3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.2.1.1. Số liệu thứ cấp
- Các số liệu về cơ sở lý luận, kinh nghiệm trong nước và nước ngoài: thu thập, tìm kiếm qua các giáo trình, tạp chí, các nghiên cứu trước có liên quan, báo điện tử,...
- Các số liệu về công ty: thu thập, tìm kiếm, tham khảo các số liệu đã được công bố qua các báo cáo hàng năm của công ty: Tổng lao động, doanh thu, lợi nhuận…
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp
- Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra 100 người lao động của Công ty theo công thức chọn mẫu của Swilow. Theo đó, dung lượng mẫu điều tra được xác định bởi công thức:
n = N/ (1+Ne2) Trong đó:
n: dung lượng mẫu điều tra tối thiểu N: Tổng thể mẫu
e: Phương sai.
Áp dụng với công thức này với e = 10%, dung lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 98 người. Nghiên cứu tiến hành 100 người lao động (bao gồm 10 người lao động gián tiếp và 90 người lao động trực tiếp) về các chính sách tạo động lực của công ty đối vối họ, cụ thể:
Điều tra 100 người lao động công ty về mức độ hài lòng của người lao động đối với các chính sách khuyến khích, tạo động lực cho người lao động của công ty. Điều tra bằng phương pháp thang đo Likert 5 mức độ: rất hài lòng, hài lòng, tạm hài lòng, không hài lòng, rất không hài lòng. Từ đó biết được mức độ hài lòng của họ về các chính sách của công ty; mong muốn cũng như nhu cầu về vật chất, phi vật chất của họ để có thể gắn bó với công ty và đạt hiệu quả sản xuất tối ưu nhất.
Phỏng vấn trực tiếp Giám đốc, các Trưởng bộ phận về các chính sách khuyến khích dành cho người lao động Công ty: tiền lương, tiền thưởng, chính sách xã hội, đào tạo phát triển…
Phỏng vấn trực tiếp Trưởng phòng Tài chính - Kế toán về số lao động công ty, kết quả hoạt động kinh doanh tác động tới công tác tạo động lực cho người lao động.
3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Với các số liệu thứ cấp: số liệu sau khi thu thập được làm sạch, loại bỏ các số liệu không tin cậy, được tổng hợp, trích dẫn theo các nội dung thích hợp.
- Với các số liệu sơ cấp: các số liệu sau khi thu thập được làm sạch, loại bỏ các số liệu không tin cậy và xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel.
3.2.2. Phương pháp phân tích
3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Mô tả quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp; mô tả các đặc điểm cơ bản của công ty; mô tả tình hình cơ bản của công ty và các nội dung, hình thức tạo động lực cho người lao động của công ty…Các số liệu dùng để mô tả là các số tuyệt đối, tương đối và tốc độ phát triển.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh từ những thông tin số liệu, tài liệu thu thập được qua quá trình nghiên cứu (giáo trình, tài liệu, số liệu của công ty, báo điện tử...) để tiến hành phân tích, tổng hợp so sánh sự biến động nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty; so sánh các nội dung công tác tạo động lực cho người lao động của công ty qua 3 năm (2014 – 2016). Từ đó đưa ra những ý kiến nhận xét của bản thân về đề tài.
3.2.3. Phương pháp chuyên gia
Các chuyên gia là những cán bộ quản lý có kinh nghiệm về các mảng tiền lương, thưởng; các cán bộ chuyên trách về chính sách xã hội, phúc lợi…các giải pháp về các yếu tố vật chất, điều kiện và môi trường làm việc để thúc đẩy, khuyến khích cho người lao động.
Tham khảo một số ý kiến cán bộ lâu năm, giàu kinh nghiệm về các chính sách lương, thưởng, chế độ đãi ngộ và ý kiến của họ về các chính sách tạo động lực của công ty. Nhằm thu thập thêm những thông tin cần thiết khác mà các phương pháp khác chưa thu thập được.
3.2.4. Phương pháp thang đo Likert 5 mức độ
Likert 5 mức độ: rất hài lòng, hài lòng, tạm hài lòng, không hài lòng, rất không hài lòng.
