Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 49)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2016, tồn huyện có 18.841 hộ với dân số là 72.417 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 85,2 người/km2, cao nhất là Thị trấn An Châu với 2.300,4 người/km2, thấp nhất là xã Thạch Sơn 24,2 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,63%/năm.

Trên địa bàn huyện Sơn Động có 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm trên 48%, còn lại dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Mường, Dao, Cao Lan...).

Tổng số lao động trên địa bàn toàn huyện là 36.298 lao động, chiếm 50,12% tổng dân số, trong đó lao động nông- lâm nghiệp là 23.448 lao động chiếm 64,6% tỷ lệ lao động; lao động phi nông nghiệp 12.850 lao động chiếm 35,4%. Lao động nông- lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm. Nhìn chung nguồn nhân lực trong huyện khá dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nơng, lâm nghiệp được thể hiện bảng sau:

Bảng 3.1. Dân số và lao động của các xã huyện Sơn Động năm 2016 TT Tên xã Dân số TT Tên xã Dân số (người) Mật độ (người/km2) Số hộ (hộ) Số lao động (người) Toàn huyện 72.417 85,20 18.841 36.298 1 An Bá 3.556 120,90 908 1.768 2 An Châu 4.183 231,10 1.167 2.083 3 An Lạc 3.344 27,90 890 1.658 4 An Lập 5.373 433,30 1.437 2.676 5 Bồng Am 793 33,30 264 394 6 Chiên Sơn 2.318 406,60 608 1.145 7 Cẩm Đàn 3.355 181,30 932 1.670 8 Dương Hưu 5.078 66,10 1.225 2.528 9 Giáo Liêm 2.811 130,10 735 1.398 10 Hữu Sản 2.107 57,50 542 1.151 11 Long Sơn 5.070 78,10 1.191 2.533 12 Lệ Viễn 3.585 217,20 896 1.788 13 Phúc Thắng 1.258 62,50 346 627 14 Quế Sơn 3.160 309,80 743 1.580 15 T.T An Châu 4.831 2.300,40 1.180 2.493 16 T.T Thanh Sơn 3.402 165,10 906 1.736 17 Thanh Luận 2.566 52,10 730 1.275 18 Tuấn Mậu 2.045 33,40 572 1.020 19 Thạch Sơn 497 24,20 119 248 20 Tuấn Đạo 4.475 66,30 1.119 2.236 21 Vân Sơn 2.637 70,10 730 1.311 22 Vính Khương 1.870 113,30 563 930 23 Yên Định 4.103 136,30 1.038 2.050

3.1.2.2. Diện tích đất đai

Bảng 3.2. cho thấy: Diện tích tự nhiên của huyện từ năm 2014 đến 2016 là 86.057,6 ha, không thay đổi. Năm 2014 và 2015, diện tích đất rừng khơng thay đổi; năm 2016 diện tích đất rừng tăng 3,39% so với năm 2014 và 2015.

Bảng 3.2. Diện tích đất đai của huyện Sơn Động

Diễn giải 2014 (ha) 2015 (ha) 2016 (ha) So sánh (%) 15/14 16/15 BQ Tổng DT tự nhiên 86.057,6 86.057,6 86.057,6 100,00 100,00 100,00 I. Đất rừng và đất lâm nghiệp 65.395,4 65.395,4 65.395,4 100,00 100,00 100,00 1.Diện tích rừng 55.985,9 55.985,9 57.885,9 100,00 103,40 101,70 1.1 Rừng tự nhiện 41.730,2 41.730,2 40.830,2 100,00 97,80 98,90 1.2. Rừng trồng 14.255,7 14.255,7 17.055,7 100,00 119,60 109,80 2. Đất Lâm nghiệp (Đất chưa có rừng) 9.409,5 9.409,5 7.509,5 100,00 79,80 89,90 II. Đất đất khác 20.662,2 20.662,2 20.662,2 100,00 100,00 100,00 * BQ rừng và đất LN/hộ 3,5 3,5 3,5 100,00 100,00 100,00 * BQ rừng và đất LN/nhân khẩu 0,90 0,90 0,90 100,00 100,00 100,00 * BQ rừng và đất LN/LĐ 2.62 2,62 2,62 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Động (2016) 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Hệ thống đường giao thông

Sơn Động là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhỉều sơng, suối, việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên địa bàn huyện Sơn Động hình thành 4 loại đường chính là:

- Quốc lộ (279 và 31) có chiều dài 63 km; - Tỉnh lộ (291 và 293) có chiều dài 37 km;

- Đường huyện và đường liên xã có 9 tuyến đường với chiều dài là 106,3km, chủ yếu là đường trải nhựa và đường cấp phối.

- Đường xã và liên thơn dài 287,5 km trong đó có 152,6 km đường bê tơng, 134,9 km đường đất.

Nhìn chung mạng lưới đường giao thông nông thôn phát triển tương đối khá. Tính đến năm 2016 tồn huyện có 548 km với kết cấu mặt đường trải nhựa rộng 5,5km; 73 km trải nhựa rộng 3,5 m; có 33,3 km đường bê tơng rộng 3-3,5m. Còn lại 403,6 km là đường cấp phối và đường đất, có 23/23 xã, thị trấn có đường liên thơng.

