Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên tháng 8 (Trang 49 - 52)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

3.2.1.1. Số liệu thứ cấp

- Các số liệu về cơ sở lý luận, kinh nghiệm trong nước và nước ngoài: thu thập, tìm kiếm qua các giáo trình, tạp chí, các nghiên cứu trước có liên quan, báo điện tử,...

- Các số liệu về công ty: thu thập, tìm kiếm, tham khảo các số liệu đã được công bố qua các báo cáo hàng năm của công ty: Tổng lao động, doanh thu, lợi nhuận…

3.2.1.2. Số liệu sơ cấp

- Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra 100 người lao động của Công ty theo công thức chọn mẫu của Swilow. Theo đó, dung lượng mẫu điều tra được xác định bởi công thức:

n = N/ (1+Ne2) Trong đó:

n: dung lượng mẫu điều tra tối thiểu N: Tổng thể mẫu

e: Phương sai.

Áp dụng với công thức này với e = 10%, dung lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 98 người. Nghiên cứu tiến hành 100 người lao động (bao gồm 10 người lao động gián tiếp và 90 người lao động trực tiếp) về các chính sách tạo động lực của công ty đối vối họ, cụ thể:

Điều tra 100 người lao động công ty về mức độ hài lòng của người lao động đối với các chính sách khuyến khích, tạo động lực cho người lao động của công ty. Điều tra bằng phương pháp thang đo Likert 5 mức độ: rất hài lòng, hài lòng, tạm hài lòng, không hài lòng, rất không hài lòng. Từ đó biết được mức độ hài lòng của họ về các chính sách của công ty; mong muốn cũng như nhu cầu về vật chất, phi vật chất của họ để có thể gắn bó với công ty và đạt hiệu quả sản xuất tối ưu nhất.

Phỏng vấn trực tiếp Giám đốc, các Trưởng bộ phận về các chính sách khuyến khích dành cho người lao động Công ty: tiền lương, tiền thưởng, chính sách xã hội, đào tạo phát triển…

Phỏng vấn trực tiếp Trưởng phòng Tài chính - Kế toán về số lao động công ty, kết quả hoạt động kinh doanh tác động tới công tác tạo động lực cho người lao động.

3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Với các số liệu thứ cấp: số liệu sau khi thu thập được làm sạch, loại bỏ các số liệu không tin cậy, được tổng hợp, trích dẫn theo các nội dung thích hợp.

- Với các số liệu sơ cấp: các số liệu sau khi thu thập được làm sạch, loại bỏ các số liệu không tin cậy và xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Mô tả quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp; mô tả các đặc điểm cơ bản của công ty; mô tả tình hình cơ bản của công ty và các nội dung, hình thức tạo động lực cho người lao động của công ty…Các số liệu dùng để mô tả là các số tuyệt đối, tương đối và tốc độ phát triển.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh từ những thông tin số liệu, tài liệu thu thập được qua quá trình nghiên cứu (giáo trình, tài liệu, số liệu của công ty, báo điện tử...) để tiến hành phân tích, tổng hợp so sánh sự biến động nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty; so sánh các nội dung công tác tạo động lực cho người lao động của công ty qua 3 năm (2014 – 2016). Từ đó đưa ra những ý kiến nhận xét của bản thân về đề tài.

3.2.3. Phương pháp chuyên gia

Các chuyên gia là những cán bộ quản lý có kinh nghiệm về các mảng tiền lương, thưởng; các cán bộ chuyên trách về chính sách xã hội, phúc lợi…các giải pháp về các yếu tố vật chất, điều kiện và môi trường làm việc để thúc đẩy, khuyến khích cho người lao động.

Tham khảo một số ý kiến cán bộ lâu năm, giàu kinh nghiệm về các chính sách lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và ý kiến của họ về các chính sách tạo động lực của công ty. Nhằm thu thập thêm những thông tin cần thiết khác mà các phương pháp khác chưa thu thập được.

3.2.4. Phương pháp thang đo Likert 5 mức độ

Likert 5 mức độ: rất hài lòng, hài lòng, tạm hài lòng, không hài lòng, rất không hài lòng.

- Đánh giá về các khía cạnh: yếu tố vật chất (chính sách lương, thưởng của Công ty dành cho người lao động); yếu tố phi vật chất (môi trường, điều kiện làm việc tại công ty, thi đua khen thưởng..).

- Điểm cho mỗi mức: Rất hài lòng (5 điểm), hài lòng (4 điểm), tạm hài lòng (3 điểm), không hài lòng (2 điểm), rất không hài lòng (1 điểm).

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tổng số lao động của Công ty qua các năm.

- Mức lương và thưởng bình quân/lao động/tháng qua các năm.

- Tạo động lực cho người lao động qua các yếu tố vật chất: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, chính sách phúc lợi.

- Tạo động lực cho người lao động qua các yếu tố phi vật chất: môi trường làm việc, điều kiện làm việc, thi đua khen thưởng…cho người lao động công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH một thành viên tháng 8 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)