trường nông thôn
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ khác nhau thì họ sẽ có những ứng xử khác nhau trong việc thực hiện các hoạt động thu gom rác thải, sử dụng nước sạch, đóng góp tiền, ngày công, đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, dụng cụ lọc nước. Với các hộ có thu nhập cao thì tỷ lệ thực hiện các hoạt động cao hơn các hộ có thu nhập trung bình và các hộ có thu nhập thấp.
Bảng 4.27. Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Nội dung Hộ giàu Hộ khá Hộ nghèo Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số phụ nữ đóng góp tiền cho các
hoạt động bảo vệ môi trường 20 100 21 84,00 0 100
Số phụ nữ đầu tư các dụng cụ
lọc nước 17 85 19 76 1 6,66
Số phụ nữ có nhà vệ sinh, chuồng
trại chăn nuôi hợp vệ sinh 11 55 9 36 2 13,33
Số phụ nữ có điều kiện tiếp cận thông tin về tình hình môi trường qua internet, báo chí, tập huấn.
18 90 16 64 5 33,33
Tổng số 20 100 25 100 15 100
Theo điều tra thì phụ nữ đóng góp tiền cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhóm phụ nữ có thu nhập giàu là 100% và 86,67% phụ có thu nhập khá và thường đóng góp ở mức cao hơn so với quy định, nhóm phụ nữ có thu nhập nghèo không có điều kiện đóng góp chiếm 100%. Vì theo quy định các hoạt động ủng hộ, đóng góp đối với phụ nữ nghèo được ưu tiên không phải tham gia.
Đối với việc đầu tư mua máy lọc nước, xây bể lọc để đẩm bảo nước sạch trong sinh hoạt thì nhóm phụ nữ giàu là 85%, phụ nữ thu nhập khá là 76%. Phụ nữ nghèo đầu tư máy lọc nước chiếm 6,66%, mặc dù nghèo vẩn có 1 phụ nữ sử dụng máy lọc nước vì do tất cả các nguồn nước của họ đã bị ô nhiễm vì vậy để tồn tại họ phải đi vay tiền để sử dụng máy lọc nước.
Như vậy, mức độ thực hiện của phụ phụ nữ trong các hoạt động bảo vệ môi trường đối các hộ có thu nhập khá và giàu có tỷ lệ tham gia vào các hoạt động này cao hơn các hộ nghèo. Đối với hộ nghèo thường là những hộ sức khỏe yếu, đơn thân, tuổi cao, nguồn tiếp cận thông về môi trường ít, thu nhập của hộ không đủ chi phí cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống về ăn, ở, cho nên hộ không quan tâm, tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ điều kiện khó khăn dẫn đến không có khả năng xử lý rác thải, nước thải của gia đình mình chủ yếu nước thải để tự ngấm ra vườn hoặc xả thẳng ra cống rãnh, kênh, mương.
* Nguồn tiếp cận thông tin
Việc tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động thu gom rác thải và quá trình xử lý rác thải của các nước trên thế giới, trong nước là rất quan trọng. từ thông tin sẽ tác động đến nhận thức và hành động của con người Kết quả điều tra về nguồn tiếp cận thông tin cho thấy: các nguồn tham khảo như ti vi, báo đài, và tập huấn được nhiều phụ nữ tham khảo nhất với tỷ lệ lần lượt là 90%, 64%, và 33.33 %, tỷ lệ phụ nữ có thu nhập giàu và khá họ thường tham khảo qua internet, báo chí; còn đối với phụ nữ có thu nhập nghèo chủ yếu tham gia tập huấn tại địa phương. Như vậy, cán bộ chính quyền địa phương cần tổ chức các tuyên truyền thông qua loa đài, các buổi họp thôn, xóm ở địa phương và có sự giao lưu, chia sẽ giữa các hộ dân.