đến trung tâm xã. Với hệ thống giao thông như trên, đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện nói chung và vận chuyển nơng- lâm sản nói riêng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông- lâm nghiệp phát triển.

b. Thuỷ lợi

- Hệ thống cơng trình hồ, đập, kênh mương trên địa bàn huyện Sơn Động thường xuyên được tu sửa và xây dựng mới.

- Tính đến năm 2016 trên địa bàn huyện đã xây dựng được 102 cơng trình hồ chứa nước và đập dâng, 35 trạm bơm điện, kiên cố hóa 106,6 km kênh mương nội đồng, sửa chữa nâng cấp được 20 cồng trình khác. Do đó đã có hơn 2.000 ha ruộng chủ động được nước tưới, tiêu. Các cơng trình hiện tại đã xuống cấp nên việc dẫn nước tưới tiêu gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp.

c. Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc - Hệ thống điện

- Hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 100% số hộ nông dân được sử dụng điện lưới phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Toàn bộ các xã trong huyện đã được kết nối với mạng lưới điện quốc gia, ở mỗi xã đều có các trạm hạ thế.

- Hệ thống điện hiện tại chỉ tạm đủ phục vụ nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt. Trong tương lai, để phục vụ cho sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thì hệ thống điện cần phải được đầu tư hơn nữa.

- Hệ thống nước sinh hoạt

Trong những năm qua Sơn Động tập trung vào chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch chỉ tập trung tại thị trấn An Châu. Theo số liệu khảo sát sơ bộ trên địa bàn huyện có

khoảng trên 70% số hộ dùng nước giếng, 3% số hộ dùng nước giếng khoan, cịn lại khoảng 27% số hộ gia đình dùng nước tự chảy. Hiện nay các hộ dân vùng cao chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt theo hình thức hệ tự chảy quy mô nhỏ lấy nước từ các khe, mạch đùn có xử lý lắng lọc đơn giản. cộng đồng người dân.

- Thông tin liên lạc

+ Hệ thống thông tin liên lạc huyện Sơn Động trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể. Đến nay đã có 23/23 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Hoạt động của hệ thống bưu điện đã hình thành mạng lưới thơng tin từ Trung ương đến cơ sở trong đó đáng kể nhất là sự xuất hiện của mạng lưới internet của các điểm bưu điện cấp xã. Tổng số máy điện thọai cố định là 10.652 máy, bình quân 6,8 máy/100 dân.

+ Hiện nay 100% số xã đã được xem truyền hình, 23/23 xã, thị trấn có đài truyền thanh, thơng tin báo chí được đưa về tới các xã. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật các thông tin về kinh tế - xã hội, kỹ thuật mới trong sản xuất, việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước tới nhân dân.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Sơn Động

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Sơn Động có bước tăng trưởng khá, các chỉ tiêu phát tiển kinh tế xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; các chính sách an sinh xã hội, đền ơn, đáp nghĩa được triển khai và thực hiện có hiệu quả, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm; chất lượng giáo dục tồn diện được nâng lên, cơng tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhất là giải quyết việc làm sau đào tạo tiếp tục được quan tâm thực hiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư. Cơng tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được duy trì. Phong trào thể dục, thể thao được quan tâm và đạt nhiều kết quả. Cơng tác quốc phịng, quân sự địa phương được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng quy định. Cơng tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn được giữ vững,

Bảng 3.3. cho thấy: Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2016 (theo giá hiện hành) đạt 2.930,9 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,72%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,5 triệu đồng/năm. Với sự phát triển kinh tế của huyện như trên, góp phần tăng năng lực vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của huyện.

Bảng 3.3. Tổng hợp một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế (theo giá hiện hành) (theo giá hiện hành)

Diễn giải Đơn vị 2014 2015 2016 (%/năm) BQ

1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản

xuất % 12,35 13,71 13,72 105,40

2. Tổng giá trị sản xuất

(giá hiện hành) Tỷ đồng 1.250,51 1.905,26 2.930,90 153,09 3. Cơ cấu giá trị sản xuất % 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản % 64,26 40,44 41,54 80,40 - Công nghiệp - Xây dựng % 19,90 48,70 51,24 160,46 - Thương mại - Dịch vụ % 15,84 10,86 7,22 67,51 4. Thu nhập bình quân đầu người Tr. đồng 13,10 14,90 18,50 118,84 5. Tổng thu ngân sách nhà nước Tỷ đồng 610,50 616,97 649,90 103,18 - Tổng thu ngân sách địa phương Tỷ đồng 38,30 56,20 77,20 141,97 Nguồn: UBND huyện Sơn Động (2016) 3.1.3. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn huyện Sơn Động

Sơn Động là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang. Diện tích tự nhiên của Sơn Động đứng thứ hai toàn tỉnh sau huyện Lục Ngạn chiếm 22.1% diện tích cả tỉnh. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên không ưu ái tổng sản lượng các loại cây con cũng như giá trị sản xuất của huyện luôn thấp nhất so với 9 huyện còn lại trong tồn tỉnh. Về văn hố xã hội Sơn Động là huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh nhưng lại có tỷ lệ dân tộc thiểu số hơn 51%, cao nhất trong tỉnh. Một nền văn hoá đa dạng về bản sắc dân tộc và một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, đang chuyển mình đổi thay.

