Kiểm soát quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động

4.1.3. Kiểm soát quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động

Quản lý quyết toán chi ngân sách xã là quá trình thẩm định, tổng kết, đánh giá lại tồn bộ q trình hoạt động chi ngân sách xã đã diễn ra ở các khâu trước đó; nhằm xác định tính đúng đắn, đầy đủ, hợp pháp của các khoản chi ngân sách xã. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, quản lý trong giai đoạn này mà những tồn tại, sai sót nếu có trong q trình chấp hành chi sẽ được điều chỉnh, thu hồi hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ số liệu chi ngân sách xã hàng tháng, quý, năm các bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý, thanh toán chi tiến hành tổng hợp số liệu, lập báo cáo

tháng, quý, năm để phân tích, đánh giá, kiến nghị, rút kinh nghiệm từ đó cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế thanh toán, chi trả và quản lý chi NSNN qua hệ thống kho bạc.

Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách. Công tác thẩm định quyết tốn cơng trình xây dựng cơ bản hoàn thành được tiếp nhận và trả kết quả phê duyệt quyết toán qua bộ phận giao dịch một cửa.

Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (viết tắt là TABMIS) là cấu phần 1 của dự án cải cách quản lý tài chính cơng do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện đã được áp dụng tại Huyện từ năm 2011. Dự án triển khai đã làm thay đổi cơ bản các hoạt động nghiệp vụ ngân sách, kho bạc và các ứng dụng công nghệ thông tin có liên quan theo hướng tập trung, hiện đại. Lợi ích mà TABMIS mang lại thể hiện khá rõ như: hỗ trợ nhiều cho quá trình cải cách quản lý tài chính cơng như thống nhất các cơ chế và quy trình ngân sách, đảm bảo đồng bộ dữ liệu thu chi ngân sách giữa cơ quan Thuế - Kho bạc - Tài chính, tránh trùng lặp thông tin đầu vào, trực tiếp khai thác báo cáo, quản lý dự toán các cấp minh bạch và rõ ràng; phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan trong chấp hành ngân sách.

Bảng 4.14. Ý kiến của cán bộ xã về nguyên nhân của việc lập báo cáo chi ngân sách chậm

Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Trình độ năng lực kế tốn cịn yếu kém 1 2,17

Thiếu tinh thần trách nhiệm 13 28,26

Văn bản hướng dẫn không rõ ràng 22 47,83

Khối lượng công việc nhiều 10 21,74

Tổng cộng 46 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Bảng 4.14 cho thấy có 2 nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn trong việc lập báo cáo quyết toán chi ngân sách chậm: các văn bản hướng dẫn không rõ ràng

(chiếm 47,38%) và tinh thần trách nhiệm của kế tốn cịn thấp (28,26%). Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước quy định ở nhiều các văn bản pháp luật khác nhau do nhiều cơ quan ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, do vậy có nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo rất khó cho việc tra cứu và thực hiện trên thực tế. Chẳng hạn, đối với các đơn vị sự nghiệp cơng lập thì việc lập, chấp hành và quyết tốn ngân sách có những nội dung thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, có nội dung thực hiện theo quy định của Nghị định 43/ 2006/ NĐ-CP; Đối với các đơn vị dự toán ngân sách là các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính thì có những nội dung thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, có nội dung thực hiện theo quy định của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Hiện nay nhà nước đang làm thí điểm việc không tổ chức HĐND Huyện, xã, thị trấn. Ở những cấp chính quyền đang thực hiện thí điểm ngồi thực hiện theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước, còn phải thực hiện theo các quy định tại Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15.11.2008 của Quốc hội về thí điểm khơng tổ chức HĐND huyện quận, xã. Như vậy, Luật ngân sách nhà nước năm 2002 có nhiều quy định đã lạc hậu so với thực tế, không bao quát hết các nội dung trong quản lý ngân sách nhà nước dẫn đến một thực trạng làm cho tính hệ thống thống nhất, tính tồn diện, tính pháp chế của pháp luật về ngân sách nhà nước có thể bị phá vỡ làm giảm tính hiệu quả của pháp luật ngân sách trên thực tế.

Bảng 4.15. Đánh giá của cán bộ xã về cơng tác quyết tốn chi ngân sách xã

STT Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt 4 8,70 2 Tốt 13 28,26 3 Trung bình 22 47,83 4 Kém 6 13,04 5 Rất kém 1 2,17 Tổng cộng 46 100,00

Do số lượng đơn vị dự toán trên địa bàn Huyện lớn mà cán bộ của phòng Tài chính - Kế hoạch lại ít nên cơng tác thẩm định quyết toán của các đơn vị thường không đảm bảo tiến độ về thời gian. Khi quyết toán ngân sách Huyện vẫn có một số đơn vị chưa được thẩm định quyết tốn. Vì vậy, sau khi quyết toán ngân sách Huyện, trường hợp thẩm định quyết toán đơn vị phát hiện sai sót lại phải điều chỉnh quyết toán ngân sách Huyện cho phù hợp. Tồn tại lớn nhất của Huyện trong khâu quyết toán là thẩm tra, phê duyệt quyết tốn cơng trình xây dựng cơ bản cịn chậm, không đảm bảo thời gian theo quy định, có những dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng hàng năm nhưng chưa có quyết định phê duyệt quyết tốn cơng trình. Do vậy số lượng người được điều tra đã đánh giá cơng tác quyết tốn chi NSNN mới ở mức độ trung bình chiếm những 47,83%, tốt 28,26% và rất tốt có 8,7%.

