Vai trò của phụ nữ trong công tác vệ sinh đồng ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 107)

Nội dung Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) - Số phụ nữ thu gom vỏ bao bì, rác thải trên đồng ruộng hàng ngày 12 60,0 15 75,0 17 85,0 44 73,34 - Số phụ nữ thực hiện làm sạch đồng ruộng khi có phát động 4 20,0 3 15,0 3 15,0 10 16,66 -Số phụ nữ không thực hiện 4 20,0 2 10,0 0 0 6 10,00 Tổng 20 100 20 100 20 100 60 100

Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2016) Qua điều tra cho thấy tỷ lệ phụ nữ thu gom vỏ bao bì, rác thải trên đồng ruộng hàng ngày tại xã Văn Đức chiếm tỷ lệ 85,0% là xã sản xuất RAT, do vậy được chọn làm điểm về tiêu chí “Sạch đồng ruộng” từ năm 2014 đến nay, nhận thức được tác hại của dư lượng thuốc còn lại trong vỏ bao bì thuốc BVTV nếu không được thu gom sẽ ngấm vào môi trường nước gây nguy hại cho con người, phụ nữ trong toàn xã luôn đi đầu trong việc vệ sinh đồng ruộng, chị em tự

nguyện thu gom rác thải và tuyên truyền nhân dân cùng thực hiện. Số phụ nữ chỉ tham gia làm sạch đồng ruộng khi có phát động chiếm 16,66% tập trung chủ yếu là phụ nữ kinh doanh và chăn nuôi. Số phụ nữ không tham gia là 10,00% là đi làm ăn xa, con nhỏ, sức khỏe yếu.

* Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác làm sạch đồng ruộng

Việc vứt bừa bãi vỏ thuốc bảo vệ thực vật ngay tại bờ ruộng, kênh mương ở các cánh đồng đã trở thành thói quen của nhiều người dân. Việc làm này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, bởi dư lượng còn sót lại trong các vỏ, bao bì đựng thuốc mà còn có thể gây ra tai nạn cho người dân khi đi làm đồng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Hội LHPN huyện đã triển khai mô hình “Thu gom túi ni lông, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật làm sạch đồng ruộng góp phần xây dựng nông thôn mới”, nhằm nâng cao ý thức trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tạo thói quen tốt trong canh tác cho cán bộ, hội viên phụ nữ. Chủ tịch Hội LHPN xã Văn Đức, Vũ Thị Ngọc cho biết: “Hàng năm, hội viên phụ nữ xã ra quân thu gom bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật. Đến nay, các chị em đã thu gom được gần 900kg vỏ bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật các loại. Đây là công việc đã trở thành thói quen của chị em trong xã, mỗi khi đi phun thuốc đều gom vỏ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật đưa về hố rác quy định. Sau khi thu gom, phân loại, một số vỏ đã được chúng tôi bán phế liệu, góp vào quỹ hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh

khó khăn”. Qua điều tra 41,67% ý kiến cán bộ lãnh đạo từ xã, đến thôn tại 03 xã

đánh giá phụ nữ rất tích cực và đóng vai trò chủ thể, gương mẫu, tiên phong trong việc “Làm sạch đồng ruộng”, 51,64% tích cực, còn lại 6,66% chưa tích cực. Phải nói rằng để có được những cánh đồng sạch không thể thiếu được vai trò của phụ nữ, các chị không quản ngại khó, dễ để góp phần bảo vệ môi trường.

Bảng 4.24. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về vai trò của phụ nữ trong công tác làm sạch đồng ruộng Nội dung Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) - Rất tích cực 2 10,0 8 40,0 15 75,0 25 41,67 - Tích cực 16 80,0 10 50,0 5 25,0 31 51,67 -Chưa tích cực 2 10,0 2 10,0 0 0 4 6,66 Tổng 20 100 20 100 20 100 60 100

4.2.10. Đánh giá của người dân về vai trò của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm. môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Theo kết quả điều tra, sau khi phụ nữ thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường có tới 78,33% số người dân được hỏi cho ý kiến phụ nữ Gia Lâm đã phát huy được vai trò nòng cốt, đi đầu trong công tác quản lý môi trường, tích cực thực hiện các phong trào vệ sinh đường làng ngõ xóm, đặc biệt là mô hình đoạn đường “Phụ nữ tự quản ” đã đem lại hiệu quả thiết thực, nhiều đoạn đường nở hoa, nhiều đoạn đường cây xanh được trồng mới làm cho chất lượng môi trường ngày càng tốt hơn rất nhiều. Số người dân có ý kiến là khi phụ nữ thực hiện làm cho môi trường bị xấu đi hoặc không có ý kiến ở mức rất thấp chỉ khoảng 0 -5,0 %. Đây là những người dân ở gần các bãi tập kết rác nên thường xuyên chịu ảnh hưởng từ rác thải gây ra như: mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước ngầm…