Sơn Động có 23 xã, thị trấn trong đó 15/23 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn. Nếu dựa vào nội lực để phát triển thì quá trình phát triển của huyện có thuận lợi thì ít mà gặp trắc trở khó khăn thì nhiều.

Vì điều kiện tự nhiên huyện có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi đồi núi sông suối đất canh tác nông nghiệp hạn hẹp chủ yếu là ruộng bậc thang và diện tích đất nhỏ hẹp giữa các thung lũng 80% diện tích đất canh tác có hàm lượng mùn thấp chủ yếu là đất một vụ và đa phần chưa phá được thế độc canh. Trong 14 xã ĐBKK có bốn tiểu vùng khí hậu khác nhau biến động thất thường có năm nắng hạn kéo dài sương muối giá rét. Đặc biệt năm 2008 huyện bị ảnh hưởng của mưa lũ làm thiệt hại to lớn về người và tài sản.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Để tăng cường cơng tác kiểm sốt chi ngân sách xã huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, tác giả chọn nghiên cứu tại Kho bạc Nhà nước huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý, tăng cường kiểm soát ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu sơ cấp: Là số liệu đã được công bố qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, tài liệu khoa học đã nghiên cứu về ngân sách nhà nước và kiểm soát chi ngân sách xã.

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu về chi ngân sách xã tại huyện Sơn Động qua vài năm, một số báo cáo thống kê kết quả kiểm soát chi ngân sách xã làm nguồn tài liệu cho nghiên cứu luận văn.

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng Số lượng Phương pháp & nội dung

1 Chủ tịch xã (chủ TK) 23 Phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.

Các thông tin chung, thông tin về quá trình chi ngân sách xã...

Các đề xuất, giải pháp

2 Kế toán xã 23

3 Cán bộ kho bạc 3 4 Kế toán kho bạc 5

Liên hệ và tiếp xúc trực tiếp lãnh đạo huyện Sơn Động và thủ trưởng, kế toán các phòng ban, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách; Phỏng vấn chuyên viên phịng Tài chính, chun viên kho bạc những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính, ngân sách để nắm bắt thông tin, phân tích tình hình, để đánh giá việc quản lý chi ngân sách trong thực tiễn tại cấp xã và cấp huyện thông qua phiếu điều tra chuẩn bị sẵn.

Sử dụng phương pháp chuyên gia lấy ý kiến của các cán bộ chuyên gia trong ngành am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.3. Phương pháp xử lý thơng tin

Trong q trình nghiên cứu tác giả sẽ xử lý thông tin bằng các loại máy tính cầm tay và máy vi tính, sử dụng các phương pháp phân tổ, phân nhóm. Áp dụng

một số tiêu thức chuẩn để đánh giá kết quả kiểm soát chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mơ tả thực trạng tình hình kiểm sốt chi ngân sách xã. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân...

- Phương pháp so sánh: So sánh với các địa phương khác, đối chiếu thực tế kiểm soát chi ngân sách xã với quy định của Luật NSNN.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Quy mô ngân sách xã - Quy mô ngân sách xã

- Nguồn chi của ngân sách xã

- Cơ cấu và sự biến động nguồn chi ngân sách xã - Biến động về quy mô chi ngân sách xã

- Tốc độ phát triển, chi ngân sách xã qua các năm.

- Đánh giá nhiệm vụ kế hoạch và chấp hành kế hoạch qua các năm. - Thu NSNN trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Quy mô và cơ cấu các nguồn vốn đầu tư.

- Số lượng cơng trình và tình hình nợ đọng XDCB qua các năm. - Cơ cấu các nguồn ngân sách cho lĩnh vực chi thường xuyên. - Cơ cấu phân bổ và sử dụng chi dự phòng NSNN qua các năm. - Nguyên tắc phân bổ chi đầu tư XDCB và chi thường xuyên. - Mức sử dụng, khai thác các nguồn vốn ngân sách.

- Số lượng kinh phí chi cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng hạng mục dự án. - Các chỉ tiêu phản ánh tăng giảm chi NSNN qua các năm.

- Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ chi NSNN.

- Mức đáp ứng ngân sách so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. - Mức độ vi phạm trong công tác thanh kiểm tra chi NSNN.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KIỂM SỐT CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG

4.1.1. Cơng tác lập dự tốn của các xã trên địa bàn huyện Sơn Động

4.1.1.1. Tình hình phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã trong thời kỳ 2012-2016

Năm 2012 là năm đầu thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách của tỉnh Bắc Giang, kế hoạch 5 năm, (2012 - 2016). Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tỉnh Bắc Giang thực hiện theo quy định của Luật NSNN 2002 (sửa đổi) và Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh Bắc Giang về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2016 và Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 49)