Vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 103)

Nội dung ĐVT Kết quả thực hiện Tổng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Phụ nữ tham gia đào đường ống dẫn nước Km 2 3 6 12

Số phụ nữ đóng góp ngày công Ngày công 1.270 1.469 .512 4.251 Số phụ nữ đóng góp tiền để xây dựng Triệu đồng 66 115 171 352 Phụ nữ đóng góp vật liệu xây dựng:

+ Gạch Vạn Viên 1,2 1,8 2,5 5,5

+ Cát M3 39 47 76 162

+ Đá M3 16 25 22 63

+ Sỏi M3 36 34 42 112

Số phụ nữ được vay vốn để xây dựng nhà tắm, bể lọc nước giếng khoan, cống thoát nước thải

Tỷ đồng

3 7 4 11

Phụ nữ tham gia giám sát các công trình cấp nước sạch

Buổi

53 67 89 209

Số phụ nữ được hưởng lợi Hộ 96 115 154 181

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Hội Phụ nữ huyện (2016) *Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch

Hàng năm, nhân Tuần lễ NS-VSMT, Ngày Nước thế giới, Ngày Môi trường thế giới, các cấp hội phụ nữ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ phát động, tuyên truyền và ra quân làm sạch môi trường; Các cấp Hội Phụ nữ trong Huyện đã chủ động khai thác các chương trình, dự án có liên quan để xây dựng các mô hình NS- VSMT phù hợp thực tiễn của từng địa phương. Hầu hết các mô hình thực hiện qua thời gian hoạt động đã mang lại hiệu quả thiết thực và đã được cán bộ, phụ nữ các cấp nhiệt tình hưởng ứng, duy trì và tiếp tục nhân rộng gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” và phong trào “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới”.

Hộp 4.4. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch

Thời gian qua, Phụ nữ đã phối hợp với chính quyền các cấp làm tốt công tác tuyên truyền Chương trình NS-VSMT giai đoạn 2013-2015 đã có nhiều khởi sắc, các mục tiêu cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng hợp vệ sinh đạt 89,1%; tỷ lệ hộ dân ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 67,1%; nhiều chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được người dân đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải với tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 48,2%. Trong những năm tới huyện Gia Lâm phấn đấu 100% các xã, thị trấn đều được lắp đặt hệ thống nước sạch.

Bà Nguyễn Minh Hà, phó phòng Tài nguyên Môi trường huyện Gia Lâm Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2016)

4.2.8. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi chăn nuôi

Xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ngay sát nhà ở của bà con từng là thói quen đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của phần lớn người dân nông thôn. Hậu quả của việc làm này là không đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Biết vậy nhưng giải quyết vấn đề này rất khó, bởi từ nhiều năm qua, với suy nghĩ và phong tục tập quán canh tác cũ, bà con đều muốn xây dựng công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi gần nhà ở để tiện chăn nuôi, chăm sóc và bảo vệ gia súc, gia cầm.

Tình trạng các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do công nghệ xử lý Biogas không xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để giải quyết tận gốc vấn đề nàyđã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân làm thay đổi nếp suy nghĩ cũ lạc hậu. Ông Nguyễn Văn Tuấn –phó phòng kinh tế và PTNT huyện Gia Lâm cho biết Toàn huyện có 2.821 hộ gia đình với tổng số 4.948 công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi (trong đó có 2.115 chuồng lợn, 721 chuồng bò, 2.112 nhà vệ sinh) cần di dời ra xa nhà ở. Trên cơ sở danh sách các hộ phải di dời ở các xã, Đảng uỷ, chính quyền huyện đã chỉ đạo các tổ chức chính trị-xã hội, trong đó Hội liên hiệp Phụ nữ phối hợp với các ban, ngành.Tổ chức các cuộc họp, xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng đến người dân với hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua các hội nghị của xã, cuộc họp ở nhà sinh hoạt văn hoá các thôn.

Vận động tới từng hộ dân về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng như lợi ích của việc di dời công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi ra xa khu vực nhà ở. Cùng với đó, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ xã đến các thôn gương

mẫu làm trước trong việc thực hiện cũng như vận động người thân, họ hàng trong gia đình hưởng ứng và thực hiện việc di dời các công trình này ra xa nhà ở. Bên cạnh đó, xã xem xét việc di dời công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi của các hộ là một trong những tiêu chí để bình xét danh hiệu Gia đình văn hoá trong năm. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, sau một thời gian kiên trì tuyên truyền, vận động cùng sự giúp đỡ tích cực của một số ban, ngành của huyện, dần dần bà con cũng nhận thức được và hiểu ra ý nghĩa của việc di dời các công trình vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở. Số chuồng trại chăn nuôi được di dời tăng dần qua các năm. Theo báo cáo của Hội liên hiệp phụ nữ huyện năm 2016 tại 3 xã Phù Đổng, Phú Thị, Văn Đức đã có 530 tuyên truyền vận động về di dời chuồng trại; số tiền phụ nữ được vay vốn để xây dựng chuồng trại là 786 triệu đồng, tham gia đóng góp 502 ngày công, góp phần vào việc di dời chuồng trên địa bàn huyện. Bảng 4.22. Vai trò của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi

Nội dung ĐVT Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng Số phụ nữ tham gia vận động tuyên truyền về công tác di dời chuồng trại

Người

210 180 140 530

Số phụ nữ được vay vốn để thực hiện di dời chuồng trại

Triệu

đồng 320 275 191 786

Phụ nữ đóng góp ngày công để di dời chuồng trại

Ngày

225 175 102 502

Số chuồng trại được di dời Chuồng

trại 125 112 96 333

Nguồn: Hội LHPN huyện (2016) Đến thăm gia đình Chị Nguyễn Thị Tình -Thôn Hàn Lạc xã Phú Thị là

một trong những hộ thực hiện việc di dời, nhà chị Tình có 3 công trình là nhà vệ sinh, chuồng bò, chuồng lợn xây sát ngay nhà ở của gia đình. Lúc đầu, gia đình vẫn e ngại, vì vốn quen với nếp nghĩ cũ, nhưng qua sự vận động, tuyên truyền, gia đình đã nhận ra và di dời. Chị Tình cho biết: “Từ ngày được nhà nước hỗ trợ hơn 10 triệu đồng để xây mới nhà vệ sinh và di dời chuồng chăn nuôi lợn, gà ra điểm mới, cả nhà đã không còn phải ngửi mùi hôi thối, rồi ruồi

nhặng bay vào nhà, vệ sinh tốt hơn trước rất nhiều”. Thấy được lợi ích thiết

thực các hộ chăn nuôi tích cực di dời chuồng trại, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

* Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi.

Hộp 4.5. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác di dời chuồng trại chăn nuôi

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng phòng Kinh tế và PTNT huyện cho biết: “ Trong những năm qua cùng với các cấp các ngành thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông mới, đô thị văn minh”. Phụ nữ các cấp đã xây dựng mô hình gia đình thực hiện “5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng NTM. Cán bộ hội còn kiên trì đi đến từng nhà kết hợp tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nhân dân và phụ nữ cách ăn ở ngăn nắp, hợp vệ sinh; cách sử dụng nguồn nước sạch tiết kiệm, vệ sinh, di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ở. Với lòng nhiệt tình, sự kiên trì, bền bỉ trong tuyên truyền, vận động, không ngại khó, ngại khổ, chị em đã góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, giúp phụ nữ và cộng đồng bỏ dần những tập tục lạc hậu và thói quen sinh hoạt, ăn ở có hại cho sức khoẻ và môi trường.

Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2016) Đây là một trong những nội dung mà Hội LHPN huyện quyết liệt chỉ đạo cho các xã để góp phần thực hiện có hiệu quả tiêu chí “Môi trường” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và đã đạt được những kết quả quan trọng.

4.2.9. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác vệ sinh đồng ruộng Trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ đã đẩy mạnh công tác xây dựng Trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ đã đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới, đó là, thực hiện có hiệu quả việc đăng ký làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, phong trào “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”, “Phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”; phong trào “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Xây dựng mái ấm tình thương”.

Đối với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, năm 2014 Hội LHPN huyện đăng ký thêm một tiêu chí sạch đó là “sạch đồng ruộng” làm điẻm tại 03 xã: Văn Đức, Đông Dư, Kiêu Kỵ, đến nay đã nhân rộng ra 20 xã trên địa bàn huyện. Hàng năm tổ chức phát động, ra quân phụ nữ tại các xã đi từng thửa ruộng, bờ mương để nhặt chai lọ, vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng, đồng thời thu gom túi ny lông và cỏ rác các loại để làm sạch đồng ruộng. Qua 3 năm thực hiện đã thu gom được 3.207 kg vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, 1.540 kg ốc bươu vàng, 169kg trứng ốc để tiêu hủy, đảm bảo vệ sinh môi trường. Số rác này

được Hội LHPN tập kết tại xã chuyển Trạm BVTV huyện và Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện xử lý theo quy định. Đối với rác thải là cỏ rác đã được thu gom đốt làm tro tạo nguồn phân bón an toàn cho đồng ruộng.

