a. Đặc điểm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Quản lý môi trường nông thôn được thực hiện thông qua tăng cường năng lực cho phụ nữ và cộng đồng để họ tham gia thực sự vào các hoạt động quản lý môi trường nông thôn. Tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, văn hoá, điều kiện kinh tế, địa lý của từng vùng miền khác nhau, mức độ tham gia của người dân vào quản lý môi trường nông thôn ở các cấp độ khác nhau. Các mức độ vai trò của phụ nữ có thể được coi như một tiến trình liên tục và chia thành các cấp độ khác nhau thể hiện vai trò của mình (Phạm Huy Hoàng, 2016).
- Tham gia thụ động: Phụ nữ thụ động tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường nông thôn, không tham dự vào quá trình ra quyết định, xây dựng kế hoạch;
- Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: thông qua việc trả lời các câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu. Phụ nữ không tham dự vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin;
- Tham gia bởi nghĩa vụ hay bị bắt buộc: Thông qua việc đóng góp lao động, tiền hay một số nguồn lực khác. Phụ nữ cho rằng đây là nghĩa vụ họ phải đóng góp. Các hoạt động thường do các tổ chức quần chúng, cán bộ dự án khởi xướng, định hướng và hướng dẫn;
- Tham gia bởi định hướng từ bên ngoài: Phụ nữ tự nguyện tham gia vào các tổ, nhóm do dự án hoặc các chương trình khởi xướng. Bên ngoài hỗ trợ và người dân tự chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định;
- Tự nguyện: Phụ nữ tự khởi xướng về việc xác định, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động phát triển không có sự định hướng từ bên ngoài.
b. Các hình thức thể hiện vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn.
Vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ. Khi tham gia vào quá trình quản lý môi trường nông thôn với sự hỗ trợ của Nhà nước, phụ nữ tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý môi trường nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi
xem xét vai trò của phụ nữ trong các hoạt động quản lý môi trường nông thôn, vai trò của của phụ nữ ở đây được thể hiện: Phụ nữ biết, phụ nữ bàn, phụ nữ đóng góp, phụ nữ làm, phụ nữ kiểm tra, phụ nữ quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người phụ nữ vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với điều kiện, yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới hiện nay (Phạm Huy Hoàng, 2016).
- Phụ nữ biết: là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của phụ nữ về những
kiến thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quản lý môi trường ở nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng môi trường nông thôn. Mặt khác, phụ nữ có điều kiện tham gia hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình, phụ nữ nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi;
- Phụ nữ bàn: Ở đây gồm sự tham gia ý kiến của Hội phụ nữ liên quan đến
kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của phụ nữ trên địa bàn như: bàn luận mở ra một hướng về quản lý môi trường, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính. Trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi;
- Phụ nữ đóng góp: là một yếu tố không chỉ ở phạm trù vật chất, tiền bạc
mà còn ở cả phạm trù nhận thức về quyền sở hữu và tính trách nhiệm, tăng tính tự giác của từng phụ nữ trong cộng đồng. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao động, vật tư tại chỗ hoặc đóng góp bằng trí tuệ;
- Phụ nữ làm: là sự tham gia lao động trực tiếp từ phụ nữ vào các hoạt động phát triển nông thôn như: phụ nữ thực hiện quản lý môi trường ở nông thôn, phụ nữ tham gia quét dọn đường làng ngõ xóm, phụ nữ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phụ nữ với các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Phụ nữ trực tiếp tham gia vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho phụ nữ có việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ.
- Phụ nữ kiểm tra: có nghĩa là thông qua các chương trình, hoạt động có sự giám sát và đánh giá của người dân, để thực hiện các quy chế dân chủ cơ sở của Đảng và Nhà nước nói chung và nâng cao hiệu quả chất lượng công trình. Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ thuật cũng như tài chính.(Phạm Huy Hoàng, 2016)
- Phụ nữ quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà phụ nữđã tham
gia; các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của một tổ chức do hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của phụ nữ tham gia duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng công trình;
- Mọi người cùng hưởng lợi: chính là lợi ích mà các hoạt động mang lại, tuy nhiên cần chia ra các nhóm hưởng lợi ích trực tiếp và nhóm hưởng lợi gián tiếp. Nhóm hưởng lợi trực tiếp là nhóm thụ hưởng các lợi ích từ các hoạt động như thu nhập tăng thêm của của việc thu gom rác thải, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, các kỹ thuật tiên tiến, phòng trừ dịch bệnh và các hoạt động tài chính, tín dụng. Nhóm hưởng lợi gián tiếp là nhóm thụ hưởng thành quả của các hoạt động đó, để hưởng lợi từ mức độ cải thiện môi trường sinh thái, học hỏi nhóm hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình nhân rộng, mức độ tham gia vào thị trường để tăng thu nhập (Phạm Huy Hoàng, 2016).