Thành phần RTSH trên địa bàn huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)

STT Nguồn phát sinh RTSH Thành phần RTSH

1 Nhà ở, khu dân cư Thực phẩm, giấy, vải, gỗ, cao su, nhựa, thủy tinh, bột giặt, chất tẩy trắng

2 Chợ, khu thương mại Giấy bìa carton, plastic, thực phẩm, thủy tinh 3 Công ty, cơ quan công sở Giấy, thực phẩm, thuốc lá, bã chè, thủy tinh

4 Quét đường, khu xây dựng Cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết, đất đá, gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao

Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị huyện (2016) Theo báo cáo của Phòng Quản lý Đô thị huyện Gia Lâm năm 2016 cho biết thành phần rác thải trên địa bàn huyện không cố định mà khá đa dạng, thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. Báo cáo cho biết thêm: nguồn phát sinh RTSH lớn nhất trên địa bàn xuất phát chủ yếu từ các hộ dân (chiếm 80,23% lượng rác thải phát sinh toàn huyện); thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 78,39%, thành phần rác vô cơ là 15,47%. Cuối cùng, thành phần rác có thể tái sử dụng là nhựa chiếm tỷ lệ 6,14%. Do vậy, trong quá trình thu gom RTSH cần lưu ý đến khả năng thu hồi và tái sử dụng các loại rác này.

* Khối lượng rác thải sinh hoạt

CTR nói chung và CTRSH nói riêng đang trở thành một vấn đề cấp bách của huyện Gia Lâm. Lượng CTRSH ở huyện bình quân 1 người/ngày phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng địa bàn và có xu hướng ngày một gia tăng. Theo số liệu điều tra của phòng Quản lý Đô thị huyện năm 2016, khối lượng CTRSH phát sinh bình quân trên người là 0,6 kg/người/ngày. Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)