Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 49 - 54)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Theo UBND huyện Bát Xát (2019), huyện Bát Xát có 1 thị trấn và 21 xã nông thôn, được chia làm 3 vùng rõ rệt, vùng 1 gồm (thị trấn Bát Xát, Bản Qua và Quang Kim); vùng 2 gồm (Bản Vược và Mường Vi); vùng 3 gồm 16 xã đặc biệt

khó khăn với 163 thơn đặc biệt khó khăn. Trong khi đó các xã có điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực khác nhau nên để đánh giá thực trạng công tác xây dựng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện, tác giả tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên các hộ dân thuộc 3 vùng đại diện để thu thập và phân tích số liệu.

- Vùng 1: thị trấn Bát Xát - Vùng 2: xã Bản Vược - Vùng 3: xã Pa Cheo

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những thơng tin rất quan trọng để phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp với mục tiêu của đề tài. Các thông tin thu thập gồm:

- Các định hướng về phát triển nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai:quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam của Chính phủ; quy hoạch phát triểnnguồn nhân lực tỉnh Lào Cai.

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình phát triển nguồn nhân lực huyện Bát Xát: quy hoạch phát triển nhân lực; số liệu về quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực được tập hợp từ các báo cáo thống kêcủa Sở LĐTBXH tỉnh tỉnh Lào Cai, Sở Nội vụtỉnh Lào Cai...

- Kế thừa kết quả của đề tài đã nghiên cứu về xây dựng nguồn nhân lực; số liệu của các cuộc điều tra đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh; sốliệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

2.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành điều tra, thu thập số liệu là người dân thuộc lực lượng lao động thuộc các xã nghiên cứu, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Thơng tin mới có liên quan của đề tài được thu thập từ việc điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thông qua hệ thống bảng câu hỏi điều tra. Tác giả sử dụng thang đo Likert để xây dựng bảng hỏi.

Thang đo Likert là loại thang đo thườngđược sử dụng trong nghiên cứu kinh tế-xã hội. Đây là loại thang đo do Rennis Likert giới thiệu. Căn cứ vào đặc điểm nghiên cứu, các thông tin thu thậpđược chủ yếu là các thơng tin định tính. Do đó,tác giả đã sử dụng thang đo Likert để lượng hóa các thơng tin định tính thành các thơng tin định lượng để thuận tiệncho việc nghiên cứu. Theo đó, tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ, với mức 5 là “Hoàn toàn đồng ý” và mức 1 là “Hồn tồn khơng đồng ý”.

Thu thập số liệu mới thông qua điều tra hộ theo mẫu phiếu thiết kế, điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Số mẫu điều tra trên địa bàn huyện được tính theo cơng thức Slovin với cách chọn mẫu ngẫu nhiên:

n = N

1 + Ne2

Trong đó: n: số mẫu điều tra

N: tổng số nhân lực trên địa bàn huyện Độ tin cậy 95% với e = 0,05

Tổng số mẫu điều tra được phân bố ở bảng 2.1. Tác giả điều tra nguồn nhân lực về trình độ văn hố, chun mơn, sức khoẻ… qua đó so sánh tình hình số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực cũng như đào tạo, nhu cầu đào tạo củanguồn nhân lựctrong 3 xã. Do đối tượng điều tra là nguồn nhân lựcsống ở nơng thơn nên tính đồng nhất rất cao. Số lượng mẫu điều tra được lấy từ các mẫu của cuộc điều tra trước đã có ở huyện. Các xã, thị trấn được lựa chọn thuộc 3 vùng đại diện cho huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Bảng 2.1. Phân bổ mẫu điều tra tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

ĐVT: Người

Tổng số nhân lực Số nhân lực điều tra

Thị trấn Bát Xát 4.969 370

Xã Pa Cheo 3.365 357

*Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA)

Mục đích của PRA là nhằm giúp cho người nghiên cứu nắm được các thông tin về địa bàn nghiên cứu. PRA mang tính thăm dị được sử dụng ở giai đoạn đầu nghiên cứu lên kế hoạch nhằm đưa ra hướng giải quyết sơ bộ sau đó kiểm nghiệm bằng việc nghiên cứu tiếp theo. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích lơi cuốn người dân cùng tham gia chia sẻ thảoluận.

Số liệu được thu thập thông qua sử dụng phương pháp PRA, điều tra qua phỏng bằng phiếu điều tra hộ. Các thông tin được thu thập liên quan đến tình hình thực tế của hộ nơng dân như: tình hình số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, tình hình sử dụng, đào tạo và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của các hộ, nhóm hộ... Ngồi ra cịn sử dụng phương pháp PRA để phỏng vấn thu thập thông qua một số cán bộ chủ chốt tham gia thực hiện, chỉ đạo chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Trưởng phòng, chủ tịch xã, cán bộ phòng lao động thương binh xã hội...).

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thơng tin

Tổng hợp thơng tin là q trình hỗ trợ cho phân tích thơng tin để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

- Tài liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm là: (i) Những tài liệu lý luận; (ii) Những tài liệu tổng quan về thực tiễn nói chung;(iii) Những tài liệu của địa phương.

- Tài liệu sơ cấp: Mỗi loại mẫu được khảo sát theo bảng câu hỏi yêucầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu điều tra xử lý bằng phần mềm Excel. Cụthể:

+ Kiểm tra phiếu điều tra: tiến hành sau khi thu thập số liệu tại địa bàn nghiên cứu, bổ sung các thông tin thiếu, chưa đầy đủ, sắp xếp lại và tổng hợp phân loại thành từng nhóm, từ đó tính tốn các chỉ tiêu thống kê mơ tả đặc trưng của từng nhóm.

+ Tổng hợp và xử lý thông tin: tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phântích.

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm trợ giúp khác để tổng hợp tính tốn các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trungbình.

2.2.4. Phương pháp phân tích thơng tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thông kê, mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp này để mơ tả lại tồn bộ sự vật, hiện tượng trên cơ sở các số liệu đã được tính tốn. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng số liệu bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu để phân tích từng chỉ tiêu nghiên cứu.

Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra hiện trạng về nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê và dãy số biến động thời gian phản ánh kết quả thực hiện về nguồn nhân lực theo thời gian; Các số trung bình, phần trăm phân tích cho phép phân tích quy mơ, cơ cấu của nguồn nhân lực điều tra cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

2.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích kết quả, đối chiếu, so sánh mức độ đạt được các mặt về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Sự so sánh được thể hiện theo thời gian và

không gian về kết quả đạt được trong quản lý nguồn nhân lực, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, những tồn tại hạn chế trong xây dựng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)