Định hướng nâng cao vai trò của phụ trong quản lý môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 119 - 127)

Thông qua quá trình phân tích vai trò của nữ trong quản lý môi trường nông thôn, các yếu tố ảnh hưởng vai trò của phụ nữ trong quản lý MTNT, tôi xin đề xuất một số ý kiến mang tính định hướng nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện. Để đưa ra những đề xuất, định hướng phù hợp với xu thế của đất nước cũng như thực tế của địa phương tôi căn cứ vào:

- Luật bảo vệ môi trường năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 23/6/2014(Luật này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2015).

- Đề án bảo vệ môi trường huyện Gia Lâm giai đoạn 2010 – 2015. Đề án đánh giá được thực trạng môi trường khu vực thành thị, nông thôn và các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm.

- Căn cứ vào kết quả của phụ nữ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn, khối lượng rác thải sinh hoạt lớn, các trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn.

* Định hướng:

Cần thiết lập chính sách và cơ chế huy động cụ thể đối với phụ nữ nông thôn, bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương

Tạo môi trường thuận lợi để hội viên, phụ nữ cùng với người dân tích cực tham gia vào quản lý môi trường, phát huy tinh thần tự nguyện, lòng quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ.

Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ môi trường tạo động lực thúc đẩy trực tiếp đến quá trình tham gia của phụ nữ. Từ đó tác động đến cộng đồng dân cư cùng chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường bền vững và lâu dài.

4.4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ trong quản lý môi trường nông thôn ở huyện Gia Lâm

Có thể nói, trong công tác quản lý môi trường nông thôn, phụ nữ đóng một vai trò quan trọng. Phụ nữ vừa là người sử dụng, tiếp cận, vừa là người giải quyết hàng ngày các vấn đề rác thải, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh gia đình. Phụ nữ cũng là những người sẽ gánh chịu hậu quả đầu tiên từ ô nhiễm môi trường; đồng thời cũng là người tham gia và hưởng lợi từ việc quản lý các vấn đề môi trường địa bàn trong những năm qua nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu một số giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của Phụ nữ Gia Lâm trong công tác quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm như sau:

4.4.2.1. Giải pháp về công tác tuyên truyền

Để thay đổi nhận thức và từ đó thay đổi hành vi, đó là vai trò to lớn của công tác tuyên truyền. Hiện nay xã hội phát triển theo hướng CNH-HĐH. Trong đó thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống người dân. Thông thường chúng ta vẫn thường tiếp nhận thông tin về môi trường nói riêng và các thông tin khác nói chung qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình cùng các phương tiện khác.

Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng nhóm đối tượng, nghĩa là phải cụ thể, rõ ràng và rễ hiểu và bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau. Vì vậy chúng ta phải sử dụng cách tiếp cận đa diện, lồng ghép như: Đài phát thanh, tờ rơi kết hợp với tổ chức tổng vệ sinh nơi công cộng vào ngày cuối tuần. Phát động phong trào vệ sinh môi trường, quét dọn đường làng, ngõ xõm. Tổ chức giải quyết tranh chấp về môi trường thông qua các buổi họp tại các chi, tổ, trong thôn, xóm.

Đưa công tác giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép vào các chương trình học để giáo dục cho học sinh. Giúp cho các em có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ. Phụ nữ kết hợp với trường học tổ chức các buổi dã ngoại, kết hợp thu gom chất thải rắn tại các khu dân cư để các em có kiến thức thực tế, từ đó tự giác trong thực hiện vệ sinh môi trường

thức về vệ sinh môi trường nhằm nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, hội viên, phụ nữ.

Xây dựng các phong trào thi đua “Xanh, sạch, đẹp”, “Môi trường xanh- Đường làng đẹp- Hành động đẹp”, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về kiến thức bảo vệ môi trường tại các trường học, tại các khu dân cư, từ đó giáo ý thức người dân bảo vệ môi trường. Có thể khẳng định rằng để công tác bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt cần có sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng, ý thức tự giác của mỗi người dân.

Để thực hiện được tốt công tác tuyên truyền đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ phụ nữ vừa giỏi, vừa có lòng nhiệt huyết, ngoài ra còn phải có uy tín với dân. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ nữ các cấp để đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường nông thôn hiện nay là rất quan trọng.

Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị, có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công tác Hội gắn với việc củng cố chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở. Đa dạng hóa các mô hình tập hợp thu hút các tầng lớp phụ nữ phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn dân cư. xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội vững mạnh, tập hợp quần chúng; phát huy vai trò nòng cốt trong các phong trào ở địa phương, đơn vị.

Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng. Nội dung đào tạo, tập huấn tập trung vào những lĩnh vực mà cán bộ Hội còn hạn chế như: Lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, công tác vận động quần chúng. Qua đó góp phần tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Hội. Cán bộ Hội phải có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động phụ nữ, nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao, sâu sát cơ sở, có uy tín trong cộng đồng, trong giới phụ nữ.

Các chương trình, kế hoạch của Hội đề ra phải đảm bảo tính thiết thực và khả thi, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, chọn vấn đề ưu tiên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội theo hướng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề, bồi dưỡng kỹ năng đề xuất tham mưu, kỹ năng hoạt động, kinh nghiệm xây dựng các mô hình hiệu quả, khắc phục tình trạng thông tin một chiều, nghèo nàn về nội dung và đơn điệu về hình thức.

Xây dựng các mô hình mới song song với củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động của các mô hình hiện có và các biện pháp tập hợp, thu hút hội viên có hiệu

quả nhằm thu hút phụ nữ trẻ, nữ thanh niên tham gia các hoạt động của Hội. Quan tâm nhân rộng điển hình phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực, chú ý chọn điểm chỉ đạo để qua đó sơ kết rút kinh nghiệm và nhân diện. Biểu dương khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác Hội và phong trào phụ nữ.

4.4.2.2. Giải phát huy động nguồn nhân lực ở huyện Gia Lâm

Phát huy tinh thần của phụ nữ trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Mỗi chi hội thành lập các đội phụ nữ tình nguyện tại chỗ và tình nguyện ủng hộ nguồn kinh phí để tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Huy động nguồn nhân lực là những hội viên, phụ nữ trẻ tham gia hỗ trợ ngày công di dời chuồng trại, vận chuyển vật liệu, giúp đỡ quá trình xây dựng công trình vệ sinh cho các hộ dân ở nông thôn.

Cần có sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền các đoàn thể để vận động toàn dân cùng tham gia và hỗ trợ các nguồn lực, thường xuyên phối hợp tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Tổ chức tập huấn trao đổi kinh nghiệm, phổ biến kiến thức cho nhân dân nói chung và cho phụ nữ nói riêng.

Xây dựng các phong trào thi đua “Đường, làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp” tại các khu dân cư để từ đó giáo dục ý thức người dân, thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi để chung tay bảo vệ môi trường.

Phụ nữ và chính quyền cần phối hợp ký kết các chương trình, kế hoạch liên tịch về vệ sinh môi trường. Thành lập mới các tổ, nhóm tình nguyện thu gom chất thải, rác thải tại địa phương. Góp phần giải quyết vấn đề thiếu nhân lực trong công tác thu gom rác thải hiện nay trên địa bàn huyện.

Phụ nữ kết hợp với các trường học, cơ quan tổ chức các buổi dã ngoại, kết hợp thu gom chất thải rắn tại các khu dân cư.

Phụ nữ kết hợp với Thanh niên, Hội nông dân để tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cán bộ phụ nữ, đoàn viên, hội viên tham gia bảo vệ môi trường. Tổ chức các buổi ra quân nạo vét kênh mương, phát quang bụi dậm. Từ sự kết kết đó sẽ tạo ra một lực lượng đông đảo cùng với nhân dân thực hiện quản lý môi trường ở khu dân cư.

4.4.2.3. Giải phát huy động nguồn vốn ở huyện Gia Lâm

Hiện nay ở Huyện Gia Lâm chưa có nguồn kinh phí dành riêng cho hoạt động bảo vệ môi trường mà chủ yếu đang dành từ nguồn chi thường xuyên, chủ

yếu dựa vào Nhà nước, do vậy nguồn kinh phí này không thể bố trí để đầu tư, giải quyết triệt để các vấn đề môi trường, đặc biệt là rác thải đang ngày một ra tăng. Để thực hiện được công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp và cải tạo cảnh quan môi trường chủ yếu là huy động các thành phần kinh tế, các hộ gia đình. Chính vì vậy cần đa dạng hóa các nguồn đầu tư vốn bảo vệ môi trường là việc rất cần thiết.

Đa dạng hóa đầu tư cho công tác BVMT, cải tạo cảnh quan môi trường để đảm bảo có đủ vốn phải huy động lực mọi nguồn lực trong toàn xã hội để đầu tư cho công tác vệ sinh môi trường trong quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tăng cường nguồn đóng góp từ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cộng đồng dân cư. Coi đây là việc đóng góp chủ yếu thực hiện xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

Nhà nước cân đối, bố trí các nguồn vốn chi thường xuyên hàng năm cho sự nghiệp môi trường, đảm bảo không dưới 1% tổng thu ngân sách của Huyện để thực hiện các mục tiêu về quản lý và bảo vệ môi trường, trong đó có công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp. Tạo điều kiện về thủ tục hành chính để các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý bảo vệ môi trường.

Xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của Huyện để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và huyện đầu tư cho công tác quản lý và vệ sinh môi trường.

Tổ chức tốt việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, ưu đãi, khuyến khích về thuế, các biện pháp cấp bách đối với công tác vệ sinh môi trường cho các xã, cũng như các cơ sở kinh doanh. Vì vậy cần có sự hỗ trợ của Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tham gia vào dưới các hình thức hỗ trợ về trang thiết bị, cho vay với mức lãi suất ưu đãi thấp.

Tăng mức thu phí vệ sinh môi trường nhằm tăng nguồn thu từ sự đóng góp của cộng đồng để từng bước giám bớt gánh nặng kinh phí của ngân sách nhà nước và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn việc trợ cấp của Nhà nước về vấn đề xử lý rác thải phát sinh từ trong sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.

Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ TW, ngân sách địa phương, ngân sách của các Bộ, ngành, nguồn tài trợ Quốc tế, nguồn vốn từ ODA; sử dụng có hiệu quả các nguồn từ các công cụ kinh tế như: Thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, thuế môi trường.

Cần có chế độ chính sách chi trả, hỗ trợ phù hợp đối với những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường như: Tham gia công tác tuyên truyền vận động, trồng cây xanh trên các tuyến đường giao thông. Có như vậy mới giúp họ yên tâm và đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn nữa, phát huy hết khả năng vào hoạt động chung của làng, xã.

Để thực hiện các hoạt động quản lý môi trường nông thôn, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ và đóng góp của các thành viên Hội còn có sự đóng góp các nguồn lực của người dân cả về sức người lẫn sức của. Người dân là người trực tiếp hưởng lợi từ các hoạt động quản lý môi trường nên để nâng cao chất lượng cuộc sống thì người dân sẽ tự nguyện tham gia và đóng góp xây dựng.

Việc cần làm và quan tâm hiện nay là tuyên truyền và định hướng giúp dân nhận ra được sự cần thiết của các dịch vụ, công trình, hoạt động vì môi trường giúp nâng cao đời sống và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện nguồn lực của dân. Giúp người dân nhận thức rõ vai trò của mình, cần phải có ý thức tự lập chủ động được nguồn vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Nguồn lực của nhân dân là rất lớn và quan trọng nhất và là đòn bẩy để các hoạt động xây dựng môi trường bền vững được thành công. Họ không chỉ đóng góp sức lao động, tiền của mà họ là người trực tiếp được hưởng lợi của các hoạt động đó. Việc huy động nguồn lực từ dân sẽ giúp người dân có ý thức sử dụng, bảo vệ và duy trì công trình vì môi trường tốt, bền vững hơn.

4.4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thu gom, vận chuyển rác thải ở huyện Gia Lâm

Trong quá trình thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt việc kiểm tra, giám sát thường xuyên của các tổ chức, cá nhân rất cần thiết. Tại các xã, thị trấn, trưởng thôn, làng, tổ dân phố là người trực tiếp tham gia cùng với người dân thông báo tình hình thu gom, vận chuyển rác thải của công nhân Công ty môi trường, nắm bắt kịp thời những khó khan, vướng mắc báo cáo cơ quan có thẩm quyền điều chính giải quyết.

Ngoài ra tại một số xã thực hiện tự quản lý việc thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên một số tuyến đường, ngõ xóm. Bao gồm các nội dung công việc như quản lý, thuê nhân công nhân thực hiện việc thu gom, thu tiền của các hộ, hợp đồng vận chuyển và xử lý.

Công tác kiểm tra, giám sát thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt đã góp phần cùng các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện tốt việc quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra trên địa bàn huyện Gia Lâm.

4.4.2.5. Tăng cường thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường tự quản ở nông thôn

huyện Gia Lâm

Hiện nay trên địa bàn huyện đã tăng cường việc thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường tự quản ở các thôn để thực hiện việc thu gom rác thải. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục thành lập các tổ, đội vệ sinh môi trường, sẽ đề xuất cơ chế hỗ trợ để đảm bảo công tác thu gom đạt kết quả tốt. Việc tăng cường thành lập các tổ đội vệ sinh môi trường sẽ gắn với việc xây dựng các mô hình thí điểm về thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp và chăn nuôi. Trong quá trình triển khai cần thực hiện đầy đủ các nội dung:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 119 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)