm và điểm dân cư nằm rải rác ở nhiều khu vực huyện có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ (tỉnh lộ 291, 293) chạy qua tuy là huyện miền núi nhưng Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế văn hoá với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016).

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai

* Đặc điểm Địa hình

Sơn Động có địa hình phức tạp, quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên những nét đặc thù riêng ở từng khu vực. Huyện Sơn Động có độ cao trung bình khoảng 450m, nơi cao nhất là đỉnh núi Yên Tử 1.068m và các đỉnh Bảo Đài 875m, Ba Nổi 862m (thuộc dãy Yên Tử), thấp nhất là 52m thuộc khu vực thung lũng sông Lục Nam (Chi cục thống kê huyện Sơn Động, 2016).

Địa hình huyện Sơn Động được chia thành 3 dạng chính sau:

- Địa hình núi (N): Huyện Sơn Động có 2 trong số 3 kiểu địa hình núi đó là N2 và N3. Diện tích là 19.165,7 ha, chiếm 22,6% diện tích toàn huyện, tập trung chủ yếu ở kiểu địa hình núi thấp (N3) là 18.513,65 ha, còn kiểu địa hình núi trung bình (N2) có độ cao từ 701 - 1700m tập trung chủ yếu ở xã Tuấn Mậu, Thanh Luận và xã An Lạc thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, độ dốc bình quân < 250 (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016).

- Địa hình đồi (Đ): Có diện tích 55.799,54 ha, chiếm 65,9% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó: Đ2 có độ cao từ 101 – 200m chiếm tỷ lệ lớn nhất 47,5% diện tích đồi. Thuộc địa bàn 11 xã (An Châu, An Bá, Bồng Am, Dương Hưu, Giáo Liêm, Hữu Sản, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Vĩnh Khương, Yên Định, Thạch Sơn), có độ dốc bình quân 150 (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2015).

- Địa hình đất bằng bồi tụ thung lũng và ven sông suối (T1, T5): Có diện tích 9.699,89 ha, chiếm 11,5% diện tích toàn huyện. Tập trung nhiều ở T.T An Châu; Quế Sơn; Cẩm Đàn; Chiên Sơn; Phúc Thắng, Lệ Viễn và An Lập (Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2016).

Tóm lại: Địa hình Sơn Động chủ yếu là đồi và núi thấp đến núi trung bình, là nơi có địa hình đồi núi cao nhất của tỉnh Bắc Giang, đặc điểm địa hình,

địa mạo khá đa dạng cao hơn các khu vực xung quanh, độ dốc lớn là đầu nguồn sông Lục Nam nên việc khai thác đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Do vậy địa hình huyện Sơn Động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện nói riêng và cả hạ lưu nói chung.

* Chất đất của huyện

Đất đai của huyện Sơn Động chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến sét, đất vàng nhạt trên đá… Xen giữa diện tích đồi núi là diện tích đất thung lũng phù hợp với sản xuất cây hàng năm. Năm 2007 tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tổng kiểm kê lại quỹ đất trên toàn tỉnh sau khi điều tra diện tích tự nhiên thực tế của huyện Sơn Động là 84.577 ha có sự sai lệch so với sự đo đạc của những năm trước đây. (Diện tích kiểm kê những năm trước của huyện là 84.432ha) (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động, 2016).

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

* Khí hậu

Sơn Động nằm trong vùng khí hậu lục địa miền núi, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân và mùa Thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng và mùa Đông lạnh.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,60C;

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là: 32,90C; - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 11,60C; - Nhiệt độ thấp tuyệt đối: -2,80C;

- Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không quá cao: Từ 6,40C đến 9,90C; - Lượng mưa bình quân năm 1.564 mm nhưng phân bố không đồng đều, số ngày mưa trung bình trong năm là 128 ngày. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 961,2mm.

- Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.571 giờ, bình quân số giờ nắng trong ngày đạt 4,3 giờ.

- Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 81%, các tháng có độ ẩm cao thường rơi vào mùa mưa, cao nhất là tháng 8 (86%), thấp nhất vào tháng 12 (77%).

- Chế độ gió: Nằm trong vùng khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, với 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 1,1m/s. Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên huyện ít chịu ảnh hưởng của bão.

Nhìn chung điều kiện khí hậu của Sơn Động khá thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, tuy nhiên do địa hình chia cắt và lượng mưa khá lớn, không tập trung đã gây nên một số hiện tượng sạt lở và lũ quét.

* Thủy văn: Nguồn nước được hình thành bởi 3 nhánh sông chính gặp nhau ở Yên Định. Nhánh sông chính chảy trong địa phận Sơn Động dài khoảng 40 km, từ Khe Rỗ chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Lệ Viễn sông đổi theo hướng Đông – Tây về Yên Định gặp các nhánh sông Thanh Luận, sông Cẩm Đàn rồi sang đất Lục Ngạn.

Nhìn chung các suối lớn của huyện phân bố trên vùng địa hình phức tạp với độ dốc lớn, khả năng giữ nước ở vùng thượng nguồn thấp, vào mùa mưa nước chảy xiết, xói mòn mạnh gây khó khăn cho sản xuất và đời sống đặc biệt là các xã vùng cao.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn huyện có 18.841 hộ với dân số là 72.417 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 85,2 người/km2, cao nhất là Thị trấn An Châu với 2.300,4 người/km2, thấp nhất là xã Thạch Sơn 24,2 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,63%/năm.