Xây dựng cơ chế lập kế hoạch tài chính trung hạn, kế hoạch chi tiêu trung hạn làm công cụ giám sát vĩ mô hiệu quả việc sử dụng ngân sách trong điều kiện tăng cường phân cấp cho các ngành, giúp Bộ Tài chính và các Bộ, ngành chủ động trong bố trí và sử dụng nguồn kinh phí.

Bảng 4.16. Thực trạng quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Sơn Động ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPT (%) 15/14 16/15 BQ

1 Số chi được duyệt 104.950 122.041 130.000 116,28 106,52 111,30 2 Số thực chi 100.718 115.731 123.270 114,91 106,51 110,63 3 Số chi đã được

quyết toán 87.129 92.185 112.720 105,80 122,28 113,74 4 Số chi chưa được

quyết toán 13.589 23.546 10.550 173,27 44,81 88,11 Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Sơn Động (2017)

Xây dựng quy trình cấp phát ngân sách mới, hiện đại đảm bảo tính chủ động và trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách; trong đó nội dung nghiên cứu, xây dựng và áp dụng cam kết chi NSNN đối với các khoản chi của các đơn vị sử

dụng ngân sách, chủ đầu tư dự án xây dựng cơ bản là quan trọng. Cam kết chi là việc đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc tồn bộ dự tốn được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp. Quản lý cam kết chi trong TABMIS là tiến hành ghi chép cam kết trên cơ sở dự toán được phân bổ theo từng đơn vị sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo dự toán ngân sách có đủ để chi tiêu trước khi bắt đầu mua sắm và nó làm tăng cơng nợ phải trả.

Xây dựng hệ thống theo dõi, quản lý nợ thống nhất; đảm bảo cung cấp thơng tin kịp thời, đầy đủ, chính xác về nợ công và quản lý rủi ro nợ công cho các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương; đổi mới phương thức quản lý và bảo lãnh nợ vay tại các doanh nghiệp nhà nước.

Khái quát một số nét đặc trưng về TABMIS như sau:

Thứ nhất, các chức năng, quy trình trong TABMIS được thiết kế, xây dựng dựa trên một số chuẩn mực và thơng lệ thế giới, cụ thể mơ hình Kho bạc tham khảo do Ngân hàng thế giới phối hợp với Quỹ tiền tệ quốc tế.

Thứ hai, hệ thống TABMIS được xây dựng trên phần mềm có sẵn được phát triển theo phương pháp luận “Lập kế hoạch nguồn lực” với giải pháp ORACLE FINANCIALS, được chuẩn hố cho mơ hình khu vực cơng, tn thủ các chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, TABMIS là hệ thống lõi, là bộ phận quan trọng nhất cấu thành hệ thống quản lý tài chính tích hợp. TABMIS có khả năng giao diện với các phần mềm quản lý tài chính khác như lập ngân sách, quản lý thuế, quản lý nợ, thanh toán với ngân hàng.

Thứ tư, TABMIS được xây dựng và triển khai trong toàn hệ thống KBNN, kết nối với cơ quan tài chính các cấp, cung cấp thơng tin tới Bộ, sở Kế hoạch và Đầu tư.

Thứ năm, TABMIS được xây dựng dựa trên các định hướng, quyết tâm cải cách tài chính cơng của Chính phủ Việt Nam hướng tới chuẩn mực và thông lệ thế giới nhằm tăng tính chính xác và khả năng hội nhập.

Khi triển khai thực hiện hệ thống TABMIS thì cơ quan Tài chính sẽ nhập dự tốn vào hệ thống TABMIS (trước đây KBNN nhập vào chương trình KTKB) và khi đó dự tốn sẽ được chuyển đến KBNN thơng qua hệ thống TABMIS được kịp thời hơn và dự toán là căn cứ quan trọng để quản lý các khoản chi NSNN của

đơn vị sử dụng ngân sách. Mặt khác, khi phân hệ cam kết chi trong hệ thống TABMIS được thực hiện thì KBNN sẽ quản lý được chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, đặc biệt là các khoản nợ đọng của đơn vị sử dụng ngân sách trong việc mua sắm hàng hóa dịch vụ, làm lành mạnh hóa và tăng cường cơng tác quản lý chi NSNN. Đây là một yêu cầu quản lý mới đem lại hiệu quả quản lý cao cần áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát chi ngân sách xã tại huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)