Bên cạnh đó Hội phụ nữ cơ sở đã tích cực tuyên truyền hội viên về phân loại rác thải tại nguồn và hiện đang được thực hiện tại 6 đơn vị: Thị trấn Trâu Quỳ, xã Cổ Bi, Đa Tốn, Bát Tràng, Kiêu Kỵ, Dương Xá. Song song với tuyên truyền, vận động, là những việc làm cụ thể của hội viên phụ nữ đã góp phần nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của phụ nữ trong việc làm sạch đồng ruộng, bảo vệ sản xuất và môi trường sống, tình trạng vứt vỏ bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng ở địa phương thời gian gần đây đã giảm nhiều so với trước. Từ đó tạo sự lan tỏa rộng khắp tới các tầng lớp nhân dân địa phương chung sức hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bảng 4.23. Vai trò của phụ nữ trong công tác vệ sinh đồng ruộng

Nội dung Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Số phụ nữ thu gom vỏ bao bì, rác thải trên đồng ruộng hàng ngày 12 60,0 15 75,0 17 85,0 44 73,34 - Số phụ nữ thực hiện làm sạch đồng ruộng khi có phát động 4 20,0 3 15,0 3 15,0 10 16,66 -Số phụ nữ không thực hiện 4 20,0 2 10,0 0 0 6 10,00 Tổng 20 100 20 100 20 100 60 100

Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2016) Qua điều tra cho thấy tỷ lệ phụ nữ thu gom vỏ bao bì, rác thải trên đồng ruộng hàng ngày tại xã Văn Đức chiếm tỷ lệ 85,0% là xã sản xuất RAT, do vậy được chọn làm điểm về tiêu chí “Sạch đồng ruộng” từ năm 2014 đến nay, nhận thức được tác hại của dư lượng thuốc còn lại trong vỏ bao bì thuốc BVTV nếu không được thu gom sẽ ngấm vào môi trường nước gây nguy hại cho con người, phụ nữ trong toàn xã luôn đi đầu trong việc vệ sinh đồng ruộng, chị em tự

nguyện thu gom rác thải và tuyên truyền nhân dân cùng thực hiện. Số phụ nữ chỉ tham gia làm sạch đồng ruộng khi có phát động chiếm 16,66% tập trung chủ yếu là phụ nữ kinh doanh và chăn nuôi. Số phụ nữ không tham gia là 10,00% là đi làm ăn xa, con nhỏ, sức khỏe yếu.

* Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác làm sạch đồng ruộng

Việc vứt bừa bãi vỏ thuốc bảo vệ thực vật ngay tại bờ ruộng, kênh mương ở các cánh đồng đã trở thành thói quen của nhiều người dân. Việc làm này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, bởi dư lượng còn sót lại trong các vỏ, bao bì đựng thuốc mà còn có thể gây ra tai nạn cho người dân khi đi làm đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Hội LHPN huyện đã triển khai mô hình “Thu gom túi ni lông, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật làm sạch đồng ruộng góp phần xây dựng nông thôn mới”, nhằm nâng cao ý thức trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tạo thói quen tốt trong canh tác cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Chủ tịch Hội LHPN xã Văn Đức, Vũ Thị Ngọc cho biết: “Hàng năm, hội viên phụ nữ xã ra quân thu gom bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay, các chị em đã thu gom được gần 900kg vỏ bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật các loại. Đây là công việc đã trở thành thói quen của chị em trong xã, mỗi khi đi phun thuốc đều gom vỏ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật đưa về hố rác quy định. Sau khi thu gom, phân loại, một số vỏ đã được chúng tôi bán phế liệu, góp vào quỹ hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh

khó khăn”. Qua điều tra 41,67% ý kiến cán bộ lãnh đạo từ xã, đến thôn tại 03 xã

đánh giá phụ nữ rất tích cực và đóng vai trò chủ thể, gương mẫu, tiên phong trong việc “Làm sạch đồng ruộng”, 51,64% tích cực, còn lại 6,66% chưa tích cực. Phải nói rằng để có được những cánh đồng sạch không thể thiếu được vai trò của phụ nữ, các chị không quản ngại khó, dễ để góp phần bảo vệ môi trường.

Bảng 4.24. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác làm sạch đồng ruộng Nội dung Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) - Rất tích cực 2 10,0 8 40,0 15 75,0 25 41,67 - Tích cực 16 80,0 10 50,0 5 25,0 31 51,67 -Chưa tích cực 2 10,0 2 10,0 0 0 4 6,66 Tổng 20 100 20 100 20 100 60 100

4.2.10. Đánh giá của người dân về vai trò của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm. môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Theo kết quả điều tra, sau khi phụ nữ thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường có tới 78,33% số người dân được hỏi cho ý kiến phụ nữ Gia Lâm đã phát huy được vai trò nòng cốt, đi đầu trong công tác quản lý môi trường, tích cực thực hiện các phong trào vệ sinh đường làng ngõ xóm, đặc biệt là mô hình đoạn đường “Phụ nữ tự quản ” đã đem lại hiệu quả thiết thực, nhiều đoạn đường nở hoa, nhiều đoạn đường cây xanh được trồng mới làm cho chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn rất nhiều. Số người dân có ý kiến là khi phụ nữ thực hiện làm cho môi trường bị xấu đi hoặc không có ý kiến ở mức rất thấp chỉ khoảng 0 -5,0 %. Đây là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)