Bảng 4.25. Ý kiến đánh giá của người dân về vai trò của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường nông thôn

Tình hình môi trường Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) - Tốt hơn rất nhiều 16 80,0 16 80,0 15 75,0 47 78,33 - Bình thường 4 20,0 3 15,0 3 15,0 10 16,67 -Xấu đi 0 0 1 5,0 2 10,0 3 5,00 Tổng 20 100 20 100 20 100 60 100

Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2016) Tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí khó trong công tác thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới. Với những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ môi trường trong những năm qua Hội LHPN các cấp đã huy động các nguồn lực, đóng góp công sức nhằm thực hiện hiệu quả trong công tác quản lý môi trường nông thôn. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, phụ nữ thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm, vận động các hộ gia đình cải tạo vườn tạp, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ không bẩn, phát hoang bụi rậm, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM, NỮ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Hiện nay hệ thống quản lý môi trường huyện Gia Lâm được chia thành 3 cấp.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của huyện Gia Lâm - UBND huyện: có chức năng ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; tuyên truyền iaos pháp lụa về bảo vệ môi trường. Riêng hoạt động thu gom giao cho Xí nghiệp môi trường huyện.

- Phòng Tài nguyên và môi trường huyện: Là cơ quan tham mưu việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn, trình ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, lập kinh phí dự toán.

- UBND các xã, thị trấn: Tổ chức triển khai các văn bản của UBND huyện tới các thôn, làng, TDP để tổ chức thực hiện. Đôn đốc, theo dõi kiểm tra tình hình môi trường báo cáo cấp trên để kịp thời giải quyết.

UBND huyện Gia Lâm

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt

từ các nguồn Điểm tập kết rác thải rắn sinh hoạt

Bãi rác Kiêu Kỵ

Bãi rác Lam Sơn UBND các xã,TT Xí nghiệp Môi trường đô thị

huyện Tổ vệ sinh môi trường Tổ thu gom Tổ vận chuyển Tổ xử lý Tổ điều hành xe thu gom

Trên thực tế cơ cấu tổ chức quản lý là như vậy, song còn nhiều bất cập do một số hạn chế về số lượng cán bộ phụ trách môi trường còn thieus và yếu, chưa có cán bộ chuyên trách quản lý môi trường và tài nguyên ở cấp xã. Đồng thời do chưa có cơ chế làm việc rõ rằng nên iệc phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, tình trạng quản lý còn chống chéo, kém hiệu quả. Do vậy cần tiếp tục kiện toàn hệ thống cán bộ phụ trách môi trường ở cấp huyện và cấp xã Đặc biệt là xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách phụ trách môi trường ở cấp xã Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể ở các cấp, phân công quy định rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị để từ đó nâng cao vai trò và trách nhiệm về quản lý môi trường.

4.3.2. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn môi trường nông thôn

Trình độ học vấn đây là yếu tố quan trọng quyết định hành vi của phụ nữ đối với công tác bảo vệ môi trường. Phụ nữ có trình độ khác nhau sẽ có những hành động khác nhau. Phụ nữ có trình độ cao sẽ có những đầu tư về các công nghệ tốt hơn, đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra như: Xây dựng nhà cửa, các công trình vệ sinh hợp lý.

Bảng 4.26. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Nội dung Tiều học THCS THPT – THPT trở lên Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số phụ nữ thực hiện đổ rác

đúng giờ, đúng nơi quy định 9 60 11 73,33 15 75

Số phụ nữ thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nạo vét kênh mương

3 20 5 33.33 7 35

Số phụ nữ thực hiện phân loại

rác tại nguồn 6 40 6 40 10 50

Số phụ đóng góp ngày công

xây dựng hệ thống nước sạch 6 40 7 46,66 10 50

Tổng 15 100 15 100 30 100

Nhìn vào bảng số liệu điều tra cho thấytrình độ học vấn ảnh hưởng nhiều đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường. Phụ nữ có trình độ THPT – THPT trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất về việc đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định chiếm 75%, và thấp nhất là hộ có trình độ tiểu học 60%.Các hoạt động khác như tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, phân loại rác tại nguồn các hộ có trình độ THPT trở lên đều chiếm tỷ lệ cao hơn. Do họ nhận thức được những tác động của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe họ sẽ tích cực tham gia các hoạt động thu gom, xử lý thải.

Như vậy, trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường càng nhiều.

