3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội đây chính là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Ranh giới thị xã được xác định:
Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên;
Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; Phía Nam giáp huyện Thanh Trì và tỉnh Hưng Yên; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Lâm
- Đơn vị hành chính của Huyện Gia Lâm như sau + Các thị trấn gồm (02): Trâu Quỳ và Yên Viên;
+ Các xã gồm (20): Yên Thường, Yên Viên, Dương Hà, Đình Xuyên, Dương Hà, Phù Đổng, Trung Mầu, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Đa Tốn, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Bát Tràng, Văn Đức, Kim Lan.
Gia Lâm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như Quốc Lộ 5, Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường thuỷ trên sông Hồng, sông Đuống. Có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại. Khu vực nông thôn huyện Gia lâm là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về về địa lý, kinh tế (Cổng thông tin điện tử huyện Gia Lâm, 2016).
3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Huyện Gia Lâm mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,5oC, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4oC. Lượng mưa trung bình năm 1400 – 1600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ.
Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa, lạnh va ẩm ướt vào tháng 2, tháng 3 do có mưa phùn. Đôi khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 1, tháng 2 gây ra những thiệt hại cho sản xuất. Đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Gia Lâm phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nông sản nhiệt đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, nông sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xuân, mùa Thu, nông sản ôn đới có thể sản xuất vào mùa Đông, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt hại
đáng kể cho sản xuất và đời sống nếu thời tiết bất thuận.(Phòng tài nguyên,môi trường huyện Gia Lâm, 2016).
3.1.1.3. Tài nguyên nước
* Nước mặt: Gia Lâm có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đuống. Đây là 2 con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Gia Lâm có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m – 19,5m, trung bình 12,5m. Nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5 – 10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khă năng nhiễm khuẩn cao. Tầng chứa nước không áp hoặc áp yếu có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc bộ thuộc lưu vực sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5 – 22,5m thường gặp ở độ sâu 15 – 20m. Hàm lượng sắt khá cao, có nơi tới 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m – 84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi không nhiễm khuẩn (Phòng tài nguyên,môi trường huyện Gia Lâm,2016).
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Nông thôn huyện Gia Lâm chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất. Trong điều kiện đất chưa sử dụng không còn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhìn chung, đất đai của huyện Gia Lâm có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như cam, quýt, ổi, chuối.
Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên là 11.472,99 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 460 m2/người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Gia Lâm thì đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.104 ha chiếm 53,21%, đất phi nông nghiệp có 5166 ha, chiếm 45,03%. Diện tích đất chưa sử dụng còn trên 201 ha, chiếm 1,76%, diện tích này cần được khai thác triệt để vào các mục đích sử dụng trong tương lai gần.
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 So sánh (%)
Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 11.472,99 100 11.472,99 100 11.472,99 100 100 I. Đất nông nghiệp ha 6.153,43 53,63 6.138,51 53,50 6.104,78 53,21 99,76 99,45 99,60
1. Đất sản xuất nông nghiệp ha 5.861,38 95,25 5.847,15 95,25 5.839,24 95,65 99,76 99,86 99,81
a. Đất trồng cây hàng năm ha 5.670,45 96,74 5.656,22 92,14 5.647,86 92,51 99,75 99,85 99,80
- Đất trồng lúa ha 3.783,49 66,72 3.773,77 61,48 3.764,25 61,66 99,74 99,74 99,74
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi ha 78,57 1,39 78,58 1,28 79,62 1,30 100,01 101,32 100,66
- Đất trồng cây hàng năm khác ha 1.808,38 31,84 1.803,88 29,39 1.803,99 29,55 99,75 100,00 99,87
b. Đất trồng cây lâu năm ha 190,92 3,26 190,93 3,11 191,38 3,13 100,00 100,23 100,12
2. Đất lâm nghiệp ha 39,15 0,65 38,99 0,64 39,07 0,64 99,59 100,20 99,89
