2.2.1. Kinh nghiệm tạo động lực cho người lao động của một số doanh nghiệp ở nước ngoài
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn First Horizon
Tập đoàn First Horizon luôn nỗ lực tìm kiếm nhiều cách thức khác nhau để nhằm tăng lợi ích cho các nhân viên trong công ty. Một trong những cách thức đã mang lại hiệu quả cao đó là chương trình làm việc bán thời gian Prime Time được thực hiện với sự giám sát chặt chẽ của các nhà quản trị cấp cao và có đến 90% nhân viên của hãng có thể tham gia chương trình này. Với chương trình này, người lao động có thể làm việc bốn ngày trong tuần, mỗi ngày làm việc bảy tiếng và có thể làm việc tại nhà khi cần thiết nhưng vẫn được giữ nguyên các khoản trợ cấp hưu trí, bảo hiểm, y tế, thậm chí còn được hưởng chế độ nghỉ phép trong năm như những nhân viên bình thường khác. Ngoài ra, công ty còn đưa ra các chính sách trợ giúp việc nhận nuôi con, và điều này đã khiến cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc khi làm việc ở đây ngay cả khi họ không có kế hoạch này.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của công ty Costco và Wal-mart
Costco và Wal-mart là hai công ty bán lẻ trên thị trường và có 2 chính sách trả lương khác nhau. Wal-mart áp dụng chính sách lương thấp để giảm chi phí trong khi Costco áp dụng chính sách lương cao và các chế độ phúc lợi cao hơn Wal-mart. Và kết quả thu được đó là Costco đã thúc đẩy được nhân viên làm việc hiệu quả hơn, có khả năng bán được nhiều hàng hóa hơn. Nhân viên của Costco cũng được đảm bảo y tế cao hơn, được đóng góp tiền hưu bổng nhiều hơn khiến họ cảm thấy hài lòng với công việc đang làm. Việc trả lương cao và tăng phúc lợi đã làm cho sản phẩm bán ra của Costco tăng 14% năm trong quý 3 năm 2003 và lợi tức tăng 25%, tỷ lệ nhân viên bỏ việc của Costco chỉ 6% trong khi tỷ lệ này của Wal-mart tới tận 21% và khiến Wal-mart tốn chi phí dành cho việc phỏng vấn và đào tạo cho 1 nhân viên là 2500USD. Như vậy, với chính sách trả lương cao hơn đối thủ cạnh tranh có thể làm tăng chi phí của doanh nghiệp nhưng lại có thể tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn, trung thành hơn với công ty, giảm tỷ lệ cũng như chi phí tuyển mới nhân viên. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại kết quả còn cao hơn so với sự tăng lên của chi phí.
2.2.2. Kinh nghiệm tạo động lực cho người lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam
2.2.2.1. Kinh nghiệm của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG
Với khẩu hiệu của TNG “Khách hàng là người trả lương cho chúng ta”, TNG đang ngày một bước phát triển trên lĩnh vực thương hiệu thời trang. Người lao động làm việc tại TNG được hưởng đầy đủ mọi chế độ quyền lợi theo quy định của pháp luật: Luật lao động, Luật bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và các quy định của nhà nước liên quan đến chế độ và quyền lợi của người lao động. Bên cạnh các khoản tiền lương, tiền thưởng. Được tính theo quy chế thi đua khen thưởng, TNG có nhiều hình thức khen thưởng khác nhau:
1. Thưởng thành tích hàng tháng.
2. Thưởng thành tích thi đua: sáng kiến, lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cơ sở.
3. Tiền thưởng tháng lương thứ 13, tiền thưởng tích lũy thành tích thi đua hàng tháng.
5. Tiền thưởng phân chia nguồn kết dư tiền lương còn lại hàng năm.
Việc khen thưởng này không chỉ tạo động lực làm việc cho các công nhân trực tiếp tham gia sản xuất mà còn tạo sự công bằng, văn minh, tính cạnh tranh lành mạnh trong môi trường làm việc tại TNG.
2.2.2.2. Kinh nghiệm của Hoa Sen Group
Niên độ tài chính 2012 – 2013, Tập đoàn đã mời đơn vị bên ngoài tư vấn, xây dựng hệ thống ngạch bậc lương mới và chính sách lương khoán áp dụng cho Ban Điều hành sản xuất Công ty mẹ, Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen Bình Dương. Việc áp dụng chính sách lương khoán cho các đơn vị này nhằm khuyến khích hiệu quả sản xuất của các đơn vị. Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng ban hành, sửa đổi một số chính sách lương kinh doanh để phù hợp với tình hình kinh doanh từng thời điểm nhằm tạo động lực khuyến khích đội ngũ kinh doanh làm việc tích cực hơn.