4.3.3. Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trường nông thôn

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ khác nhau thì họ sẽ có những ứng xử khác nhau trong việc thực hiện các hoạt động thu gom rác thải, sử dụng nước sạch, đóng góp tiền, ngày công, đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, dụng cụ lọc nước. Với các hộ có thu nhập cao thì tỷ lệ thực hiện các hoạt động cao hơn các hộ có thu nhập trung bình và các hộ có thu nhập thấp.

Bảng 4.27. Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Nội dung Hộ giàu Hộ khá Hộ nghèo Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số phụ nữ đóng góp tiền cho các

hoạt động bảo vệ môi trường 20 100 21 84,00 0 100

Số phụ nữ đầu tư các dụng cụ

lọc nước 17 85 19 76 1 6,66

Số phụ nữ có nhà vệ sinh, chuồng

trại chăn nuôi hợp vệ sinh 11 55 9 36 2 13,33

Số phụ nữ có điều kiện tiếp cận thông tin về tình hình môi trường qua internet, báo chí, tập huấn.

18 90 16 64 5 33,33

Tổng số 20 100 25 100 15 100

Theo điều tra thì phụ nữ đóng góp tiền cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhóm phụ nữ có thu nhập giàu là 100% và 86,67% phụ có thu nhập khá và thường đóng góp ở mức cao hơn so với quy định, nhóm phụ nữ có thu nhập nghèo không có điều kiện đóng góp chiếm 100%. Vì theo quy định các hoạt động ủng hộ, đóng góp đối với phụ nữ nghèo được ưu tiên không phải tham gia.

Đối với việc đầu tư mua máy lọc nước, xây bể lọc để đẩm bảo nước sạch trong sinh hoạt thì nhóm phụ nữ giàu là 85%, phụ nữ thu nhập khá là 76%. Phụ nữ nghèo đầu tư máy lọc nước chiếm 6,66%, mặc dù nghèo vẩn có 1 phụ nữ sử dụng máy lọc nước vì do tất cả các nguồn nước của họ đã bị ô nhiễm vì vậy để tồn tại họ phải đi vay tiền để sử dụng máy lọc nước.

Như vậy, mức độ thực hiện của phụ phụ nữ trong các hoạt động bảo vệ môi trường đối các hộ có thu nhập khá và giàu có tỷ lệ tham gia vào các hoạt động này cao hơn các hộ nghèo. Đối với hộ nghèo thường là những hộ sức khỏe yếu, đơn thân, tuổi cao, nguồn tiếp cận thông về môi trường ít, thu nhập của hộ không đủ chi phí cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống về ăn, ở, cho nên hộ không quan tâm, tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ điều kiện khó khăn dẫn đến không có khả năng xử lý rác thải, nước thải của gia đình mình chủ yếu nước thải để tự ngấm ra vườn hoặc xả thẳng ra cống rãnh, kênh, mương.

* Nguồn tiếp cận thông tin

Việc tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động thu gom rác thải và quá trình xử lý rác thải của các nước trên thế giới, trong nước là rất quan trọng. từ thông tin sẽ tác động đến nhận thức và hành động của con người Kết quả điều tra về nguồn tiếp cận thông tin cho thấy: các nguồn tham khảo như ti vi, báo đài, và tập huấn được nhiều phụ nữ tham khảo nhất với tỷ lệ lần lượt là 90%, 64%, và 33.33 %, tỷ lệ phụ nữ có thu nhập giàu và khá họ thường tham khảo qua internet, báo chí; còn đối với phụ nữ có thu nhập nghèo chủ yếu tham gia tập huấn tại địa phương. Như vậy, cán bộ chính quyền địa phương cần tổ chức các tuyên truyền thông qua loa đài, các buổi họp thôn, xóm ở địa phương và có sự giao lưu, chia sẽ giữa các hộ dân.

4.3.4. Ảnh hưởng của độ tuổi đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trường nông thôn

Ở độ tuổi khác nhau thì Phụ nữ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cũng khác nhau. Vì lý do điều kiện sức khỏe, kinh tế, thời gian mà chị em sẽ tham gia ở một mức độ nhất định. Qua điều tra đối với 60 phiếu dành cho phụ nữ

có 15 phụ nữ độ tuổi từ 18-30; 15 phụ nữ độ tuổi từ 30-45; 20 phụ nữ ở độ tuổi từ 45-55; 10 phụ nữ ở độ tuổi 55 tuổi trở lên cho thấy:

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 18-30 thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 6,67%, tích cực chiếm 33,33%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ cao 60,00%.

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 30 -45 thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 20,00%, tích cực chiếm 46,66%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ 33,33%

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 45-55 thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 35,00%, tích cực chiếm 55,00%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ 13,33%.

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 55 trở lên thực hiện các hoạt động quản lý môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)