trường nông thôn
Phụ nữ đã có những đóng góp tích cực trong bảo vệ môi trường, đã tạo nhiều thay đổi đối với khu vực nông thôn cũng như thành thị. Bất cứ một quốc gia nào, khi có ô nhiễm môi trường xảy ra thì tình trạng sức khỏe cũng như cuộc sống của người dân đều bị ảnh hưởng, mà phụ nữ và trẻ em là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, do vậy mà phụ nữ sẽ có những hành động khác nhau với quá trình này. Song những hành động đó lại phụ thuộc vào các yếu tố:
2.1.4.1.Trình độhọc vấn của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Đây là yếu tố khá quan trọng, trình độ của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn theo thống kê cũng cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa biến số trình độ học vấn với mức độ tham gia vào hoạt động thu gom, phân loại và xử lý rác thải ở nông thôn, học thức không cao sẽ làm theo bản năng tập quán và làm theo kinh nghiệm. Kết quả này cũng được phản ánh trong các thông tin định tính (Nguyễn Thị Thủy, 2015).
2.1.4.2. Nhận thức và hành vi của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Những người phụ nữ nhận thức được tầm quan trọng của mình trong hoạt động quản lý môi trường sẽ có xu hướng tham gia và vận động những người khác trong cộng đồng cùng tham gia tích cực hơn trong các hoạt động này. Một phát hiện khác được đưa ra là không phải những người nhận thức đúng sẽ có hành vi đúng. Biểu hiện là nhiều người nhận thấy những khó khăn của công tác quản lý môi trường do thiếu nguồn tài chính nhưng lại e ngại và không muốn đóng thêm phí. Rõ ràng, tồn tại khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của người phụ nữ (Nguyễn Thị Thủy, 2015).
2.1.4.3. Điều kiện kinh tế tài chính của phụ nữ
Những năm gần đây nhân dân trong huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết, kiên cường cách mạng, chủ động sáng tạo phát huy những tiềm năng, lợi thế và nguồn lực của địa phương. Tăng trưởng kinh tế của người dân nông thôn tuy đã có sự phát triển nhưng chưa thật sự vững chắc, sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, quan hệ hợp tác trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Công nghiệp, TTCN và dịch vụ chưa khai thác tối ưu các tiềm năng phát triển của địa phương. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội - Môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Trong khi đó môi trường, nguồn nước đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng. Trên thực tế cho thấy, phụ nữ có ngành nghề khác nhau, có những thu nhập khác nhau thì sẽ có tham gia khác nhau về vấn đề ô nhiễm môi trường đang xảy ra (Nguyễn Thị Thủy, 2015).
Thu nhập được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập tăng thì nhu cầu về chất lượng môi trường của con người cao hơn so với khi có mức thu nhập thấp. Vì vậy người phụ nữ có thu nhập cao sẽ có những hành động để bảo vệ cuộc sống của mình nhiều hơn như sử dụng nước sạch, xây nhà cao cổng kín tường, đầu tư cho hệ thống chuồng trại trong chăn nuôi tốt hơn, có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ, khoa học trong sản xuất nông nghiệp. Ngược lại những người phụ nữ có thu nhập thấp thì họ có hoạt động khác để bảo vệ cuộc sống của mình.
2.1.4.4. Độ tuổi của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
Ở các nhóm tuổi sẽ có những sự khác nhau quan trọng như: sức khỏe, nhận thức, ý thức, trách nhiệm, thời gian dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường của mỗi phụ nữ cũng khác nhau. Phụ nữ ở độ tuổi 18-30, mặc dù có sức khỏe, có
khả năng tiếp cận thông tin về môi trường kịp thời, song lại bận học tập, kiếm tiền phụ giúp gia đinh, nên thời gian tham gia các công việc tại gia đình và khu dân cư không nhiều. Phụ nữ ở độ tuổi 30-45 đây là độ tuổi chị em vừa phải lo kinh tế, chăm sóc con nhỏ, chăm lo gia đình, nhiều vấn đề của cuộc sống, nhiều sự lo toan khiến chị em không thực hiện được các công việc như tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, tham gia tập huấn, tiếp cận thông tin. Phụ nữ ở động tuổi từ 45-55 thường có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như công tác xã hội do vậy mà họ ý thực được tầm quan trọng của môi trường, mức độ nguy hại rác thải gây ra, từ đó học sẽ tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động để BVMT. Phụ nữ ở độ tuổi 55 tuổi trở lên có nhiều thời gian rảnh dỗi nên họ luôn là những người rất nghiêm tục thực hiện các quy ước, hương ước, nội quy về công tác vệ sinh môi trường ở khu dân cư (Nguyễn Thị Thủy, 2015).