- Đánh giá về các khía cạnh: yếu tố vật chất (chính sách lương, thưởng của Công ty dành cho người lao động); yếu tố phi vật chất (môi trường, điều kiện làm việc tại công ty, thi đua khen thưởng..).
- Điểm cho mỗi mức: Rất hài lòng (5 điểm), hài lòng (4 điểm), tạm hài lòng (3 điểm), không hài lòng (2 điểm), rất không hài lòng (1 điểm).
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng số lao động của Công ty qua các năm.
- Mức lương và thưởng bình quân/lao động/tháng qua các năm.
- Tạo động lực cho người lao động qua các yếu tố vật chất: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, chính sách phúc lợi.
- Tạo động lực cho người lao động qua các yếu tố phi vật chất: môi trường làm việc, điều kiện làm việc, thi đua khen thưởng…cho người lao động công ty.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐỘNG CỦA CÔNG TY
4.1.1. Tạo động lực thông qua các yếu tố vật chất
4.1.1.1. Tiền lương
Tại công ty, đa phần đều áp dụng hình thức trả lương thời gian, đối với bộ phận may, lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, in ấn ngoài lương thời gian còn tính thêm lương sản phẩm, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm hoàn thành của từng công nhân. Nhìn chung, cách tính lương tại công ty còn khá đơn giản, chưa phản ánh được chất lượng, hiệu quả công việc của từng người lao động. Cũng như chưa có sự khuyến khích người lao động làm việc cao.
Công ty áp dụng cách tính lương:
a. Hình thức trả lương thời gian
Dựa vào quan điểm trả lương của công ty mà hình thức hưởng lương thời gian tại công ty như sau:
Về các quy định của công ty
- Ngày công chế độ của công ty thực hiện cho bộ phận quản lý và lao động gián tiếp hưởng lương thời gian là 26 ngày/tháng.
- Mức lương tháng được tính gồm mức lương cơ bản (Lương theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng), mức lương mềm dựa trên doanh thu và phụ cấp được hưởng.
- Mức lương mềm dựa vào mức doanh thu của từng tháng: Tháng sau lĩnh theo doanh thu của tháng trước đó. Quỹ lương mềm sẽ được xác định bằng 30% quỹ lương cứng. Sau khi xác định quỹ lương mềm, bộ phận kế toán tính phần trăm lương của người lao động trên tổng quỹ lương và lấy phần trăm đó nhân với tổng quỹ lương mềm để ra lương mềm của từng lao động.
- Tiêu chí tính trả lương của công ty bao gồm:
Nhu cầu của công ty;
Trình độ chuyên môn của người lao động;
Mức tiền lương của công việc đó trên thị trường lao động thường được chi trả.
Cách tính trả
Công thức tính lương: MLtháng= MLthờigian+ MLmềm + PC
Trong đó Mức lương tháng (MLtháng) sẽ được tính dựa trên mức lương thời gian
(MLthời gian) và mức lương mềm (MLmềm) hay chính là mức lương dựa theo
doanh thu.
MLthời gian: Mức lương thời gian, là mức lương được trả cho tổng những
ngày làm việc trong tháng của người lao động.
MLthờigian = Tlvttx MLngày + TL làm thêm (nếu có)
Trong đó:
Tlvtt: Số ngày làm việc thực tế
MLngày: Mức lương ngày, là mức lương được tính dựa trên lương cơ bản trên thỏa thuận hợp đồng giữa công ty và người lao động, sau đó chia cho 26 ngày công chế độ tháng.
TL làm thêm : tính cho công nhân làm việc vào ngày chủ nhật, làm đêm và làm việc vào ngày lễ, tết. cụ thể:
- Làm thêm chủ nhật hưởng 200% mức lương ngày. - Làm thêm ngày lễ, tết hưởng 300% mức lương ngày.
Với MLmềm= MDoanhThu x tỷ lệ % được hưởng
PC: Phụ cấp là khoản tiền công ty phụ cấp cho người lao động để phần nào bù đắp chi phí mà người lao động bỏ ra trong thời gian làm việc tại công ty như ăn trưa, điện thoại, xăng xe…tùy theo từng bộ phận mà có mức phụ cấp khác nhau.
