Chính sách và các quy định chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 88)

Việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực ngân sách xã chưa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Luật NSNN mặc dù đã góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát ngân sách xã song vẫn còn có những bất cập chưa phù hợp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động NSNN nói chung và kiểm soát chi ngân sách xã của hệ thống KBNN nói riêng. Tính lồng ghép của hệ thống NSNN đã làm phức tạp hoá các quy trình chi ngân sách xã; chưa có cơ chế thực hiện khuôn khổ tài khoá trung hạn và lập, bố trí dự toán ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ, dự án, kiểm soát ngân sách xã theo kết quả đầu ra; cơ chế kiểm soát, hạch toán kế toán chưa phản ánh đúng bản chất và không phù hợp với thông lệ quốc tế...

Bảng 4.18. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của cơ chế quản lýđến kiểm soát chi ngân sách xã

STT Chỉ tiêu Chủ TK Kế toán Cán bộ Kho bạc SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Rất ảnh hưởng 14 60,87 17 73,91 6 75,00 2 Ảnh hưởng 8 34,78 6 26,09 2 25,00 3 Không ảnh hưởng 1 4,35 0 0,00 0 0,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Chức năng nhiệm vụ của cơ quan KBNN về vấn đề quản lý chi chưa được rõ ràng, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý cần thiết để KBNN thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ theo mục tiêu hiệu quả. Công tác quản lý ngân quỹ tuy có

mối quan hệ mật thiết với quản lý ngân sách song nó lại độc lập tương đối với công tác kiểm soát ngân sách (do phạm vi, bản chất, cơ quan quản lý, công cụ quản lý ngân quỹ khác với NSNN); vì vậy Luật NSNN chưa mang lại khung pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý ngân quỹ. Mặt khác, để quản lý ngân quỹ hiệu quả cần có văn bản pháp lý cao ở cấp độ Luật nhằm quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị có liên quan trong việc quản quản lý ngân quỹ.

4.2.2. Năng lực đội ngũ quản lý và cán bộ thực hiện kiểm soát chi ngân sách Việc chấp hành Luật NSNN của xã vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Các xã phải thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn; các tổ chức, cá nhân phải hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ về ngân sách nhà nước nói chung và chi NSNN nói riêng theo quy định của Luật NSNN. Các xã cần thấy rõ quản lý chi là trách nhiệm của mình chứ không phải là trách nhiệm là công việc của riêng ngành Tài chính, của cơ quan Kho bạc Nhà nước. Các xã cần xác định rõ vai trò của mình trong quá trình kiểm soát chi NSNN, từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán các khoản chi NSNN.

Bảng 4.19. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của trình độ quảnlý đến kiểm soát chi ngân sách xã

STT Chỉ tiêu Chủ TK Kế toán Cán bộ Kho bạc SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Rất ảnh hưởng 19 82,61 18 78,26 7 87,50 2 Ảnh hưởng 3 13,04 4 17,39 1 12,50 3 Không ảnh hưởng 1 4,35 1 4,35 0 0,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Trình độ quản lý tài chính của các xã vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu các chế độ văn bản về công tác quản lý tài chính. Mặt khác trình độ cán bộ làm công tác kế toán tại các xã vẫn còn nhiều hạn chế bởi chất lượng đầu vào, không được đào tạo cơ bản và không được bồi dưỡng cập nhật kiến thức tài chính một cách thường xuyên. Từ đó dẫn đến việc hạch toán kế toán còn lúng túng, công tác tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế

dẫn đến việc quản lý, sử dụng ngân sách còn chưa đúng mục đích, kém hiệu quả. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm chế độ làm mất cán bộ và thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Những năm gần đây, công tác phân công, tổ chức cán bộ làm quản lý ngân sách nói chung, quản lý ngân sách xã nói riêng luôn được Huyện uỷ, UBND huyện Sơn Động và các cấp, các ngành quan tâm, đảm bảo ưu tiên tuyển dụng những người có đủ năng lực chuyên môn, vững và hiểu biết công tác kế toán, quản lý ngân sách. Đội ngũ cán bộ kiểm soát NSX luôn được kiện toàn và được tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo vận hành được hoạt động của bộ máy, cung cấp đủ nguồn lực cho hoạt động của hệ thống chính quyền cấp xã. Trong số các cán bộ kiểm soát NSX hiện nay của huyện Sơn Động, hầu hết trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm ngân sách xã hiện nay như sau:

Bảng 4.20. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý NSX của huyện Sơn Động

