Chất lượng nguồn nhânlực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 69 - 75)

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng pháttriển nguồn nhânlực huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai

3.2.3. Chất lượng nguồn nhânlực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3.2.3.1. Trình độ văn hóa

Trình độ học vấn nguồn nhân lực của huyện ngày càng được nâng cao, giảm ở các bậc học thấp và tăng ở bậc học cao. Tỷ lệ nguồn nhân lực chưa biết đọc, biết viết trong lực lượng lao động trong tuổi của huyện giảm từ 9,08% năm 2016 xuống còn 7,93% năm 2019. Trong đó, chủ yếu ở khu vực nông thôn, chiếm đến 95,67% lao động chưa biết đọc, biết viết. Lao động trong độ tuổi chưa tốt nghiệp tiểu học giảm xuống, từ 6.234 người chưa tốt nghiệp năm 2016 xuống còn 5.139người chưa tốt nghiệp năm2019.

Lực lượng lao động tốt nghiệp tiểu học trong giai đoạn 2016-2019tăng về số lượng. Tỷ lệ nguồn nhân lực tốt nghiệp THCS cũng có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2016, huyện Bát Xát có 11.056 lao động tốt nghiệp THCS; đến năm 2019 số lượng lao động tốt nghiệp THCS tăng lên 14.725 người, tăng 7,58% so với năm 2018.Lao động của tỉnh có trình độ học vấn từ tốt nghiệp

THPT ngày càng tăng, năm 2013 có 7.398 người tốt nghiệp THPT; và đến năm 2019 tăng lên 10.669 người; tăng 7,47% so với năm 2018.

Tuy nguồn nhân lực của tỉnh Lào Cai nói chung và của huyện Bát Xát nói riêng cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, có trình độ chun mơn đào tạo phù hợp cơng việc đảm trách, có ý thực tổ chức kỷ luật, có phẩm chất tốt, kỹ năng làm việc nhưng chất lượng đội ngũ người lao động tại các xã cịn chưa đồng đều, trình độ đào tạo ở một số chun ngành cịn hạn chế. Ngồi ra, do yêu cầu tinh gọn bộ máy, cắt giảm biên chế theo lộ trình và tăng đầu mối, khối lượng cơng việc nên việc cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng rất khó khăn. Các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao từ Trung ương cịn hạn chế, số lượng cán bộ, cơng chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi rất ít.

Bảng 3.7. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân (%) Chưa biết chữ 14.567 13.245 12.121 11.160 91,50 Chưa tốt nghiệp tiểu học 6.234 6.123 5.926 5.139 93,76 Tốt nghiệp tiểu học 8.235 8.854 10.430 12.023 113,44 Tốt nghiệp THCS 11.056 12.568 13.687 14.725 110,02 Tốt nghiệp THPT 7.398 8.964 9.927 10.669 112,98

(Nguồn: Cục thống kê huyện Bát Xát, 2020)

Nhìn chung, lực lượng lao động trong độ tuổi của huyện có trình độ học vấn ngày càng tăng lên, nhất là trình độ từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên. Tuy nhiên, trong từng nhóm tuổi cũng cần phải tăng cường đào tạo nâng cao

trình độ tay nghề, chuyên mơn kỹ thuật cho lao động ở những nhóm tuổi khá lớn.

3.2.3.2. Trình độ chun mơn kỹ thuật

a. Trình độ chun mơn của người lao động

Nhờ công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng nên trình độ chun mơn người lao động tại huyện Bát Xát có nhiều thay đổi. Mặc dù số lượng lao động chưa qua đào tạo và CNKT khơng bằng có xu hướng tăng nhưng số lượng lao động được qua đào tạo các cấp cũng tăng lên đáng kể. Số lượng lao động qua đào tạo dưới 3 tháng của huyện năm 2016 là 3.598 người, số lượng lao động đến năm 2019 qua đào tạo dưới 3 tháng là 3.960 người, tăng 1,64% so với năm 2019.

Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh đã quan tâm công tác tạo việc làm cho người lao động. Các nguồn lực, các chương trình, dự án để giải quyết việc làm được tập trung huy động và lồng ghép cùng Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động; mỗi năm, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho 2500 người lao động (giải đoạn 2011-2018 là 22.542 người). Ngồi ra, số lượng lao động có trình độ bằng nghề dài hạn, trung cấp và cao đẳng nghề ngày càng tăng. Đặc biệt là lao động có trình độ Đại học và trên Đại học được cải thiện đáng kể. Từ năm 2016 đến năm 2019, số lượng lao động có trình độ tăng 75 người, từ 100 lên 175 người có trình độ trên đại học.

Trong cơ cấu nhân lực theo ngành nghề, theo kết quả điều tra dân số, tổng dân số trong độ tuổi lao động thì lao động giản đơn cịn chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm tỷ lệ 44,1%). Lao động có trình độ tay nghề cao có xu hướng tăng do thời gian gần đây huyện đã có các chương trình đào tạo đối với lao động trong nơng nghiệp - nơng thơn.