Cách tính lương theo thời gian mà Công ty đang áp dụng phù hợp với mọi công nhân viên, là đối tượng lao động gián tiếp hay trực tiếp. Cách tính cũng công bằng với mọi người, người lao động có thực tế đi làm mới được hưởng ngày công (ngày công thực tế).
Cách tính giờ làm thêm của Công ty cũng đúng với quy định của Nhà nước, theo Bộ luật Lao động Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012.
Với việc áp dụng cách tính giờ như trên, bằng cách này công ty đã phần nào đó khuyến khích được người lao động, giúp người lao động cảm thấy hứng thú hơn khi làm việc, vì họ sẽ được trả công, trả lương tương xứng với số giờ họ dành làm thêm tại công ty.
b. Hình thức trả lương sản phẩm tại công ty
Bên cạnh tiền lương cho cán bộ, nhân viên khối văn phòng. Tiền lương cho lao động trực tiếp còn được tính thêm theo sản phẩm...
Về các quy định chung của công ty
Bộ phận thường xuyên hưởng lương theo sản phẩm là bộ phận in ấn, may, bộ phận sửa chữa, bảo dưỡng (người lao động trực tiếp). Với bộ phận hưởng lương sản phẩm công ty cũng có một số quy định cụ thể sau:
- Ngày công chế độ của công nhân trực tiếp sản xuất là 26 ngày/tháng - Công nhân được tính trả lương theo tổng mức lương thời gian, mức lương thành phẩm và phụ cấp.
- Tiêu chí tính trả lương của công ty bao gồm:
Nhu cầu của công ty;
Trình độ chuyên môn của người lao động;
Kinh nghiệm của người lao động;
Lượng sản phẩm hoàn thành của người lao động;
Mức tiền lương của công việc đó trên thị trường lao động thường được chi trả.
Mỗi người lao động trực tiếp khi hoàn thành lắp ráp, sửa chữa hoặc bảo dưỡng một sản phẩm ô tô, xe máy hoặc khi hoàn thành khối lượng cần may quần áo, quân nhu, quân trang; khi hoàn thành khối lượng in sẽ nhấn vào nút tự động ở văn phòng quản lý xí nghiệp, nút này sẽ tự động cập nhật thông tin và được người quản lý tại xí nghiệp theo dõi, giám sát. Cuối ngày công nhân ký sổ, kiểm tra số sản phẩm hoàn thành.
Cách tính trả
Mức lương tháng của bộ phận này được tính như sau:
MLtháng = MLthờigian+ MLthànhphẩm+ PC
MLtháng : Mức lương tháng, được tính trả bởi cách tính cộng gộp của hai
MLthành phẩm: Mức lương thành phẩm, được tính dựa trên số lượng sản phẩm mà công nhân đó hoàn thành.
Phụ cấp là khoản tiền công ty phụ cấp cho người lao động để phần nào bù đắp chi phí mà người lao động bỏ ra trong thời gian làm việc tại công ty như ăn trưa, điện thoại, xăng xe…tùy theo từng bộ phận mà có mức phụ cấp khác nhau.
MLthời gian: Mức lương thời gian, là mức lương được trả cho tổng những
ngày làm việc trong tháng của công nhân:
MLthờigian = Tlvtt x MLngày + TL làm thêm (nếu có)
Trong đó:
Tlvtt: Số ngày làm việc thực tế
MLngày: Mức lương ngày, là mức lương được tính dựa trên lương cơ bản trên thỏa thuận hợp đồng giữa công ty và người lao động, sau đó chia cho 26 ngày công chế độ tháng.
TL làm thêm : tính cho công nhân làm việc vào ngày chủ nhật, làm đêm và
làm việc vào ngày lễ, tết. cụ thể:
- Làm thêm chủ nhật hưởng 200% mức lương ngày. - Làm thêm ngày lễ, tết hưởng 300% mức lương ngày.
Cách tính trả lương sản phẩm của Công ty áp dụng với đối tượng lao động trực tiếp, người trực tiếp tạo ra sản phẩm (quần áo, giấy in, sửa chữa, xây dựng). Cách tính khá công bằng khi mức lương phụ thuộc vào chính sản phẩm mà người lao động tạo ra được. Họ sản xuất được càng nhiều sản phẩm theo kế hoạch, thậm chí vượt kế hoạch sẽ được tính cụ thể theo đúng số lượng sản phẩm mà họ tạo ra.
