3.1.3.1. Sơ lược về phụ nữ huyện Gia Lâm
Ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào, dân tộc nào phụ nữ cũng giữ vai trò trọng yếu trong việc sáng tạo, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng lên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Tiếp nối truyền thống đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội. Phụ nữ chiếm hơn 50% dân số, gần 50% lực lượng lao động, tổng thời gian làm việc của phụ nữ cao hơn nam giới rất nhiều. Phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển chung của nhân loại. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này.
Phát huy truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, phụ nữ huyện Gia Lâm là những người chịu thương, chịu khó tích cực tham gia lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình và tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Nhận thức được vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình thật sự no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Họ luôn quan tâm, chăm sóc đến từng thành viên trong gia đình và là lao động chính trong sản xuất nông nghiệp của các hộ ở nông thôn thực sự trở thành người nông dân tích cực góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế- xã hội. Nhiều phụ nữ đã là những chủ cơ sở sản xuất, chủ trang trại ở nông thôn. Tuy nhiên, trong cách nhìn nhận và tạo điều kiện để cho phụ nữ phát huy tốt vai trò của mình trong gia đình và trong xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Gia Lâm vẫn chưa được quan tâm đúng mực, đa số phụ nư vẫn là những người chịu thua thiệt và không được đánh giá đúng về vai trò của mình. Nhiều chị em phụ nữ âm thầm cam chịu, ngày ngày sống và lao động rất vất vả, không dám nói lên những suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình và tổ chức mà mình tham gia một phần do nhận thức, sợ mâu thuẫn với gia đình. Trên địa bàn huyện hiện có 61.270 phụ nữ, trong đó phụ nữ nông thôn chiếm trên
70% so với tổng số phụ nữ trên địa bàn huyện, lao động nữ trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm 80% tổng số lao động nữ trên địa bàn huyện. Tỷ lệ phụ nữ có trình độ từ Trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên còn thấp tập trung ở trong các lĩnh vực Giáo dục, y tế, khu vực hành chính sự nghiệp và một số cơ quan, đơn vị đòi hỏi có trình độ chuyên môn. Điều đó làm cho khả năng tiếp cận với thông tin, khoa học của chị em bị hạn chế, nhận thức về các vấn đề xã hội còn chậm, ở một số nơi phụ nữ chưa phát huy được vai trò của mình trong cuộc sống, thụ động, ngại tham gia các hoạt động xã hội. Để khắc phục những tồn tại đó, cấn có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương để xây dựng hình ảnh “Phụ nữ Gia Lâm Đảm đang- Thanh lịch” (Báo cáo Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Gia Lâm, 2016).
3.1.3.2. Tổ chức bộ máy Phụ nữ huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
* Tổ chức bộ máy Hội liên hiệp phụ nữ huyện Gia Lâm gồm 3 cấp: Ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ huyện; xã, thị trấn và chi hội phụ nữ.
Các cấp Hội thực hiện vai trò nòng cốt trong đoàn kết, vận động phụ nữ tổ chức các hoạt động phát huy tiềm năng, quyền làm chủ của phụ nữ.
+ Tập hợp các tầng lớp phụ nữ. Phát động các phong trào, cuộc vận động với các hình thức phù hợp, thiết thực để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thuận trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
+ Tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
+ Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ
+ Nâng cao nhận thức của phụ nữ về vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Động viên phụ nữ phát huy tự tin, chủ động tiềm năng, thế mạnh (Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2014).
3.1.3.3. Một số kết quả nổi bật của phụ nữ huyện Gia Lâm trong công tác quản lý môi trường giai đoạn 2010-2015
+ Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện: Cùng với các cấp, các nghành, các tổ chức đoàn thể, phụ nữ huyện Gia Lâm đã xây dựng các mô hình cụ thể phù hợp với đặc thù của địa phương và tổ chức phát động các nội dung của phong
trào thi đua đến tận hội viên, giáo dục xây dựng người phụ nữ Gia Lâm “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch” gắn với thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng, thiết thực, dễ hiểu như: hội thi hội diễn, tập huấn,tọa đàm, giao lưu. Phong trào đã cổ vũ, động viên khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống phụ nữ cần cù, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó quyết tâm thực hiện phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào "Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng".