Chính sách phụ cấp vẫn được kế thừa như niên độ trước bao gồm: phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp dự nguồn, phụ cấp điện thoại, phụ cấp công tác, phụ cấp thâm niên… Các khoản phụ cấp này là phần cộng thêm thu nhập hàng tháng, giúp người lao động yên tâm làm việc.
Ngoài việc thực hiện các chính sách lương, thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp theo qui định pháp luật, Hoa Sen còn áp dụng các chế độ phúc lợi như: thưởng vào các ngày lễ lớn: Ngày giải phóng miền Nam, kỷ niệm ngày thành lập Công ty, nghỉ mát hàng năm…; vẫn duy trì và đảm bảo các chế độ khác như: tổ chức ăn giữa ca cho các đơn vị sản xuất, nhà máy trực thuộc hệ thống Hoa Sen Group, cấp phát đồng phục, bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ, bảo hiểm tai nạn 24/24, hỗ trợ CBCNV khi có tang chế…. Ngoài ra, CBNV nữ được hỗ trợ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ và ngày Phụ nữ Việt Nam, hỗ trợ thai sản.
Với chính sách tốt về lương, thưởng, phúc lợi, các chính sách khác về cơ hội phát triển, môi trường làm việc, giá trị văn hóa công ty…, 02/2014 Hoa Sen được bình chọn và đứng thứ 47 trong top 100 nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty TNHH Một thành viên Tháng 8 Tháng 8
động lực cho người lao động đều có điểm chung là có phương hướng chính xác, tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch, nhiệm vụ được giao; có sáng kiến, sáng tạo trong công tác quản lý nhân sự. Từ những bài học của các công ty trong và ngoài nước, bài học kinh nghiệm được rút ra cho Công ty TNHH Một thành viên Tháng 8 cụ thể là:
- Chính sách trả lương của Công ty rất quan trọng đối với mỗi người lao động. Việc quan tâm đến nhu cầu vật chất (lương, thưởng,…) là điều quan trọng hơn hết. Nâng cao thu nhập cho người lao động phải được coi là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.
- Chính sách phúc lợi góp phần vào tinh thần, thái độ làm việc của người lao động. Doanh nghiệp cần quan tâm tới các chính sách phúc lợi để người lao động hăng say làm việc.
- Các chính sách lương và phúc lợi thấp không chỉ mang đến rủi ro cho người lao động, thậm chí khiến cho công ty phải tăng thêm các chi phí tuyển dụng, đào tạo…
- Cần gắn trách nhiệm và thu nhập thực tế của người lao động với số lượng và chất lượng công việc mà họ đã hoàn thành. Phần thù lao không cố định mà thay đổi tùy theo tình hình thực hiện công việc của người lao động. Như vậy, người lao động sẽ nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa thù lao mà họ nhận được với kết quả thực hiện công việc của bản thân, từ đó kích thích họ làm việc tốt hơn.
- Tạo ra môi trường làm việc tốt, công bằng cho tất cả thành viên trong doanh nghiệp sẽ làm cho người lao động phấn đấu làm việc để có cơ hội thăng tiến, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Doanh nghiệp cần làm tăng quyền tự chủ của người lao động, khuyến khích người lao động tham gia vào các quá trình ra quyết định. Điều này sẽ giúp người lao động làm việc có trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả hơn, làm tăng sự thỏa mãn với công việc.
- Việc duy trì, đảm bảo được điều kiện vật chất và khích lệ tinh thần của người lao động, kích thích người lao động làm việc tích cực hơn.
- Cùng với việc quan tâm đến nhu cầu vật chất, doanh nghiệp cần chú ý đến các nhu cầu tinh thần của người lao động như tạo điều kiện cho người lao động được giao lưu, học tập, phát huy khả năng của mỗi người. Từ đó người lao động sẽ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
2.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Đề tài tạo động lực lao động tuy không mới nhưng được nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu, bởi vấn đề tạo động lực trong mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng, gắn liền tới mục tiêu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu đề tài này và dưới đây là một số các công trình nghiên cứu liên quan, đó là:
Võ Thị Hà Quyên (2013), đã nghiên cứu đề tài “Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần dệt may 29/3”.
Đề tài đã phân tích thực trạng sử dụng các công cụ tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần dệt may 29/3. Các công cụ đó là: công cụ thù lao (tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi), môi trường làm việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp. Từ đó, tác giả đã đề xuất giải pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty.
Ngô Thị Loan (2015), đã nghiên cứu đề tài “Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân, Tổng cục IV, Bộ Công an”.
Đề tài đã nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Thanh Xuân. Đồng thời, đề tài cũng đã được tổng hợp, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để tạo động lực lao động.
Tô Thị Bích Thảo (2015), đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xăng dầu Yên Bái”.