Trình độ Chức danh Số lượng (Người) Đại học Cao đẳng SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Trưởng ban tài chính xã, trị trấn 23 22 95,65 1 4,35 Kế toán ngân sách xã, thị trấn 23 20 86,96 3 13,04 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại KBNN Sơn Động được giao cho Tổ Kế toán. Với biên chế gồm 05 cán bộ, trong đó có 01 kế toán trưởng, 01 tổ phó tổ kế toán. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cả 05 đồng chí có trình độ đại học. Độ tuổi bình quân trong phòng kế toán là 40 tuổi; trong đó cán bộ nam chiếm 90%. Nhìn chung với đội ngũ cán bộ có trình độ như trên nên công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định; mặt khác có sự chệnh lệch lớn về độ tuổi, trình độ chuyên môn, năng lực cán bộ; một bộ phận cán bộ ngại nghiên cứu, dẫn đến không nắm bắt kịp thời các chế độ, chính sách, quy trình nghiệp vụ mới, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin làm hạn chế trong quá trình tác nghiệp, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi.

Xuất phát từ vị trí của con người - con người là nhân tố cơ bản nhất, năng động nhất của mọi tổ chức, chất lượng và trình độ của con người là yếu tố then chốt quyết định sự hoàn thành nhiệm vụ của một tổ chức. Vì vậy, chất lượng công tác quản lý chi phụ thuộc rất lớn vào trình độ cán bộ làm công tác quản lý Tài chính nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng. Đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên sâu về quản lý Tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt…

Bảng 4.21. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của số lượng cánbộ đến kiểm soát chi ngân sách xã

STT Chỉ tiêu Chủ TK Kế toán Cán bộ Kho bạc SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Rất ảnh hưởng 10 43,48 11 47,83 3 37,50 2 Ảnh hưởng 7 30,43 5 21,74 4 50,00 3 Không ảnh hưởng 6 26,09 7 30,43 1 12,50

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Đây là lực lượng trực tiếp thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, cán bộ KBNN phải đảm bảo đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để có thể đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN một cách đúng đắn và có hiệu quả. Trong kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính linh hoạt, biết vận dụng các nguyên tắc, chế độ trong điều kiện thực tế của địa phương, biết cùng đơn vị tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong điều kiện cho phép, không vi phạm chế độ.

4.2.3. Đặc điểm của các xã và đội ngũ quản lý tại các xã

Phân định chưa rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa cơ quan tài chính với cơ quan Kho bạc: Hiện nay cơ quan tài chính vừa đóng vai trò giao dự toán vừa thẩm định và phê duyệt quyết toán đối với các xã, trong quá trình đó cơ quan tài chính cũng thực hiện nội dung kiểm soát chi. Như vậy, cơ quan tài chính là người vừa thực hiện cấp phát kinh phí vừa thực hiện quyết toán kinh phí (kiểm soát

trước và sau) là không thực sự khách quan. Còn cơ quan Kho bạc chỉ đơn thần là người quản lý trong quá trình thanh toán mà thôi. Cho nên, trong tương lai gần chúng ta phải hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết của cơ quan tài chính vào qúa trình chi tiêu của các xã. Xoá bỏ dần việc cấp phát ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.

Bảng 4.22. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của hệ thống tổchức đến kiểm soát chi ngân sách xã

STT Chỉ tiêu Chủ TK Kế toán Cán bộ Kho bạc SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Rất ảnh hưởng 12 52,17 11 47,83 1 12,50 2 Ảnh hưởng 7 30,43 8 34,78 6 75,00 3 Không ảnh hưởng 4 17,39 4 17,39 1 12,50 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc Nhà nước đóng một vai trò rất quan trọng. Thực tế cho thấy cùng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi người cán bộ phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt trong công tác chuyên môn mà còn phải ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Cán bộ quản lý chi phải đảm bảo công tâm, khách quan và trung thực thì công tác kiểm soát chi mới được kiểm tra, quản lý một cách chặt chẽ, đúng chế độ quy định, loại bỏ được các hiện tượng cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu và tiêu cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

4.2.4. Các yếu tố về định mức, chi tiêu ngân sách

Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị tính toán chính xác hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng như có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp. Cho đến nay các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu vẫn còn sử dụng nhiều định mức cũ manh tính lạc hậu, đặc biệt trong lĩnh vực hành chính chưa được sát với thực tế, không tạo ra được sự chủ động cho cơ quan, đơn vị và khuyến khích tiết kiệm.

Bảng 4.23. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của định mức chitiêu ngân sách đến kiểm soát chi ngân sách xã

STT Chỉ tiêu Chủ TK Kế toán Cán bộ Kho bạc SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Rất ảnh hưởng 14 60,87 13 56,52 7 87,50 2 Ảnh hưởng 8 34,78 7 30,43 1 12,50 3 Không ảnh hưởng 1 4,35 3 13,04 0 0,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Định mức, chi tiêu phải bám sát với thực tế của địa phương, có tính khả thi cao không những phù hợp với điều kiện đặc thù của từng lĩnh vực mà còn với điều kiện kinh tế xã hội của từ địa phương. Việc chấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cùng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các Ngành, các cấp.

4.2.5. Cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước Bên cạnh bộ máy quản lý được kiện toàn về chuyên môn, nghiệp vụ thì yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng kiểm soát chi ngân sách là cơ sở vật chất như: như máy móc, trang thiết bị, trụ sở làm việc, …

Ngày nay việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác tài chính, kế toán là phổ biến và không thể thiếu được, nhất là việc áp dụng phần mềm quản lý kế toán, tài chính ngân sách giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Việc áp dùng các phần mềm kế toán tại các đơn vị đã được triển khai rộng khắp toàn huyện, giúp cho công tác quản lý tài chính ngân sách được thuận tiện, chính xác và kịp thời hơn. Tuy nhiên do những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu quản lý Bộ tài chính đã nhiều lần điều chỉnh, bổ sung, thay đổi mẫu biểu của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán ngân sách xã, TT cũng làm ảnh hưởng đến các phần mềm kế toán đang được áp dụng, để tiếp tục sử dụng phần mềm kế toán các đơn vị phải tiếp tục nâng cấp phần mềm ảnh hưởng đến nguồn kinh phí hoạt động và quá trình thực hiện triển khai phần

mềm. Đồng thời phần mềm tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước đang được sử dụng cho các phòng Tài chính- Kế hoạch trên địa bàn tuy là phần mềm được Bộ Tài chính cấp miễn phí nhưng vẫn còn nhiều bất cập: theo yêu cầu của quyết toán ngân sách hàng năm, căn cứ vào số liệu báo cáo quyết toán của các đơn vị theo mục lục ngân sách, phòng Tài chính- Kế hoạch phải nhập số liệu của từng đơn vị vào phần mềm quyết toán, đối chiếu với số liệu quyết toán của KBNN. Để làm được công việc này sẽ tốn rất nhiều thời gian vì lượng số liệu quyết toán thu chi của tất cả các đơn vị trên địa bàn tương đối lớn.

Bảng 4.24. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của cơ sở vật chất đến kiểm soát chi ngân sách xã

STT Chỉ tiêu Chủ TK Kế toán Cán bộ Kho bạc SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Rất ảnh hưởng 13 56,52 15 65,22 6 75,00 2 Ảnh hưởng 6 26,09 5 21,74 2 25,00 3 Không ảnh hưởng 4 17,39 3 13,04 0 0,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Bên cạnh tồn tại của việc áp dụng phần mềm kế toán và phần mềm tổng hợp quyết toán ngân sách nhà nước thì vẫn còn tồn tại ở một số các đơn vị còn chưa quan tâm và một số đơn vị cũng chưa có đủ điều kiện để cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn thiếu thôn như: Một số xã, TT chưa có nguồn kinh phí để xây dựng sở làm việc mới mà vẫn sử dụng trụ sở làm việc cũ và hẹp do vậy cán bộ kế toán không có phòng làm việc riêng mà phòng làm việc chung với một số bộ phận chuyên môn khác, một số trường học do không đủ kinh phí để đầu tư máy vi tính riêng cho kế toán đơn vị mà sử dụng chung máy tính với các bộ phận khác từ những tồn tại trên có thể nhận thấy trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý của một số đơn vị trên địa bàn huyện của chưa đảm bảo cũng ảnh hưởng lớn đến công tác bảo mật và an toàn của số liệu quản lý.

4.2.6. Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới kiểm soát chi NSNN ở địa phương. Cán bộ kiểm soát và kế toán tài chính chấp hành các văn

bản quy định trong công tác kiểm soát điều hành ngân sách sẽ giảm thiểu được những sai phạm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN.

Bảng 4.25. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của ý thức chấphành đến kiểm soát chi ngân sách xã

STT Chỉ tiêu Chủ TK Kế toán Cán bộ Kho bạc SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1 Rất ảnh hưởng 14 60,87 17 73,91 6 75,00 2 Ảnh hưởng 6 26,09 6 26,09 1 12,50 3 Không ảnh hưởng 3 13,04 0 0,00 1 12,50

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)