2.1.4.5. Vai trò của phụ nữ, người dân và các tổ chức xã hội
Vai trò của phụ nữ và quần chúng là yếu tố chủ yếu, là một trong những thành tố chính của sự phát triển cộng đồng. Vai trò của phụ nữ và người dân là phương tiện hữu hiệu để huy động nguồn lực địa phương, tận dụng năng lực và tính sáng tạo của phụ nữ để tổ chức các hoạt động hoàn thành tiêu chí môi trường. Nó giúp xác định nhu cầu của phụ nữ được sát đáng (phụ nữ cần), sự nhận thức của phụ nữ đầy đủ và rộng rãi (phụ nữ biết), dân chủ động tham gia góp ý xây dựng (phụ nữ bàn), phụ nữ tự đứng ra góp công, góp của xây dựng cùng với sự tham gia hướng dẫn của tổ chức Hội (phụ nữ làm), vì là công trình của phụ nữ, do phụ nữ tự bỏ công xây dựng nên người phụ nữ sẽ là người trực tiếp và tự kiểm tra bảo vệ công trình của mình (phụ nữ kiểm tra), vì lợi ích trực tiếp của chính mình (phụ nữ hưởng lợi).
2.1.4.6. Cơ sở hạ tầng và công nghệ của nông thôn
Không phải mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại đều mang lại tác động tốt, mà bên cạnh đó nó còn tạo nhiều tác động ngược tới môi trường do phá vỡ sự ổn định, cân bằng của mô hình sinh thái tự nhiên. Vì thế trong quá trình thực hiện công tác quản lý môi trường cần đánh giá tác động của từng công trình và công nghệ tới môi trường để có quyết định đầu tư, xây dựng đúng đắn.
2.1.4.7. Công tác chỉ đạo của cán bộ chính quyền địa phương
Một chính sách tốt, một cách thức tuyên truyền về mức độ độc hại mà rác thải gây ra cho cuộc sống tốt, sẽ làm người dân nhận thức được sự nguy hại đó; từ đó có ý thức bảo vệ môi trường trong bản thân mỗi con người sẽ được nâng cao.
Để làm được điều đó, công tác chỉ đạo của cán bộ chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng. Thông qua việc chỉ đạo thực hiện các tiêu chí của phong trào
“Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào: “Toàn dân tham gia
bảo vệ môi trường”,“Ngày môi trường thế giới”, tạo thành phong trào trên địa bàn
có tác dụng tích cực, thường xuyên nhắc nhở người dân ý thức, thói quen bảo vệ môi trường, xây dựng môi nông thôn xanh, sạch, đẹp, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, quy hoạch nghĩa trang, bãi xử lý rác, triển khai các hoạt động bảo vệ và phát triển nông thôn bền vững (Phạm Huy Hoàng, 2016).
Công tác chỉ đạo được áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể
Đối với các cơ quan, đơn vị, trường học: Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, bảo vệ môi trường nơi công cộng, trường lớp, chỗ ở, nơi làm việc; thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động, thuyết phục người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, phát động và làm nòng cốt trong các phong trào bảo vệ môi trường (Phạm Huy Hoàng, 2016).
Đối với khu công nghiệp: Khu công nghiệp hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hệ thống này được kiểm định, đánh giá theo quy chuẩn môi trường hiện hành.Các cơ chế này có ảnh hưởng lớn tới tình hình thực hiện mục tiêu về môi trường tại địa phương, nó đem lại tác động về kinh tế xã hội và cơ bản là môi trường nông thôn.
