Vai trò của phụ nữ trong xử lý nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 95 - 96)

Hình thức xử lý Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức Tổng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

I.Nước thải từ nhà tắm, nấu ăn

- Để tự ngấm ra vườn 4 20,0 12 60,0 6 30,0 22 36,66

-Xả trực tiếp ra môi trường 15 75,0 6 30,0 12 60,0 33 55,00 - Xử lý qua 2 bể lọc rồi

cho chảy ra môi trường 1 5,0 2 10,0 2 10,0 5 8,33

II.Nước thải từ nhà vệ sinh - Xử lý qua bể tự hoại

cho chảy ra môi trường 12 60,0 11 55,0 12 60,0 35 58,34

- Ủ làm phân 5 25,0 3 15,0 3 15,0 11 18,33

-Xử lý qua bể lọc 2 hoặc 3 ngăn rồi chảy ra ống,rãnh.

2 10,0 4 20,0 2 10,0 8 13,33

-Xả trực tiếp ra môi

trường 1 5,0 2 10,0 3 15,0 6 10,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Nước thải từ sinh hoạt từ tắm, rửa, giặt thường có hóa chất ăn mòn, có tính kiềm, khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Do vậy phần lớn các hộ gia đình được điều tra để tự ngấm ra vườn là 36,66% đây là những phụ nữ có vườn rộng nên để nước tự ngấm và phân hủy ngay trong vườn. Xả trực tiếp ra cống, rãnh, kênh mương là 55,00% vì nước thải có hóa chất nên phần lớn phụ nữ không tận dụng để tưới cây được, diện tích vườn lại hẹp. Hình thức xử lý qua 2 bể lọc rồi được xả ra môi trường chiếm tỷ lệ 8,33% đây là hình thức cần có diện tích đất và đầu tư xây bể do đó không thuận tiện và không phải phụ nữ nào cũng có điều kiện xây bể. Để đạt chuẩn nước thải sau khi thải ra môi trường phải qua bể lọc 2-3 ngăn xong trên thực tế đối với nông thôn hiện nay vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. b. Nước thải từ nhà vệ sinh

Hiện nay tại các xã điều tra có hai kiểu nhà tiêu là nhà tiêu kiểu cũ có 01 ngăn ủ phân không dội nước, kiểu thứ hai là nhà tiêu mới xây có hệ thống phân hủy tự hoại hai hoặc ba ngăn

Qua điều tra nhà tiêu có 01 hố ủ phân chiếm tỷ lệ 18,33%, tập trung ở 03 xã chủ yếu là các hộ điều kiện kinh tế còn khó khăn, có nhu cầu lấy phân bón cho cây trồng. Trong khi đó nhà tiêu tự hoại chiếm 58,34 % vì với mô hình nhà tiêu tự hoại vừa không tốn diện tích đảm bảo mỹ quan và không gây ô nhiễm môi trường, nước thải nhà vệ sinh sau khi được xử lý qua bể lọc sẽ tự chảy ra môi trường. Hiện nay nhà tiêu tự hoại được sử dụng rộng rãi và đảm bảo vệ sinh.

Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ nữ có diện tích ở chật hẹp, điều kiện kinh tế khó khăn, không có nhu cầu lấy phân và sống gần kênh mương đã để xả trực tiếp ra kênh mương, cống rãnh làm ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất ảnh hưởng trực đến cuộc sống của họ và những người xung quanh.

4.2.4.2. Vai trò của phụ nữ trong xử lý nước thải chăn nuôi

Nước thải trong chăn nuôi được hình thành trong quá trình cho ăn, dội, rửa chuồng, nước tiểu của vật. Chất thải của vật nuôi có thể được phân loại triệt để bằng cách hót phân ủ nóng, còn nước tiểu sẽ chảy xuống hố, hay hình thức trộn phân, nước tiểu lẫn nhau. Sau khi qua hố ủ sẽ cho ra nước thải chăn nuôi. Nước thải này có thể được xử lý bình Bioga hay qua hố ủ rồi thải ra ngoài môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)