Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát chung về môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà
4.1.3. Khái quát về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, nhận thức vai trò hết sức quan trọng của phụ nữ trong việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước; định hướng đến năm 2020; Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 20 của Đảng bộ huyện, Chương trình số 11 của Huyện ủy khóa 20 về “Xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2015” và Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Gia Lâm giai đoạn 2011-2020. Hội LHPN huyện đã triển khai nhiều các hoạt động bảo vệ môi trường tới các cấp Hội, ký kết Chương trình với Phòng TN-MT về Phối hợp hành động BVMT phục vụ phát triển bền vững, xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia NTM giai đoạn 2011-2015, triển khai đến các cơ sở Hội và chi hội phụ nữ tập trung vào thực hiện các tiêu chí môi trường gắn với các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ công tác trọng tâm tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ xây dựng NTM ở địa phương. Toàn huyện đã tổ chức được hàng trăm buổi tuyên truyền về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong bảo vệ môi trường thông qua sinh hoạt chi bộ, tọa đàm, hội nghị, tập huấn, hội thi, hội diễn.Phối hợp với một số phòng, ban chuyên môn của huyện tổ chức các buổi làm việc chuyên đề như làm việc với Ban chấp hành, chi hội trưởng và một số hội viên nòng cốt của của các xã để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở. Một số hoạt động nổi bật của các cấp Phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường đó là thực hiện có hiệu quả việc đăng ký làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, phong trào “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”, “Phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”; phong trào “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”,“Xây dựng mái ấm tình thương”.Đối với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản” Hội LHPN huyện đăng ký thêm một tiêu chí sạch đó là sạch đồng ruộng và đã chỉ đạo hội phụ nữ cơ sở tổ chức thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cũng như rác thải trên đồng ruộng.
217 305 392 404 925 1568 245 306 495 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2013 2014 2015
Số tổ tự quản của Hội Phụ nữ huyện tổ
Tổng số PN tham gia tổ tự quản người
Đoạn đường tự quản đoạn đường
Biểu đồ 4.1. Vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Nguồn: Báo cáo công tác Hội Phụ nữ huyện (2015) Qua biểu đồ 4.2 cho thấy tổng số tổ tự quản của Hội phụ nữ tăng dần theo từng năm, năm 2014 là 217 tổ năm 2016 là 392 tổ. Tổng số phụ nữ tham gia tổ tự quản cũng tăng mỗi năm một số lượng không nhỏ từ 404 lên 1568 người. Điều đó khẳng định thông qua công tác tuyên truyền vận động đã thu hút được đông đảo phụ nữ tích cực tham gia các tổ chức để cùng góp sức chung tay bảo vệ môi trường. Từ những cán bộ nòng cốt tại cơ sở đã phát huy vai trò tích cực trong việc thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, các mô hình bảo vệ môi trường của phụ nữ như: vệ sinh đường làng ngõ xóm, phát quang, khơi thông cống rãnh…mô hình “Đoạn đường phụ nữ tự quản ” là một trong những mô hình điển hình của Phụ nữ huyện với 245 đoạn đường tự quản năm 2014, đến năm 2016 đã tăng lên 495 đoạn đường, kết quả đó đã khẳng định sự cố gắng của chị em phụ nữ trong những năm qua.