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 197,00 3,20 196,49 3,20 189,24 3,10 99,74 96,31 98,01
4. Đất nông nghiệp khác ha 55,88 0,90 55,88 0,91 37,23 0,61 100 66,62 81,62
II. Đất phi nông nghiệp ha 5.142,65 44,83 5.158,88 44,97 5.166,28 45,03 100,31 100,14 100,22
1. Đất ở ha 1.290,29 25,09 1.298,40 25,17 1.301,84 25,20 100,63 100,26 100,44
2. Đất chuyên dùng ha 2.633,27 51,20 2.639,34 51,16 2.640,23 51,10 100,23 100,03 100,13
3. Đất tôn giáo tín ngưỡng ha 23,78 0,46 23,78 0,46 23,78 0,46 100 100 100
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 94,13 1,83 94,13 1,82 94,13 1,82 100 100 100
5. Đất sông suối và mặt nước ha 1.093,61 21,27 1.093,61 21,20 1.093,61 21,17 100 100 100
6. Đất phi nông nghiệp khác ha 7,55 0,15 9,62 0,19 12,69 0,24 127,42 131,91 129,64
III. Đất chưa sử dụng ha 176,91 1,54 175,58 1,53 201,93 1,76 99,25 115,01 106,84
IV. Một số chỉ tiêu
- DT đất NL,TS BQ/khẩu NL,TS ha/ng 0,032 - 0,033 - 0,033 - 103,12 100 101,55
- DT đất NL,TS BQ/hộ NL,TS ha/hộ 0,094 - 0,091 - 0,093 - 96,80 102,19 99,46
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm (2016)
Trên địa bàn huyện đã có những vùng sản xuất chuyên canh như: sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức, xã Yên Viên, Đặng Xá, trồng ổi tại xã Đông Dư, Phú Thị. Trong thời gian tới huyện tập trung thực hiện đề án “Sản xuất phát triển nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Gia Lâm” sẽ tạo ra bước phát triển mới cho ngành nông nghiệp nhằm phát huy tối đa nguồn tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, tăng số diện tích trồng cây ăn quả và trồng rau an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.(Phòng tài nguyên và môi trường huyện Gia Lâm, 2016).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số toàn huyện đến 31 tháng 12 năm 2016 là 250.121 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2014 – 2016 là 1,25 %/năm. Số hộ gia đình là 65.436 hộ.
Tổng số lao động năm 2016 là 179.342 người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 147.060 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 49,9% năm 2014 xuống còn 43,48% năm 2016. Chất lượng lao động tương đối khá. Đến năm 2016, số lao động qua đào tạo là 65.814 người, chiếm 36,69% tổng nguồn lao động. Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, song cơ cấu hộ nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng số hộ toàn huyện có xu hướng giảm nhanh, từ 45.983 hộ (năm 2014) còn 45.107 hộ (năm 2016). Lao động nông nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành TMDV có chiều hướng tăng lên qua các năm. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (Chi cục thống kê huyện Gia Lâm, 2016).
Bảng 3.2. Tình hình lao động của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2014 2015 2016 So sánh (%)
SL CC(%) SL CC (%) SL CC (%) 2015/2014 2016/ 2015 BQ
I. Tổng số nhân khẩu người 243.957 100 248.991 100 250.121 100 102,06 100,45 101,25
1. Nhân khẩu NLN-thuỷ sản người 183.923 75,39 176.780 71,00 175.962 70,35 96,12 99,54 97,81
2. Nhân khẩu phi NLN-TS người 60.034 24,61 72.211 29,00 74.159 29,65 120,28 102,70 111,14
II. Tổng số hộ hộ 61.806 100 63.751 100 65.436 100 103,15 102,64 102,89
1. Hộ NLN-thuỷ sản hộ 45.983 74,40 45.238 70,96 45.107 68,93 98,38 99,71 99,04
2. Hộ phi NLN-thuỷ sản hộ 15.823 25,60 18.513 29,04 20.329 31,07 117,00 109,81 113,48
III. Tổng lao động quy lao động 166.876 100 174.040 100 179.342 100 104,29 103,04 103,67
1. Lao động trong tuổi lao động 133.500 80,00 139.232 80,00 147.060 82,00 104,29 105,62 104,96
2. Lao động ngoài tuổi lao động 33.376 20,00 34.808 20,00 32.282 18,00 104,29 92,74 98,34
IV. Phân bổ lao động lao động 100 100 100
1. Lao động NLN- thuỷ sản lao động 83.238 49,90 78.660 45,20 77.987 43,48 94,50 99,14 96,79
2. Lao động CN – XD lao động 46.725 28,00 49.131 28,23 53.264 29,70 105,15 108,41 106,77 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 36.913 22,10 46.249 26,57 48.091 26,82 125,29 103,98 114,14 V. Một số chỉ tiêu 1.BQ NK NLN, TS/hộ NLN, TS người/hộ 4,01 - 3,91 - 3,90 - 97,51 99,74 98,62 2.BQ lao động /hộ LĐ/hộ 2,72 - 2,73 - 2,74 - 100,36 100,36 100,36 3.BQ LĐ NLN,TS /hộ NLN,TS LĐ/hộ 1,81 - 1,74 - 1,73 - 96,13 99,42 97,76 38
3.1.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
* Giao thông:
Giao thông huyện Gia Lâm hiện có 586 km đường giao thông, trong đó đã trải nhựa hoặc bê tông hoá được 441,08 km(74%). Trong đó:
- Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 109 km, chiều rộng nền đường phổ biến từ 5 – 8m, mặt đường phổ biến 3,5 - 5m. Hiện tại đã trải nhựa hoặc đổ bê tông được 87,99 km (80,7%).