Bảng 3.8. Trình độ chun mơn kỹ thuật nguồn nhân lực huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển bình quân (%)

Chưa qua đào tạo 33.128 34.333 34.604 34.959 101,81 CNKT không bằng 1.789 1.814 1.834 1.999 103,77 Đào tạo dưới 3 tháng 3.598 3.619 3.896 3.960 103,25

Sơ cấp nghề 1.896 1.904 1.967 2.110 103,63

Bằng nghề dài hạn 218 239 245 264 106,59

Trung cấp nghề 768 787 806 830 102,62

Cao đẳng nghề 257 263 289 325 108,14

Trung cấp chuyên nghiệp 1.393 1.435 1.491 1.529 103,15

Cao đẳng 919 941 984 1.042 104,28

Đại học 1.318 1.351 1.375 1.436 102,90

Trên Đại học 100 143 152 175 120,51

(Nguồn: Cục thống kê huyện Bát Xát, 2020)

b. Trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức, viên chức

Trình độ cán bộ, cơng chức, viên chức từng bước được nâng lên cả về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước và trình độ chun mơn nghiệp vụ. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu tiêu chuẩn ngạch, chức danh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được đẩy mạnh. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngày càng thiết thực theo hướng có trọng tâm, theo vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn trong tỉnh, huyện cũng quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức đi tập huấn, đào tạo ở các địa phương phát triển như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang,…. Công tác quy hoạch và tổ chức đào tạo xây dựng đội

ngũ chuyên gia đầu ngành về quản lý nhà nước trên các lĩnh vực luôn được lãnh đạo huyện quan tâm đầutư.

Trong thời gian qua, nhờ thực hiện chính sách đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ, cơng chức trình độ sau đại học nên tỷ lệ cán bộ, cơng chức có trình độ sau đại học năm 2019 chiếm tỷ lệ 2,3% . Cán bộ, cơng chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 58,6% so với tổng số.

Viên chức là lực lượng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số CBCCVC của huyện (chiếm tỷ lệ 92,2% so tổng số CBCCVC toàn tỉnh). Tuy nhiên, ở đối tượng này, trình độ đại học chỉ chiếm tỷ lệ 25,89% (so với CBCC là 38,5%), trong khi đó số viên chức có trình độ dưới đại học (từ cao đẳng trở xuống) lại chiếm tỷ lệ lớn (51,78%), đa số thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế. Cơ cấu nhân lực theo cơ cấu ngành nghề của viên chức, chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục (tỷ trọng 56,6%), y tế (16,8%), văn hóa - thể thao…

3.2.3.3. Về thể lực nguồn nhân lực

Trong những năm qua, Ngành Y tế đã triển khai thực hiện cơng tác của ngành khá tồn diện; củng cố và hồn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Cơng tác chữa bệnh, mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến xã được đầu tư xây mới, mở rộng, nâng cấp, sửa chữa. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh,không để dịch bệnh lớn xảy ra. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 34,7% năm 2016 giảm xuống còn 22,10% năm 2019; tỷ lệ miễn dịch cơ bản trẻ em dưới 1 tuổi đều đạt trên 95%.

Tại huyện Bát Xát, số cơ sở y tế bao gồm 29 cơ sở, trong đó có 1 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa và 23 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp. Số giường bệnh giảm từ 270 giường năm 2016 xuống còn 260 giường năm 2019; số giường bệnh giảm do số lượng giường bệnh tại các trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp giảm; có 23/23 xã và thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, đạt 100%.

Bảng 3.9. Số cơ sở y tế và giường bệnh tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số cơ sở y tế (Cơ sở) 29 29 29 29

Bệnh viện 1 1 1 1

Phòng khám đa khoa khu

vực 5 5 5 5

Trạm y tế xã, phường, cơ

quan, xí nghiệp 23 23 23 23

Số giường bệnh (Giường) 270 270 275 260

Bệnh viện 90 90 90 90

Phòng khám đa khoa khu

vực 50 50 55 55

Trạm y tế xã, phường, cơ

quan, xí nghiệp 130 130 130 115

(Nguồn: Cục thống kê huyện Bát Xát, 2020)

Năm 2016, huyện Bát Xát có 271 cán bộ, viên chức y tế, trong đó bác sĩ chiếm tỷ lệ 15,13%, y sĩ chiếm 34,69%. Năm 2019, số cán bộ ngành Y là 298 người; số bác sĩ tăng lên chiếm 17,28%. Số nhân lực ngành dược lại có xu hướng giảm xuống từ 39 người năm 2016 xuống cịn 33 người năm 2019. Trong đó dược sĩ năm 2016 chiếm 5,13 % và dược sĩ cao đẳng, trung cấp chiếm 94,87%. Năm 2019, số dược sĩ trên địa bàn huyện tăng lên 6 người chiếm 18,18%; trong khi đó dược sĩ cao đẳng, trung cấp giảm xuống cịn 27 người, chiếm 81,82%.

Tình trạng thể lực của nguồn nhân lực huyện Bát Xát nói riêng, ở các vùng dân tộc và miền núi nước ta nói chung đã và đang được cải thiện theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, do các điều kiện kinh tế, đời sống và các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục khơng ngừng được tăng cường. Song khi xem xét ở một số khía cạnh cho thấy: huyện Bát Xát có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao so với cả nước; tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ sinh sống) cũng ở mức cao so với toàn vùng Tây Bắc. Tuổi thọ, thể lực của nguồn

nhân lực huyện Bát Xát còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 3.10. Nhân lực ngành y tế cấp huyện quản lý tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

ĐVT: Người

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số nhân lực ngành Y 271 100,00 298 100,00 252 100,00 272 100,00 Bác sĩ 41 15,13 56 18,79 37 14,68 47 17,28 Y sĩ 94 34,69 106 35,57 80 31,75 85 31,25 Điều dưỡng 84 31,00 85 28,52 86 34,13 89 32,72 Hộ sinh 45 16,61 44 14,77 42 16,67 42 15,44 Kỹ thuật viên Y 7 2,58 7 2,35 7 2,78 9 3,31 Số nhân lực ngành dược 39 100,00 33 100,00 35 100,00 33 100,00 Dược sĩ 2 5,13 13 39,39 3 8,57 6 18,18 Dược sĩ cao đẳng, trung cấp 37 94,87 21 60,61 32 91,43 27 81,82

(Nguồn: Cục thống kê huyện Bát Xát, 2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển nguồn nhân lực tại huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)