Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan
Đề tài tạo động lực lao động tuy không mới nhưng được nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu, bởi vấn đề tạo động lực trong mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng, gắn liền tới mục tiêu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu đề tài này và dưới đây là một số các công trình nghiên cứu liên quan, đó là:
Võ Thị Hà Quyên (2013), đã nghiên cứu đề tài “Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần dệt may 29/3”.
Đề tài đã phân tích thực trạng sử dụng các công cụ tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần dệt may 29/3. Các công cụ đó là: công cụ thù lao (tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi), môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp. Từ đó, tác giả đã đề xuất giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty.
Ngô Thị Loan (2015), đã nghiên cứu đề tài “Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân, Tổng cục IV, Bộ Công an”.
Đề tài đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Thanh Xuân. Đồng thời, đề tài cũng đã được tổng hợp, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để tạo động lực lao động.
Tô Thị Bích Thảo (2015), đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xăng dầu Yên Bái”.
Luận văn vừa có những đóng góp cả về mặt khoa học và ứng dụng thực tiễn; đã nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề lý luận về tạo động lực lao động. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực lao động, làm rõ những thành tựu và hạn chế, tìm nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất các giải pháp mới về công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty.