Nội dung điều tra
Ý kiến phụ nữ Ý kiến cán bộ Số lượng điều tra 60 Tỷ lệ (%) Số lượng điều tra 60 Tỷ lệ (%) 1.Hình thức tuyên truyền - Hình thức đa dạng 45 75,00 45 75,00 - Hình thức không đa dạng 10 16,66 10 16,66 - Không đánh giá 5 8,33 5 8,33
2. Nội dung tuyên truyền
- Nội dung rõ ràng 50 83,34 40 66,66
- Nội dung không rõ ràng 10 16,66 20 33,33
3. Về huy động kinh phí
- Linh hoạt 46 76,66 25 41,66
- Đã hợp lý 11 18,33 15 25,00
- Còn chưa hợp lý 3 5,0 10 16,66
Nguồn: Tổng hợp ý kiến điều tra (2016) Bên cạnh những kết quả đạt được, vai trò của phụ nữ trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân tham gia quản lý môi trường ở một số cơ sở còn chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao. Ở một số địa phương, nhận thức của phụ nữ về ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế, thiếu chủ động trong việc tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường. Một số ít nơi chưa tạo sự đồng thuận trong các phong trào tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thực hiện các quy định về thu gom rác. Chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý môi trường nông thôn còn nhiều hạn chế công tác phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể trong tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia xây dựng bảo vệ môi trường có lúc, có việc chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Có thể khẳng định, phong trào phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường đã thực sự đi vào đời sống và đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân; khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của chị em phụ nữ trong việc thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường.
4.2.2. Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở nông thôn thải sinh hoạt ở nông thôn
4.2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong thu gom rác thải sinh hoạt
* Vai trò của phụ nữ trong phân loại rác thải sinh hoạt
Trong đời sống sự đa dạng về sản phẩm hàng hoá để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đã làm cho rác thải trở nên đa dạng về chủng loại và khó phân
huỷ dẫn tới ô nhiễm môi trường. Do đó, cần làm tốt công tác xử lý rác thải để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, mà việc làm trước hết là phải làm tốt công tác phân loại rác thải tại nguồn. Vấn đề phân loại rác thải tại các hộ gia đình hay nói cách khác phân loại chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt môi trường và kinh tế, xã hội.
Theo kết quả điều tra có 43,33% (26/60) số hộ điều tra tiến hành phân loại RTSH. Tuy nhiên việc phân loại cũng chỉ diễn ra ở mức độ đơn giản chủ yếu theo tiêu chí thức ăn thừa để riêng, rác tái sử dụng để riêng còn tất cả cho vào một chỗ. Các kim loại, chai thủy tinh, lon bia, người dân tích lại sau đó đem bán cho những người thu mua phế liệu. Rác thải có thể tái chế sẽ được thu mua để phục vụ công tác tái chế. Hình thức tái chế, tái sử dụng không những mang lại hiệu quả trong công tác BVMT mà còn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ với các hộ gia đình hiện nay.