Sạch – Đẹp, mô hình “Tuyến phố Sáng, Xanh, Sạch” tại Thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ, mô hình “Tổ phụ nữ 03 sạch”, nhân rộng mô hình CLB hạn chế sử dụng túi Nilon, tổ chức dạy gấp túi giấy cho hội viên. Phát huy vai trò của phụ nữ trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng thói quen sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp; tổ chức ra quân vệ sinh đường làng ngõ xóm với 1.211 buổi, nẹo vét 47,8km kênh mương với 32.168 lượt phụ nữ tham gia. Ở một số xã, điều kiện kinh tế còn khó khăn như xã Lệ chi, Trung Mầu. Cán bộ Hội đã trực tiếp hướng dẫn chị em cách sắp xếp đồ đạc trong nhà khoa học, hướng dẫn làm chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm xa nơi ở. Nhiều cơ sở còn hỗ trợ nhiều gia đình về kinh phí, vật liệu xây dựng để xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Có thể khẳng định, Phụ nữ là nhân tố tích cực góp phần làm cho địa bàn huyện Gia Lâm sạch, đẹp hơn.
Bảng 4.19. Vai trò của phụ nữ trong công tác tạo cảnh quan và trồng cây xanh xanh
Nội dung ĐVT Năm
2014
Năm 2015
Năm
2016 Tổng
Số mô hình được thành lập Mô hình 11 15 21 47
Số phụ nữ thực hiện Người 275 345 483 1.103
Số đoạn đường tự quản Đoạn đường 124 159 182 465
Số đoạn đường nở hoa Đoạn đường 6 9 120 27
Số cây xanh được trồng mới Km 27 31 33 91
Số kênh mương được nạo vét Km 11,2 15,5 21,1 47,80
Số buổi vệ sinh buổi 315 401 495 1.211
Tổng số phụ nữ thực hiện nạo vét kênh mương, vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
Lượt 9.012 11.035 12.039 32.168
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ về vai trò của phụ nữ trong công tác tạo cảnh quan và trồng cây xanh
Nội dung Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) - Rất tích cực 4 20,0 4 20,0 3 15,0 11 18,34 - Tích cực 14 70,0 15 75,0 12 60,0 41 68,33 -Chưa tích cực 2 10,0 1 5,0 5 25,0 8 13,33 Tổng 20 100 20 100 20 100 60 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) 4.2.7. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực cấp nước sạch
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người. Nước sạch cho dân cư nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới (NTM). Hội phụ nữ đóng vai trò hết sức quan trọng là thành viên tích cực tổ chức triển khai hiệu quả nhiều hoạt động góp phần từng bước cải thiện môi trường sống của người dân khu vực nông thôn.
Những năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn Huyện được triển khai mạnh mẽ và đã đạt được những kết quả khả quan. Đến nay, trên địa bàn huyện 14/22 xã thị trấn được cung cấp nước sạch và chỉ tập trung ở các xã, thị trấn nơi trung tâm. Còn các như Kim, Sơn, Lệ Chi, Trung Mầu và một số xã hệ thống đường ống dẫn nước để đưa nước sạch đến từng hộ gia đình ở vùng sâu, vẫn chưa có việc tìm thêm nguồn vốn và huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội và người dân để tiếp tục xây dựng là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Những việc làm này vừa có tác dụng giúp người dân được sử dụng nguồn nước sạch sinh hoạt, tránh được những bệnh liên quan do sử dụng nguồn nước không bảo đảm chất lượng. Đồng thời góp phần giúp cho nguồn nước ngầm ở các khu vực nông thôn không bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.
Từ nhận thức môi truờng có vai trò đặc biệt tới đời sống sức khoẻ của người dân, nhiều năm qua các cấp Phụ nữ trong tỉnh đã coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung. Nhờ vậy hầu hết hội viên Hội phụ nữ và nguời dân ở các khu dân cư đều đã có nhận thức và hành vi tích cực trong cách ứng xử với môi truờng, như tích
cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi truờng, các chương trình, dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn. Các cấp hội cũng có nhiều đóng góp trong xây dựng các mô hình mới như: mô hình làng văn hoá sức khoẻ; câu lạc bộ phụ nữ tham gia bảo vệ môi truờng; mô hình đoạn đưòng phụ nữ tự quản; tổ phụ nữ thu gom rác thải. Tính đến nay, trên địa bàn huyện tỷ lệ phụ nữ sử dụng nước hợp vệ sinh như: Giếng khoan UNICEF, nước qua xử lý bể lọc được coi là nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn: QCVN02-BYT của Bộ y tế chiếm 89,1% dân số toàn huyện; tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ được sử dụng sử dụng máy đạt quy chuẩn Quốc gia chỉ là 30,5% phụ nữ toàn huyện. Trong lĩnh vực này phụ nư đã có những đóng góp đáng kể về nguồn lực như: ngày công, vật liệu, tiền để góp phần thực hiện các công trình cấp nước và tự xây dựng hệ thống bể lọc cho gia đình.
Phụ nữ các cấp đã vận động hội viên tham gia hỗ trợ xây dựng công trình cấp nước sạch, tham gia 4.251 ngày công; đào trên 12km đưòng ống dẫn nước; đóng góp được 352 triệu đồng; 5,5 vạn viên gạch.
Hội phụ nữ huyện phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã giải ngân tại 22 xã, thị trấn với gần 500 hộ vay vốn đầu tư xây dựng công trình vệ sinh, nhà tắm, bể chứa nước sạch, cống thoát nước thải với khoảng 181 hộ gia đình phụ nữ được hưởng lợi. Chị Nguyễn Thị Phương, ở xã Phù Đổng chia sẻ: “Gia đình chị kinh tế khó khăn, được Hội Phụ nữ địa phương tạo điều kiện, chị vay vốn đầu