Cách tính trả lương theo hình thức này không quá phức tạp, khả năng người lao động hiểu và thực hiện là khá dễ dàng, đặc biệt đối với người lao động trực tiếp khi mà có thể trình độ của họ ở mức sơ đẳng hay trung cấp thì họ vẫn có thể nhanh chóng hiểu. Tránh những trường hợp người lao động thắc mắc, ý kiến nhiều, làm gián đoạn tới công việc.
Bên cạnh đó, người lao động làm thêm giờ vẫn được hưởng giờ làm thêm theo đúng quy định Nhà nước. Kích thích tinh thần làm việc của người lao động là điều quan trọng, và yếu tố này đã tạo nên điều đó.
c. Phương thức trả lương
Công ty trả lương bằng tiền mặt và vào ngày 10 hàng tháng.
Ngoài thu nhập từ lương được tính như trên (ở cả hai bộ phận hưởng lương thời gian và hưởng lương sản phẩm) Công ty còn có các chế độ thưởng cuối năm và thưởng tăng doanh thu đột biến cho người lao động trong công ty nhằm khuyến khích động lực lao động của người lao động trong công ty.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu đối với người lao động ở mọi doanh nghiệp, tổ chức nên tiền lương cao hay thấp, có tác động rất lớn đến người lao động. Tiền lương có đảm bảo cuộc sống của người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động thì người lao động mới có khả năng phát huy hết năng lực làm việc của mình. Ngược lại tiền lương thấp, không đảm bảo đủ các khoản chi tiêu trong cuộc sống gây ra những tác động tiêu cực trong tâm lý người lao động, ảnh hưởng xấu tới công tác tạo động lực tại công ty.
Với hai hình thức trả lương của Công ty, thấy rõ mỗi hình thức công ty đã áp dụng cho từng đối tượng cụ thể. Lao động trực tiếp vì họ là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nên việc tính lương theo sản phẩm sẩn xuất được, theo kế hoạch và thực tế là khá công bằng với họ và cũng tạo ra được sự cạnh tranh giữa các công nhân với nhau.
Với phương thức trả lương vào ngày 10 hàng tháng, là đầu mỗi tháng, người lao động không phải chờ đợi quá lâu sau một tháng đã làm việc. Tuy nhiên, việc trả lương bằng tiền mặt nay đã là phương thức truyền thống, các cán bộ quản lý phụ trách tiền lương cần phải tập trung và mất nhiều thời gian cho việc đếm tiền, di chuyển tiền lương tới từng bộ phận văn phòng, từng bộ phận tại các xí nghiệp; việc này rủi ro khá lớn khi cầm nhiều tiền mặt, nhất là khi sau này số lượng lao động tại công ty có thể tăng lên nhiều hơn. Cho nên, công ty cần có phương thức trả lương mới và an toàn, tiết kiệm chi phí đi lại hơn.
Qua nghiên cứu, TLBQ qua các năm đều tăng lên, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng lương năm 2016 cao hơn tốc độ tăng lương năm 2015. Tiền lương của CBCNV Công ty ngày càng tăng, nó phù hợp với sự đi lên ngày càng cao của Công ty và mức độ chi tiêu ngày càng cao của người lao động (do sự tăng lên của giá cả). Do đó, tiền lương đã cải thiện đáng kể cuộc sống của người lao động.
Bảng 4.1. Tiền lương bình quân của người lao động trong Công ty Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 quân Bình Tổng số LĐ Người 91 139 156 152,7 112,2 130,9 Tổng quỹ lương năm 1000 đồng 2.901.600 5.418.460 10.735.000 186,7 198,1 192,3 TLBQ 1 lao động/tháng 1000 đồng 2.657,2 3.248,5 5.734,5 122,3 176,5 146,9 TLBQ 1 LĐ quản lý/tháng 1000 đồng 15.112,5 28.221,2 52.622,5 186,7 186,5 186,6 TLBQ 1 CN sản xuất trực tiếp/tháng 1000 đồng 3224 3671 6.435,9 113,9 175,3 141,3