Đối với thôn, làng, TDP: Thành lập các tổ vệ sinh môi trường, thường xuyên thu gom rác thải của các hộ gia đình, làm sạch đường làng ngõ xóm. Nguồn kinh phí chi trả cho người lao động sẽ chủ yếu được thu từ các hộ dân, các cá nhân phát sinh rác thải và các nguồn đóng góp, hỗ trợ khác. Xe chở rác được Thành phố hỗ trợ còn lại là tự trang bị thêm xe trở rác để đáp ứng hoạt động vệ sinh môi trường.
Đối với hộ gia đình: Việc lồng ghép quản lý vệ sinh môi trường trong việc đánh giá “Gia đình văn hóa”. Sẽ thúc đẩy cho quá trình đảm bảo vệ sinh môi trường tại các khu dân cư.
2.1.4.8. Vai trò của các bên liên quan trong hoạt động quản lý môi trường
Từ thực tế cho thấy, vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của người dân mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình đó. Các bên liên quan ở đây bao gồm.
- Nhóm công nhân vệ sinh môi trường: Các xử lý thống kê định lượng đã chỉ ra mối liên hệ thuận chiều giữa mức độ tham gia của công nhân vệ sinh môi trường và của người dân trong hoạt động phân loại và hoạt động thu gom rác thải, nghĩa là công nhân vệ sinh môi trường tham gia càng tích cực tham gia bao nhiêu thì người dân sẽ tham gia tích cực bấy nhiêu (Phạm Huy Hoàng, 2016).
- Các tổ chức đoàn thể xã hội: Đoàn thể xã hội có vai trò động viên người dân thực hiện các quy định về phân loại và thu gom rác, chất thải. Trong các đoàn thể xã hội tại cộng đồng, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Mặt trận Tổ quốc là những đoàn thể tham gia tích cực, trong khi đó hội viên phụ nữ thể chưa thể hiện được vai trò thúc đẩy và huy động người dân tham gia quản lý môi trường nông thôn.
- Nhóm người thu mua phế liệu: Một trong các cách phân loại rác thải được
nhiều người dân lựa chọn là lọc ra những chai lọ nhựa, báo bìa để đem bán cho người thu mua phế liệu. Câu hỏi đặt ra là nếu không có nhóm thu mua phế liệu thì người dân có lọc ra những loại rác có thể tái chế không? Và nếu lọc ra rồi thì họ sẽ xử lý như thế nào tiếp theo? Rõ ràng, nhóm thu mua phế liệu không chính thức này không chỉ có vai trò quan trọng trong cả hệ thống quản lý rác thải mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến hành vi phân loại rác thải của người dân đô thị hiện nay.
- Thông tin, truyền thông: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
như loa, đài phát thanh của xã, huyện và các cuộc tập huấn kĩ thuật sản xuất, kiến thức phục vụ đời sống nhân dân ở cơ sở lồng ghép với nội dung phổ biến quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, huyện về phát triển nông nghiệp bền vững. Tổ chức tuyên truyền thông qua các tờ rơi về môi trường. Tuyên truyền phổ biến các biện pháp thu gom, xử lý rác thải, nước thải, chất thải chăn nuôi. Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Đối với những người làm quản lý, biện pháp để nâng cao nhận thức về môi trường là tổ chức các lớp tập huấn cho những đối tượng là cán bộ chủ chốt và ban ngành đoàn thể của huyện, xã đến trưởng thôn khu dân cư. Nội dung tập huấn đi sâu vào vai trò của môi trường, bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững, các nội dung kinh tế xã hội không thể tách rời những nội dung về bảo vệ môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt; nếu không có những biện pháp bảo vệ môi trường ngay từ lúc này thì phải trả giá đắt trong tương lai (Phạm Huy Hoàng, 2016).
Đối với những người dân thì nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, dể nắm bắt như ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng, sản xuất
nông nghiệp. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như xử lí chất thải, sản xuất sạch hơn và học hỏi kinh nghiệm tốt ở các vùng khác, các xã khác.