+ Kết quả thực hiện các phong trào thi đua: Từ công tác tuyên truyền, vận động của các cấp Hôi đã thu hút toàn thể hội viên, cán bộ và nhân dân tích cực tham gia. Bằng sự quyết tâm trong chỉ đạo, sự hưởng ứng nhiệt tình toàn thể phụ nữ trong toàn huyện, những năm các cơ sở hội đã duy trì nền nếp tổng vệ sinh sáng thứ bảy hằng tuần; tổ chức ra quân tổng vệ sinh tại các điểm phức tạp về vệ sinh môi trường, quét rác, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm. Bên cạnh đó, các cấp hội còn tích cực thực hiện CVĐ “05 không, 03 sạch” là: Gia đình không đói nghèo, Gia đình không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, Gia đình không có bạo lực gia đình, Gia đình không sinh con thứ 3, gia đình không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Nhận thức được cuộc vận động đem lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chị em đã tích cực tham gia thực hiện 374 đoạn đường tự quản, 27 đoạn đường nở hoa và 64 đoạn đường cây xanh, 91 đoạn đường Xanh- Sạch – Đẹp, tổ chức trồng hoa và gắn biển tại 02 vòng xuyến cầu vượt Phú Thụy- Dương Xá, Dương Xá – Kiêu Kỵ trị giá 138 triệu đồng. Điển hình trong thực hiện đoạn đường phụ nữ tự quản phải kể đến đoạn đường hoa mười giờ tại thôn Đại Bản xã Phú Thị và thôn 4 xã Đông Dư. Đến nay, nhiều đoạn đường trên địa bàn huyện đã trở nên thông thoáng và sạch đẹp, thực sự là những "đoạn đường nở hoa". Từ đặc điểm tình hình của Huyện, năm 2014 phụ nữ đăng ký và tổ chức phát động tiêu chí thứ 04 “Sạch đồng ruộng”, xây dựng “Tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng phát thải trên đồng ruộng” đã tổ chức ra quân nhặt vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trên đồng ruộng được 1.026 kg, mô hình “Tuyến phố Sáng, Xanh, Sạch” tại Thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ, mô hình “Tổ phụ nữ 03
sạch”, nhân rộng mô hình CLB hạn chế sử dụng túi Nilon, tổ chức 7 lớp dạy gấp túi giấy cho hội viên. Phát huy vai trò của phụ nữ trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng thói quen sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch đẹp, tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm. Có thể khẳng định, Phụ nữ là nhân tố tích cực góp phần làm cho địa bàn huyện Gia Lâm sạch, đẹp hơn. Từ phong trào thi đua xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như: Chị Đào Thu Trang hội viên phụ nữ xã Dương Xá là gương người tốt- việc tốt cấp Thành phố năm 2014, Chị Nguyễn Thị Hồng chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn Phù Đổng 3 xã Phù Đổng được vinh dự là đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc năm 2015.
Để ghi nhận những thành tích của Phụ nữ của Huyện, giai đoạn 2010-2015, Phụ nữ huyện Gia lâm đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, 2 lần được Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen, 3 lần được UBND TP tặng Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua. để đạt được thành tích đó là nhờ có sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trong toàn huyện quyết tâm xây dựng huyện Gia Lâm “Sáng- Xanh- Sạch- Đẹp” (Báo cáo kết quả công tác Hội LHPN huyện, 2016).
* Thuận lợi
Huyện Gia Lâm đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, hình thành các khu trung cư, đô thị mới, nên dân số tăng, đời sống nhân dân được cải thiện. Với tiềm lực kinh tế phát triển như hiện nay huyện Gia Lâm đã chủ động trong việc quản lý môi trường, xây dựng các bãi rác thải tập trung ở từng xã, thị trấn tạo điều kiện cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hằng ngày.
- Cấp huyện đã có các quy hoạch tổng thể về quản lý chất thải, nguồn kinh phí đầu tư cho các công trinh xử lý rác thải ngày càng được qua tâm. Sự nhiệt tình, trách nhiệm với công việc của toàn thể đội ngũ cán bộ phụ nữ từ huyện đến cơ sở sẽ góp phần thực hiện tốt công tác quản lý môi trường ở nông thôn.
- Các cấp chính quyền cũng chủ động trong việc kêu gọi quần chúng nhân dân chủ động tích cực tham gia bảo vệ môi trường, thành lập được các tổ, đội hoặc các HTX môi trường tập trung thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt.
* Khó khăn
Trong vài năm gần đây Gia Lâm có sự phát triển về mọi mặt nhưng đáng chú ý nhất là sự phát triển các khu chung cư, đô thị mới. Do vậy đã đẩy nhanh
quá trình đô thị hóa. Đô thị hoá nhanh là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một vùng, làm cho đời sống kinh tế của nhân dân có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn chế đó là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường đô thị hiện nay.
- Cùng với đà phát triển của huyện rác thải ngày cũng tăng rất nhanh, khó kiểm soát. Nhưng chính quá trình phát triển chung của đất nước huyện Gia Lâm cũng không là một ngoại lệ, có tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường do rác thải sinh hoạt.
- Ý thức người dân trong việc thực hiện các quy định về về sinh môi trường chưa cao: chưa đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, xả rác bừa bãi ra đường phố, ngõ xóm, ao hồ và nơi công cộng; Chưa thực hiện việc giảm thiểu lượng rác và phân loại rác tại nguồn; Chưa thực hiện đúng quy định nộp phívệ sinh, tạo ra áp lực lớn trong quản lý môi trường nói chung và môi trường nông thôn nói riêng. Rác thải đã ảnh hưởng đến môi trường rất nhiều, gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất, gây mất vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến nét đẹp cảnh quan đô thị,nếp sống văn hóa của nhân dân, gây ảnh hưởng đến môi trường không khí.
- Dân số cơ học tại một số địa bàn rất biến động, nhất là thị trấn Trâu Quỳ do số lượng tạm trú nhiều, chủ yếu là sinh viên của Học viện nông nghiệp Việt Nam. Do vậy công tác thống kê nhân khẩu và thu phí vệ sinh gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình không nộp phí do chỉ ở tạm trong thời gian ngắn.
- Hạ tầng giao thông chật hẹp, chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường chưa có vỉa hè, thoát nước, chiếu sáng, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả thực hiện duy trì vệ sinh môi trường, khó khăn trong việc cơ giới hóa công tác thu gom rác. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Gia Lâm đã tích cực chỉ đạo, triển khai công tác quản lý và vệ sinh môi trường nông thôn đến các cơ quan, đơn vị; đến các xã, thôn, người dân và đặc biệt là các chị em phụ nữ sẽ là nguồn lực đóng vai trò chủ đạo, bước đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đạt theo kế hoạch chung của Thành phố. Ban chỉ đạo huyện đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ thực công tác quản lý và vệ sinh môi trường nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện; để tiếp tục đẩy mạnh vai trò phụ nữ trong việc quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn, của cán bộ, hội viên các cấp trong việc quản lý môi trường nông thôn tại 3 xã: Phù Đổng (thuộc cụm Bắc Đuống), Phú Thị (thuộc cụm Nam Đuống), Văn Đức (thuộc cụm Sông Hồng) đại diện cho các vùng đặc thù khác nhau của nông thôn ở huyện Gia Lâm.
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
3.2.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Xây dựng hệ thống bảng, biểu và câu hỏi để phỏng vấn và thu thập các số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu là các báo cáo, các văn kiện, sách báo, các số liệu tổng hợp tình hình của các cơ quan chức năng các phòng, ban, ngành của các xã, thị trấn điều tra thuộc huyện và một số số phòng ban, ngành, đoàn thể của huyện nhằm tập hợp số liệu về tình hình chung của huyện và số liệu phụ nữ tham gia hoạt động quản lý môi trường nông thôn để phân tích, so sánh sự biến động.
Để có được số liệu chúng tôi sẽ thiết kế bảng câu hỏi sẽ tập trung vào một số vấn đề sau:
- Thông tin Quy chế, quy định trong công tác quản lý quản lý môi trường nông thôn.
- Thông tin Hệ thống tổ chức công tác quản lý trật tự môi trường nông thôn. - Thông tin Quản lý quản lý môi trường nông thôn theo quy hoạch.
- Thông tin Thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong quản lý môi trường nông thôn.
- Thông tin Công tác tuyên truyền quản lý trật tự môi trường nông thôn. - Thông tin Nhận thức và hiểu biết của người dân về quản lý môi trường nông thôn.
- Thông tin Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý môi trường nông thôn.
- Thông tin Sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. - Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các thống kê liên quan