- Đường trục thôn, liên thôn có tổng chiều dài 198 km, đã nhựa hoá, bê tông hoá 156,24 km (78,9%).
- Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 200 km, chiều rộng nền đường phổ biến từ 2,5 – 4m, chiều rộng mặt đường phổ biến từ 2,5 – 3m. Hiện tại đã bê tông hoá được 143,31 km (72,6%).
- Đường trục chính nội đồng có 299,84 km, đã cứng hoá 11,55 km (3,85%). Trong đó 9,48 km còn tốt (82,07%), 2,07 km xuống cấp (17,93%), 288,29 km là đường đất (96,15%).
* Thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất đã được chú trọng đầu tư
xây dựng đến nay đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng mạnh tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp thì hệ thống thuỷ lợi cần phải được đầu tư mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới. Gia Lâm hiện có 47 trạm bơm tưới, tổng công suất 21.560m3/h, đảm bảo tưới chủ động cho 3.163,5 ha. Ba trạm bơm tiêu kết hợp với các công trình thuỷ lợi đảm bảo tiêu chủ động cho 3.023 ha gieo trồng. Hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất có 354,93km đã kiên cố hoá 94,91km (26,74%).
* Điện: Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo
nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có 155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới (Chi cục thống kê huyện Gia Lâm, 2016).
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm năm 2016
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1 Giao thông
1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ Km 89,1
1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn, đường xóm, liên xóm Km 607 1.3 - Đường thủy Km 20,3 1.4 - Cầu Cái 11 1.5 - Phà Cái 02 2 Thủy lợi Kênh chính và kênh các cấp Km 359,9 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ
4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 23
4.2 Số chợ trong toàn huyện Cái 22
5 Công trình phúc lợi
5.1 Cơ sở y tế Cơ sở 22
5.2 Trường cấp I, II, III Trường 49
5.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên Trung tâm 03
5.4 Nhà văn hóa Nhà 150
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2016)
3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
* Về kinh tế
GTSX của tổng thể các ngành kinh tế nói chung qua các năm 2014 – 2016 cơ bản là tăng. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có sự thay đổi không đồng đều giữa 3 năm, năm 2014 là 14,25 %, năm 2015 là 15,33 %, năm 2016 là 15,00 %. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa ở đây đã phát triển.
Ngành TTCN - XDCB có tốc độ tăng khá tính bình quân tăng 7,66%. Sự phát triển này chủ yếu là bắt nguồn từ việc khai thác các ngành tiểu thủ công nghiệp, với sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.
Ngành TM– dịch vụ có sức phát triển mạnh mẽ nhất, trong giai đoạn 2014 - 2016 là 14,46 %. Tỷ trọng GTSX gia tăng từ 28,84% (năm 2014) lên 30,95% (năm 2016). Ngành thương mại – dịch vụ phát triển là bước đệm quan trọng cho kinh tế của huyện phát triển (Chi cục thống kê huyện Gia Lâm, 2016).
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất - kinh doanh của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh
Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 BQ I - Tổng GTSX 1.867.744 100 2.087.629 100 2.280.108 100 111,77 109,22 110,49