Trên địa bàn huyện Sơn Động có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm trên 48%, còn lại dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Mường, Dao, Cao Lan...).

Tổng số lao động trên địa bàn toàn huyện là 36.298 lao động, chiếm 50,12% tổng dân số, trong đó lao động nông- lâm nghiệp là 23.448 lao động chiếm 64,6% tỷ lệ lao động; lao động phi nông nghiệp 12.850 lao động chiếm 35,4%. Lao động nông- lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm. Nhìn chung nguồn nhân lực trong huyện khá dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.1. Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2016 TT Tên xã Dân số (người) Mật độ (người/km2) Số hộ (hộ) Số lao động (người) Toàn huyện 72.417 85,20 18.841 36.298 1 An Bá 3.556 120,90 908 1.768 2 An Châu 4.183 231,10 1.167 2.083 3 An Lạc 3.344 27,90 890 1.658 4 An Lập 5.373 433,30 1.437 2.676 5 Bồng Am 793 33,30 264 394 6 Chiên Sơn 2.318 406,60 608 1.145 7 Cẩm Đàn 3.355 181,30 932 1.670 8 Dương Hưu 5.078 66,10 1.225 2.528 9 Giáo Liêm 2.811 130,10 735 1.398 10 Hữu Sản 2.107 57,50 542 1.151 11 Long Sơn 5.070 78,10 1.191 2.533 12 Lệ Viễn 3.585 217,20 896 1.788 13 Phúc Thắng 1.258 62,50 346 627 14 Quế Sơn 3.160 309,80 743 1.580 15 T.T An Châu 4.831 2.300,40 1.180 2.493 16 T.T Thanh Sơn 3.402 165,10 906 1.736 17 Thanh Luận 2.566 52,10 730 1.275 18 Tuấn Mậu 2.045 33,40 572 1.020 19 Thạch Sơn 497 24,20 119 248 20 Tuấn Đạo 4.475 66,30 1.119 2.236 21 Vân Sơn 2.637 70,10 730 1.311 22 Vính Khương 1.870 113,30 563 930 23 Yên Định 4.103 136,30 1.038 2.050

3.1.2.2. Diện tích đất đai

Bảng 3.2. cho thấy: Diện tích tự nhiên của huyện từ năm 2014 đến 2016 là 86.057,6 ha, không thay đổi. Năm 2014 và 2015, diện tích đất rừng không thay đổi; năm 2016 diện tích đất rừng tăng 3,39% so với năm 2014 và 2015.

Bảng 3.2. Diện tích đất đai của huyện Sơn Động

Diễn giải 2014 (ha) 2015 (ha) 2016 (ha) So sánh (%) 15/14 16/15 BQ Tổng DT tự nhiên 86.057,6 86.057,6 86.057,6 100,00 100,00 100,00 I. Đất rừng và đất lâm nghiệp 65.395,4 65.395,4 65.395,4 100,00 100,00 100,00 1.Diện tích rừng 55.985,9 55.985,9 57.885,9 100,00 103,40 101,70 1.1 Rừng tự nhiện 41.730,2 41.730,2 40.830,2 100,00 97,80 98,90 1.2. Rừng trồng 14.255,7 14.255,7 17.055,7 100,00 119,60 109,80 2. Đất Lâm nghiệp (Đất chưa có rừng) 9.409,5 9.409,5 7.509,5 100,00 79,80 89,90 II. Đất đất khác 20.662,2 20.662,2 20.662,2 100,00 100,00 100,00 * BQ rừng và đất LN/hộ 3,5 3,5 3,5 100,00 100,00 100,00 * BQ rừng và đất LN/nhân khẩu 0,90 0,90 0,90 100,00 100,00 100,00 * BQ rừng và đất LN/LĐ 2.62 2,62 2,62 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Động (2016) 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống đường giao thông

Sơn Động là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhỉều sông, suối, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên địa bàn huyện Sơn Động hình thành 4 loại đường chính là:

- Quốc lộ (279 và 31) có chiều dài 63 km; - Tỉnh lộ (291 và 293) có chiều dài 37 km;

- Đường huyện và đường liên xã có 9 tuyến đường với chiều dài là 106,3km, chủ yếu là đường trải nhựa và đường cấp phối.

- Đường xã và liên thôn dài 287,5 km trong đó có 152,6 km đường bê tông, 134,9 km đường đất.

Nhìn chung mạng lưới đường giao thông nông thôn phát triển tương đối khá. Tính đến năm 2016 toàn huyện có 548 km với kết cấu mặt đường trải nhựa rộng 5,5km; 73 km trải nhựa rộng 3,5 m; có 33,3 km đường bê tông rộng 3-3,5m. Còn lại 403,6 km là đường cấp phối và đường đất, có 23/23 xã, thị trấn có đường liên thông.

đến trung tâm xã. Với hệ thống giao thông như trên, đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện nói chung và vận chuyển nông- lâm sản nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)