Luận văn vừa có những đóng góp cả về mặt khoa học và ứng dụng thực tiễn; đã nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề lý luận về tạo động lực lao động. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực lao động, làm rõ những thành tựu và hạn chế, tìm nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất các giải pháp mới về công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÁNG 8 THÁNG 8
3.1.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Một thành viên Tháng 8
Công ty TNHH Một thành viên Tháng 8 được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam.
3.1.1.1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Một thành viên Tháng 8
Tên giao dịch quốc tế: Thang 8 company
Tên gọi tắt: Công ty Tháng 8 – CATP Hà Nội
Trụ sở chính: Số 109 Phố Huế - Phường Ngô Thì Nhậm - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 043.8211.052 Fax: 043.9449.990
Số ĐKKD: 0100110581 ngày 09 tháng 4 năm 2009 đăng ký thay đổi lần thứ 4.
Nơi cấp: Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Công ty hiện tại có các đơn vị sản xuất là các xí nghiệp được phân bổ chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Địa chỉ văn phòng trụ sở Công ty: Số 109 Phố Huế - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
+ Xí Nghiệp in: Số 4 Ngô Văn Sở - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
+ Xí nghiệp cơ khí (Trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng ô tô xe máy): Số 5 Ngọc Hồi - Phường Hoàng Liệt - Quận Hoàng Mai - Hà Nội.
+ Xí nghiệp may: Xã Liên Ninh - Huyện Thanh Trì - Hà Nội.
3.1.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty
Thực hiện Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/7/1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Chỉ thị số 10/CT-BNV ngày 19/12/1988 của Bộ Nội vụ về việc đẩy mạnh công tác sản xuất trong lực lượng Công an nhân dân, ngày 11 /4/1990 Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có Quyết định số1715/QĐ-UB thành
lập Xí nghiệp Tháng 8 trực thuộc Công an Thành phố Hà Nội trụ sở 109 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Ngày 4/7/2002 Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 640/2002/QĐ- BCA(H11) về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Tháng 8 thuộc Công an Thành phố Hà Nội sang doanh nghiệp hoạt động công ích.
Ngày 10/12/2003 Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 979/2003/ QĐ- BCA (H11) về việc đổi tên doanh nghiệp Nhà nước từ Xí nghiệp Tháng 8 thành Công ty Tháng 8- CATP Hà Nội
Ngày 08/02/2010 Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 487/ QĐ- BCA (H11): Về việc công nhận Công ty Tháng 8- Công an Thành phố Hà Nội là Công ty An ninh.
Ngày 23/9/2010 Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 3790/ QĐ- BCA (H11) về việc chuyển Công ty Tháng 8 - Công an Thành phố Hà Nội thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Ngày 26/10/2012 Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 5291/QĐ- BCA(H11) về việc công nhận Công ty TNHH MTV Tháng 8 - Công an Thành phố Hà Nội là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh.
3.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
+ In hồ sơ tài liệu, biểu mẫu nghiệp vụ phục vụ công tác, chiến đấu của CATP. + Xây dựng, sửa chữa các công trình đặc thù, chuyên dùng (trại tạm giam, nhà tạm giữ, công trình nghiệp vụ…) thuộc CATP Hà Nội.
+ Sản xuất trang phục chuyên dùng, đặc chủng phục vụ công tác, chiến đấu của CATP Hà Nội.
+ Sửa chữa phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác, chiến đấu của CATP Hà Nội.
+ Xây dựng: cải tạo, sửa chữa doanh trại, trụ sở làm việc của Công an Thành phố.
+ Quản lý và khai thác các dịch vụ các nhà chung cư thuộc CATP Hà Nội và dịch vụ khác.
3.1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
a.Chức năng
lao động.
Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.
Giáo dục, động viên công nhân viên chức - lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với các ngành nghề sản xuất kinh doanh:
- In hồ sơ tài liệu, biểu mẫu nghiệp vụ phục vụ công tác, chiến đấu của CATP.
- Xây dựng, sửa chữa các công trình đặc thù, chuyên dùng (trại tạm giam, nhà tạm giữ, công trình nghiệp vụ…) thuộc CATP Hà Nội.
- Sản xuất trang phục chuyên dùng, đặc chủng phục vụ công tác, chiến đấu của CATP Hà Nội.
- Sửa chữa phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ công tác, chiến đấu của CATP Hà Nội.
- Xây dựng: cải tạo, sửa chữa doanh trại, trụ sở làm việc của Công an Thành phố.
- May quân nhu, quân trang phục vụ Công an thành phố và may quần áo cho các lực lượng bảo vệ, dân phòng, quần áo cho phạm nhân.
- Sửa chữa phương tiện, máy móc nghiệp vụ trong Công an thành phố Hà Nội. - Quản lý và khai thác các dịch vụ các nhà chung cư thuộc CATP Hà Nội và dịch vụ khác.
b. Nhiệm vụ
Chấp hành luật pháp Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý